Cách Tính Lương Công Chức Viên Chức? Hệ Số Lương 2.34 Là Bao ...

Cán bộ, công chức, viên chức là những người làm việc tại các cơ quan đơn vị nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước hoặc hưởng lương từ các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó nguyên tắc và cách tính lương chi trả hàng tháng cho công chức, viên chức được xác định theo cách tính do luật quy định chứ không căn cứ vào thỏa thuận giữa người sử dụng và người lao động như đối với các doanh nghiệp, công ty ngoài.

Các khái niệm có liên quan:

– Công chức: khái niệm công chức được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2019 cụ thể như sau:

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

– Viên chức: Khái niệm viên chức được quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 sửa đổi bổ sung năm 2019 theo đó viên chức được xác định là công dân Việt Nam được đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc và được hưởng lương từ quỹ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đó.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Cách tính lương của công chức, viên chức:
  • 2 2. Điều kiện thi chuyển ngạch nâng hệ số lương:

1. Cách tính lương của công chức, viên chức:

Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và công nhân viên quốc phòng thì tiền lương của công chức và viên chức được tính bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số lương hiện hưởng.

– Mức lương cơ sở:

Hiện nay theo quy định tại Nghị quyết 86/2019/QH14 quy định về mức lương cơ sở của công chức, viên chức là 1.600.000 đồng áp dụng từ ngày 01/7/2020.

– Hệ số lương hiện hưởng:

Hệ số lương của công chức và viên chức được xác định theo cách xếp loại công chức, viên chức dựa trên các bảng hệ số lương được quy định trong phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

+ Hệ số lương của công chức được xác định dựa trên cách xếp loại nhóm ngạch công chức, bao gồm:

Công chức loại C gồm ba nhóm:

Nhóm C1: thủ quỹ kho bạc, ngân hàng; nhân viên hải quan, kiểm ngân viên, kiểm lâm viên sơ cấp; thủ kho bảo quản nhóm I, II; bảo vệ, tuần tra công tác;

Nhóm C2: nhân viên thuế và thủ quỹ cơ quan, đơn vị;

Nhóm C3: kế toán viên sơ cấp:

Công chức loại B: cán sự, kiểm lâm viên, kế toán viên trung cấp, kiểm thu viên thuế, kỹ thuật viên kiểm dịch động – thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm tra viên trung cấp hải quan, kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản, kiểm soát viên trung cấp thị trường, thủ kho ngân hàng;

Công chức loại A0: là các ngạch công chức nêu trên nhưng trình độ chuyên môn đào tạo là cao đẳng;

Công chức loại A1 bao gồm chuyên viên, công chứng viên, thanh tra viên, kế toán viên, kiểm toán viên, thẩm kế viên, chấp hành viên cấp huyện, kiểm soát viên thuế, kiểm soát viên ngân hàng, kiểm tra viên hải quan, kiểm soát viên đê điều, kiểm soát viên thị trường, kiểm dịch viên động – thực vật, kiểm lâm viên chính;

Công chức loại A2 bao gồm nhóm 1 ký hiệu là A2.1 bao gồm (kiểm soát viên chính thị trường, kiểm toán viên chính, chuyên viên chính, chấp hành viên cấp tỉnh, thanh tra viên chính, kiểm soát viên chính thuế, kiểm soát viên chính hải quan, kiểm soát viên chính ngân hàng, kiểm soát viên chính thị trường) và nhóm 2 ký hiệu A2.2 (bao gồm: kế toán viên chính, kiểm dịch viên chính động – thực vật; kiểm soát viên chính đê điều);

Công chức loại A3 bao gồm nhóm 1 ký hiệu là A3.1 (bao gồm chuyên viên, thanh tra viên, kiểm toán viên, thẩm kế viên cao cấp; kiểm soát viên cao cấp thuế; kiểm soát viên cao cấp ngân hàng; kiểm tra viên cao cấp hải quan; kiểm soát viên cao cấp thị trường) và nhóm 2 ký hiệu là A3.2 (bao gồm kiểm dịch viên cao cấp động – thực vật và kế toán viên cao cấp);

+ Hệ số lương của viên chức:

Tương tự như đối với công chức, cách xác định hệ số lương của viên chức được xác định dựa trên phân loại ngạch viên chức, cụ thể như sau:

Viên chức loại C bao gồm:

Nhóm C1: Y tá, nữ hộ sinh, quan trắc viên sơ cấp, kỹ thuật viên y, kỹ thuật viên dược, hộ lý, y tá;

Nhóm C2: Nhân viên nhà xác;

Nhóm C3: Ngạch Y công;

Dieu-kien-xet-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Viên chức loại B bao gồm: y sĩ; y tá chính; lưu trữ viên trung cấp; kỹ thuật viên; kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật, dự báo bảo vệ thực vật, giám định thuốc bảo vệ thực vật – thú ý, kiểm nghiệm giống cây trồng; quan trắc viên; giáo viên tiểu học; giáo viên mầm non; nữ hộ sinh chính; kỹ thuật viên chính y, chính dược; dược sỹ trung cấp; dựng phim viên; diễn viên hạng III; họa sỹ trung cấp; kỹ thuật viên bảo vệ, bảo tàng; thư viện viên trung cấp; tuyên truyền viên; hướng dẫn viên văn hóa – thông tin, thể dục thể thao.

