Cách Tính Lương Mới Cho Giáo Viên Các Cấp (cập Nhật Năm 2021)
Có thể bạn quan tâm
Năm 2021, dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều hoạt động bị đình trệ, chậm trễ. Người dân gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, cũng như thực hiện các thủ tục hành chính, hộ tịch như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai sinh… Bên cạnh đó, trước sự tác động của dịch bệnh đến kinh tế, vấn đề lương cơ sở cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn. Đặc biệt là khi Quốc hội đã ra quyết định không tăng mức lương cơ sở; thứ đáng ra sẽ tăng hàng năm. Giáo dục cũng gặp nhiều ảnh hưởng. Vậy cách tính lương mới cho giáo viên các cấp có sự thay đổi gì trong năm 2021 không? Luật sư X nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư, hiện tại tôi đang có thắc mắc sau. Tôi là giáo viên tiểu học tại một trường công lập địa phương. Năm nay việc dạy thêm ngoài nhà trường của tôi không được thuận lợi do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tôi chỉ có thể trông chờ vào đồng lương ít ỏi của trường. Không biết cách tính lương năm nay cho giáo viên như thế nào, có gì ưu đãi cho giáo viên không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Quy định chung về hệ số lương
Hệ số lương là cơ sở (trực tiếp hoặc gián tiếp) để trả lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, tính tiền lương làm thêm giờ, ngừng việc, nghỉ phép… cho người lao động trong khu vực nhà nước. Trong các đơn vị kinh doanh, người sử dụng lao động có thể xây dựng, điều chỉnh hệ số lương phù hợp với yêu cầu của đơn vị và theo quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích cho người lao động.
Nhà nước xây dựng hệ số lương dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó có mức độ tiêu hao sức lao động của các công việc cụ thể; mối liên quan giữa chúng đến mức tiền lương; sự cân đối mức lương giữa các công việc. Do đó, mỗi một ngành nghề cụ thể sẽ có một hệ số lương riêng. Và ngay trong chính nghề giáo viên, với sự phân cấp giáo viên từ mầm non đến THPT, hệ số lương của mỗi bậc học cũng có sự khác biệt.
Cách tính lương mới cho giáo viên các cấp
Cách tính lương theo hệ số lương
Theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ, cách tính lương mới cho giáo viên các cấp sử dụng cách tính lương theo hệ số; được áp dụng thống nhất theo quy định về thang lương – bảng lương. Công thức chung như sau:
Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Mức lương cơ sở là gì?
Theo Khoản 1, Điều 3 của Nghị định 72/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/08/2018, lương cơ sở được hiểu là mức căn cứ để:
- Tính toàn bộ các khoản liên quan đến lương và phụ cấp trong bảng lương, áp dụng với những đối tượng theo quy định của Nghị định.
- Tính toán các loại chi phí phát sinh để phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt.
- Tính các khoản trích nộp của doanh nghiệp để chi trả hoặc thực hiện nghĩa vụ, tính các chế độ của người lao động được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp.
Vào ngày 12/11/2020, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; trong đó nêu rõ nêu rõ trong năm 2021 chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở.
Như vậy, chính thức mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng
Theo đó, mức lương cơ sở năm 2021 đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 1.490.000 đồng/tháng căn cứ theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Hệ số lương của giáo viên năm 2021
Mới đây, Bộ GD&ĐT đã ban hành 4 Thông tư quy định về bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy gồm: Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Mầm non; Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Tiểu học; Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Trung học cơ sở; Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định cách xếp lương đối với viên chức là giáo viên Trung học phổ thông công lập.
Theo 4 Thông tư nêu trên, lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông được xếp theo các hạng từ hạng I đến hạng III. Cụ thể như sau:
Hệ số lương giáo viên mầm non bao gồm:
- Giáo viên mầm non hạng III – Mã số V.07.02.26 có hệ số lương từ 2.1 đến 4.89;
- Giáo viên mầm non hạng II – Mã số V.07.02.25 có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;
- Giáo viên mầm non hạng I – Mã số V.07.02.24 có hệ số lương từ 4.0 đến 6.38.
Hệ số lương giáo viên tiểu học bao gồm:
- Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số V.07.03.29 có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;
- Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số V.07.03.28 có hệ số lương từ 4.0 đến 6.38;
- Giáo viên tiểu học hạng I – Mã số V.07.03.27 có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78.
Hệ số lương giáo viên trung học cơ sở bao gồm:
- Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số V.07.04.32 có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;
- Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số V.07.04.31 có hệ số lương từ 4.0 đến 6.38.
- Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số V.07.04.30 có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78.
Hệ số lương giáo viên trung học phổ thông bao gồm:
- Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số V.07.05.15 có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98;
- Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số V.07.05.14 có hệ số lương từ 4.0 đến 6.38;
- Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số V.07.05.13 có hệ số lương từ 4.4 đến 6.78.
Bảng lương giáo viên năm 2021
Bảng lương giáo viên mầm non 2021:
STT | Nhóm ngạch | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 | Bậc 10 |
1 | Giáo viên mầm non hạng III | ||||||||||
Hệ số | 2.1 | 2.41 | 2.72 | 3.03 | 3.34 | 3.65 | 3.96 | 4.27 | 4.58 | 4.89 | |
Lương | 3.129 | 3.591 | 4.053 | 4.515 | 4.977 | 5.439 | 5.900 | 6.362 | 6.824 | 7.286 | |
2 | Giáo viên mầm non hạng II | ||||||||||
Hệ số | 2.34 | 2.67 | 3 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 | ||
Lương | 3.487 | 3.978 | 4.470 | 4.962 | 5.453 | 5.945 | 6.437 | 6.929 | 7.420 | ||
3 | Giáo viên mầm non hạng I | ||||||||||
Hệ số | 4 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.7 | 6.04 | 6.38 | |||
Lương | 5.960 | 6.467 | 6.973 | 7.480 | 7.986 | 8.493 | 9.000 | 9.506 |
Bảng lương giáo viên tiểu học 2021
STT | Nhóm ngạch | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 |
1 | Giáo viên tiểu học hạng III | |||||||||
Hệ số | 2.34 | 2.67 | 3.00 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 | |
Lương | 3.487 | 3.978 | 4.470 | 4.962 | 5.453 | 5.945 | 6.437 | 6.929 | 7.420 | |
2 | Giáo viên tiểu học hạng II | |||||||||
Hệ số | 4.00 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.70 | 6.04 | 6.38 | ||
Lương | 5.960 | 6.467 | 6.973 | 7.480 | 7.986 | 8.493 | 9.000 | 9.506 | ||
3 | Giáo viên tiểu học hạng I | |||||||||
Hệ số | 4.40 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.10 | 6.44 | 6.78 | ||
Lương | 6.556 | 7.063 | 7.569 | 8.076 | 8.582 | 9.089 | 9.596 | 10.102 |
Bảng lương giáo viên THCS 2021
STT | Nhóm ngạch | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 |
1 | Giáo viên THCS hạng I | |||||||||
Hệ số | 4.40 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.10 | 6.44 | 6.78 | ||
Lương | 6.556 | 7.063 | 7.569 | 8.076 | 8.582 | 9.089 | 9.596 | 10.102 | ||
2 | Giáo viên THCS hạng II | |||||||||
Hệ số | 4.00 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.70 | 6.04 | 6.38 | ||
Lương | 5.960 | 6.467 | 6.973 | 7.480 | 7.986 | 8.493 | 9.000 | 9.506 | ||
3 | Giáo viên THCS hạng III | |||||||||
Hệ số | 2.34 | 2.67 | 3.00 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 | |
Lương | 3.487 | 3.978 | 4.470 | 4.962 | 5.453 | 5.945 | 6.437 | 6.929 | 7.420 |
Bảng lương giáo viên THPT 2021
1 | Giáo viên THPT hạng I | ||||||||
Hệ số | 4.40 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.10 | 6.44 | 6.78 | |
Lương | 6.556 | 7.0626 | 7.5692 | 8.0758 | 8.5824 | 9.089 | 9.5956 | 10.1022 | |
2 | Giáo viên THPT hạng II | ||||||||
Hệ số | 4.00 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.70 | 6.04 | 6.38 | |
Lương | 5.960 | 6.467 | 6.973 | 7.480 | 7.986 | 8.493 | 9.000 | 9.506 | |
3 | Giáo viên THPT hạng III | ||||||||
Hệ số | 2.34 | 2.67 | 3.00 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 |
Lương | 3.4866 | 3.9783 | 4.47 | 4.9617 | 5.4534 | 5.9451 | 6.4368 | 6.9285 | 7.4202 |
Tính lương giáo viên khi chuyển hạng thế nào?
Bảng trên hướng dẫn cách xếp lương giáo viên khi được bổ nhiệm vào các hạng tương đương. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, thông thường các giáo viên sẽ có sự thay đổi hantuy nhiên, cách quy đổi lương từ hệ số lương cũ sang hệ số lương mới được quy định tại khoản 2 Điều 8 của 04 Thông tư 01, 02, 03, 04 nêu trên như sau:
Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật.
Theo đó, khoản 1 mục II Thông tư 02/2007 quy định cụ thể như sau:
a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. […]
b. Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
c. Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Theo quy định này, việc xếp lương giáo viên được quy định như sau:
– Trường hợp chưa đủ điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ: Căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở hạng cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới.