Viên chức A0: phát thanh viên và giáo viên trung học cơ sở:

Viên chức A1: Lưu trữ, nghiên cứu, định chuẩn, giám định, dự báo, quay phim, bảo tàng, thư viện, thư mục, âm thanh, phương pháp viên; chẩn đoán viên bệnh động vật; dự báo viên bảo vệ thực vật; kiểm nghiệm viên giống cây trồng; giám định viên thuốc bảo vệ thực vật-thú y; kiến trúc sư; kỹ sư; giảng viên; bác sỹ; y tá, nữ hộ sinh cao cấp; kỹ thuật viên cao cấp y; dược sỹ; họa sỹ; đạo diễn; biên tập – biên kịch- biên dịch viên; phóng viên – bình luận viên; tuyên truyền viên, hướng dẫn viên chính; quay phim viên; dựng phim viên chính; giao viên trung học; quan trắc viên chính.

Viên chức A2 bao gồm hai nhóm:

Nhóm 1 A2.1 bao gồm: Kỹ sư, kiến trúc sư, nghiên cứu viên, định chuẩn, dự báo, giám định, bác sĩ, dược sĩ, đọa diễn, họa sĩ, huấn luyện viên, Phó giáo sư – giảng viên, phóng viên – bình luận viên, biên tập – biên kịch – biên dịch viên chính;

Nhóm 2 A2.2 bao gồm: lưu trữ viên, phát thanh viên, quay phim viên, bảo tàng viên, thư viện viên, thư mục viên, âm thanh viên, phương pháp viên chính; chẩn đoán viên chính bệnh động vật; giám định viên chính thuốc bảo vệ thực vật- thú y; dự báo viên chính bảo vệ thực vật; kiểm nghiệm viên chính giống cây trồng; giao viên trung học cao cấp; diễn viên hạng II;

Viên chức A3 bao gồm hai nhóm:

Nhóm 1 A3.1 bao gồm: kỹ sư, kiến trúc sư, nghiên cứu viên, dự báo viên, định chuẩn viên, giám định viên, dược sĩ, bác sĩ, giáo sư – giảng viên, họa sĩ, huấn luyện viên, đạo diễn cao cấp; biên tập – biên kịch – biên dịch viên cao cấp; phóng viên- bình luận viên cao cấp;

Nhóm 2 A3.2 bao gồm: lưu trữ viên, phát thanh viên, quay phim viên, bảo tàng viên, âm thanh viên, thư mục viên, thư viện viên, bảo tàng viên, quay phim viên, phương pháp viên cao cấp; kiểm nghiệm viên cao cấp giống cây trồng; giám định viên cao cấp thuốc bảo vệ thực vật -thú y; dự báo viên cao cấp bảo vệ thực vật; chẩn đoán viên cao cấp bệnh động vật;

– Bậc lương:

Các chức danh nghề nghiệp, ngạch công chức, viên chức sẽ có những hệ số lương khác nhau đồng thời cùng một chức danh nghề nghiệp nhưng bậc lương khác nhau thì hệ số lương cũng thay đổi.

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP hiện nay có từ 1 đến 12 bậc lương theo đó áp dụng hệ số lương ngày càng tăng.

Ví dụ viên chức A3 nhóm 1, bậc 1 hệ số lương là 6.20 nhưng bậc 2 có hệ số lương là 6.56.

– Phụ cấp:

Các khoản phụ cấp luật định bao gồm: Phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt phụ cấp lưu động; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên, ưu đãi, trách nhiệm theo nghề và phụ cấp trách nhiệm công việc.

Thứ ba, cách tính lương cụ thể:

Ví dụ công chức A1 trình độ đại học bậc 1 có hệ số lương là 2.34. Vậy số lương của công chức Nguyễn Văn Nam trong trường hợp này được tính như sau: 2.34 x 1.600.000 = 3.744.000 đồng.

2. Điều kiện thi chuyển ngạch nâng hệ số lương:

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Mong luật sư trả lời giúp tôi trường hợp sau: tôi học trung cấp chuyên ngành hành chính văn phòng tốt nghiệp năm 2005. Tôi xin vào trường cao đẳng nghề làm văn thư. Năm 2010 trường tạo điều kiện cho đi học lớp đại học luật hệ vừa học vừa làm. Hiện nay có đợt thi viên chức, tôi đăng kí thi chuyển ngạch từ trung cấp lên đại học được không. Tôi được hưởng lương theo hệ trung cấp khởi điểm là 1.86 chứ không hưởng lương theo ngạch văn thư. Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét hạng chức danh nghề nghiệp như sau:

Điều 32. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

1. Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;

c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;

Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định này thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;

d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.

Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.

Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

2. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.

Như vậy, trong trường hợp này, nếu bạn đủ điều kiện nêu trên thì bạn có thể dự thi để thăng hạng chức danh nghề nghiệp của bạn.  

dieu-chinh-tien-luong-doi-voi-nguoi-co-he-so-luong-duoi-2,34

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Từ khóa » Hệ Số Lương 2.34 Là Bao Nhiêu Tiền