Ví dụ: Bà A là giáo viên tiểu học hạng II mã số V.07.03.07, chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, đang hưởng lương bậc 6 với hệ số lương là 3,99 khi đáp ứng đầy đủ điều kiện để được bổ nhiệm sang hạng II mã số V.07.03.28 thì sẽ được hưởng lương với hệ số bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới là bậc 1 hệ số 4,0.
– Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng cũ: Căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới.
Ví dụ: Bà Trần Thị A đang hưởng 6% phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng II mã số V.07.03.08 giáo viên tiểu học. Khi đó, bà A đang hưởng hệ số lương 4,98 ở bậc 9.
Tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ của bà A được tính như sau: 4,98 + (4,98*6%) = 5,28.
Bà A đạt đủ tiêu chuẩn và được bổ nhiệm vào hạng II mã số V.07.03.28 thì bà A được căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung 5,28 này để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới là 5,36 ở bậc 5 hạng II mã số V.07.03.28.
– Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong hạng mới: Xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong hạng mới và hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ.
Ví dụ: Bà Trần Thị A đang hưởng 15% phụ cấp thâm niên vượt khung ở hạng III mã số V.07.03.08 giáo viên tiểu học. Khi đó, bà A đang hưởng hệ số lương 4,89 ở bậc 10.
Tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ của bà A được tính như sau: 4,89 + (4,89*15%) = 5,62.
Khi đó, tổng hệ số này lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng của hạng III mới mã số V.07.03.28 (hệ số cuối cùng của hạng III mới là 4,98) nên bà A xếp lương ở bậc cuối cùng trong hạng III mới là 4,98 và hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,64.
Câu hỏi thường gặp
Lương cơ sở năm 2021 không thay đổi có tác động gì đến thu nhập của người lao động không?Lương cơ sở năm 2021 được giữ nguyên bằng với mức lương cơ sở năm 2020 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cơ bản của các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; tiền trợ cấp thai sản 1 lần của lao động nữ sinh con và lao động nam có vợ sinh con,..
Lương cơ sở năm 2021 không tăng thì có tăng hay giảm mức đóng bảo hiểm xã hội không?Câu trả lời là không. Mức đóng bảo hiểm y tế theo diện hộ gia đình năm 2021 sẽ không tăng theo lịch trình như hàng năm mà vẫn được giữ nguyên. Một số đối tượng được hưởng lợi là người lao động tự do, thu nhập không căn cứ theo mức lương cơ sở.
Tại sao bảng lương năm 2021 lại giống hoàn toàn bảng lương năm 2019?Do Chính phủ đã quyết định dừng tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng từ 1/7/2020. Chính vì vậy bảng lương của giáo viên 2020 sẽ vẫn áp dụng mức lương cơ sở cũ là 1,49 triệu đồng cho đến khi có quyết định mới về mức lương cơ sở. Như vậy là với bảng lương giáo viên dưới đây vẫn sử dụng bảng lương giai đoạn 1/7/2019.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Cách tính lương mới cho giáo viên các cấp. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833 102 102
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Cách Xếp Hệ Số Lương
-
Bảng Xếp Hệ Số Lương - Tuyển Dụng
-
Quy định Về Xếp Lương Giáo Viên Sau Thăng Hạng
-
Hướng Dẫn Xếp Hệ Số Lương Công Chức Ngành Kế Toán Từ 18/7/2022 ...
-
Phụ Lục Bảng Lương Bậc Lương Cán Bộ Công Chức, Viên Chức Mới Nhất
-
Hệ Số Lương Là Gì? Cách Tính Mức Lương Theo Hệ Số Mới Nhất 2022
-
Cách Tính Lương Giáo Viên Khi Chuyển Hạng Từ 20/3/2021
-
Cách Tính Hệ Số Lương Và Giữ Hạng Giáo Viên Trung Học Cơ Sở Theo ...
-
Giáo Viên Sẽ được Xếp Lương Như Thế Nào Sau Khi Thăng Hạng?
-
Viên Chức được Hưởng Lương Như Thế Nào Khi Chuyển Từ Bằng Trung ...
-
Hướng Dẫn Chuyển Xếp Lương Với Giáo Viên Bổ Nhiệm Lại Hạng Mới
-
Nguyên Tắc Bổ Nhiệm Và Cách Xếp Lương Mới Với Giáo Viên Tiểu Học
-
Cách Tính Hệ Số Lương Giáo Viên Tiểu Học Hạng II
-
Giáo Viên Chuyển Hạng được Xếp Lương Như Thế Nào? - Luật Dân Việt