Cách Tính Lương, Phụ Cấp Cho Giáo Viên Hợp đồng Theo Quy định Mới

Lương của giáo viên hợp đồng có sự chênh lệch và khác biệt so với lương giáo viên biên chế. Vậy tính lương cho giáo viên hợp đồng như thế nào? Giáo viên hợp đồng liệu có được hưởng phụ cấp? Mức phụ cấp sẽ được tính như thế nào?

Câu hỏi trên sẽ được Luật sư X giải đáp trong bài viết dưới đây!

Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động 2019;

Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức năm 2019;

Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2020;

Nghị định 161/2018/NĐ-CP;

Thông tư số 08/2013/TT-BNV;

Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC.

Giáo viên hợp đồng là gì?

Giáo viên hợp đồng được hiểu là giáo viên chưa được tuyển dụng chính thức. Các trường học khi thiếu giáo viên chưa tuyển được chính thức sẽ tiến hành tuyển dụng nhân viên hợp đồng.

Như vậy, Giáo viên hợp đồng không phải là viên chức. Do đó, việc tính lương hay phụ cấp cho giáo viên hợp đồng có sự khác biệt nhất định .

Giáo viên biên chế là gì?

Thuật ngữ “giáo viên biên chế” không được quy định trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, về cơ bản giáo viên biên chế được hiểu là những giáo viên được ký hợp đồng làm việc “vĩnh viễn” với nhà trường, có sự ổn định.Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2020, sẽ không còn chế độ “biên chế” nữa. Các giáo viên sẽ ký hợp đồng làm việc thời hạn từ 12-60 tháng. Ngoại lệ, các đối tượng sau thì vẫn được hưởng chế độ này:• Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;• Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức• Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Những quy định của luật về giáo viên hợp đồng

Giáo viên hợp đồng là đối tượng đã xuất cùng với sự ra đời của luật giáo dục . Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về những đối đối tượng này. Cụ thể:

Những trường hợp không được ký HĐLĐ

Khoản 3 điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định không được ký hợp đồng lao động với các đối tượng sau:

Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên.

Điều 3: Các công việc không thực hiện ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, đối với chức danh “giáo viên”, các nhà trường không được ký hợp đồng lao động.

Trường hợp ngoại lệ

Nghị quyết 102/NQ-CP cho phép ký hợp đồng lao động với chức danh giáo viên trong trường hợp sau:

Chính phủ cho phép các trường công lập được ký hợp đồng lao động (dưới 12 tháng) đối với các vị trí việc làm là giáo viên trong phạm vi số lượng biên chế viên chức được cấp có thẩm quyền giao và theo định mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để kịp thời thay cho số giáo viên nghỉ thai sản và nghỉ hưu theo chế độ (chưa kịp tuyển dụng thay thế) và để bố trí giáo viên dạy buổi thứ 02 trong ngày (đối với những cơ sở giáo dục dạy 02 buổi/ngày).

Nghị quyết về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế.

Có thể thấy, với những trường hợp nêu trên thì các trường công lập được ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng với giáo viên.

Về lương của giáo viên hợp đồng

Giáo viên biên chế và giáo viên hợp đồng có chức năng giống nhau đều thực hiện công tác giảng dạy; sinh hoạt chuyên môn, chịu trách nhiệm giảng dạy đảm bảo chất lượng…nhưng chế độ lương khác nhau. Dưới đây là mức lương và cách tính dành cho giáo viên hợp đồng.

Cách tính lương của giáo viên hợp đồng

Cách Tính Lương Giáo Viên Dạy Hợp Đồng Cụ Thể Được Xác Định Như Sau:

Cách tính lương = Lương cơ bản x Hệ số lương x % Phụ cấp (nếu có) – Các khoản phí khác (phí Bảo Hiểm và phí công đoàn).

Hoặc mức lương thoả thuận trong hơp đồng.

Bên cạnh đó, còn áp dụng theo những quy định do Bộ GDĐT đề ra. Tùy từng quy chế từng trường học sẽ có cách tính cụ thể khi có nhu cầu tuyển dụng.

Về nâng bậc lương

Theo khoản 1, Điều 1 của Thông tư số 08/2013/TT-BNV hướng dẫn chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời gian đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:

  • Đối tượng xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ; hoạt động do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định việc làm tại các dự án, các cơ quan, tổ chức quốc tế làm việc tại Việt Nam vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
  • Đối tượng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước; đơn vị hoạt động công lập theo quy định hiện hành của pháp luật.
  • Đối tượng xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp chi phí được quy định trong các Nghị định cơ bản mang đặc tính đặc thù.

Chỉ với những đối tượng này sẽ được xét duyệt nâng lương theo đúng quy định Nhà nước đề ra. Do vậy, nếu không thuộc diện này thì quá trình xét duyệt tăng lương sẽ rất khó khăn.

Về phụ cấp

Giáo viên hợp đồng ngoài hưởng lương chính thức còn được hưởng phụ cấp đứng lớp. Vậy phụ cấp đứng lớp của giáo viên hợp đồng được tính thế nào?

Cách tính phụ cấp đứng lớp của giáo viên hợp đồng

Theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC. Chế độ phụ cấp ưu đãi dành cho giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập (hay còn gọi là phụ cấp đứng lớp) được áp dụng cho cả giáo viên hợp đồng.

Cách tính phụ cấp ưu đãi của giáo viên được quy định tại khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch 01, cụ thể:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Mục II: MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH

Về tỷ lệ phụ cấp ưu đãi

Cũng như các loại phụ cấp khác; phụ cấp ưu đãi cũng mang ý nghĩa khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với nghề hơn. Căn cứ vào từng đối tượng mà tỷ lệ hưởng các loại phụ cấp ưu đãi sẽ khác nhau. Cụ thể:

Đối với mức cơ bản:

  • Mức 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

(Trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh)

  • Mức 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại:

+ Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã;

+ Trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Các mức đặc biệt:

  • Mức 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại:

+ Các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã;

+ Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

  • Mức 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm; khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học); trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo ; nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề.
  • Mức 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.
  • Mức 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non; tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Các trường hợp không được hưởng phụ cấp

Theo điểm b khoản 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC. Giáo viên không được tính hưởng phụ cấp đứng lớp trong các thời gian sau:

  • Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương. (Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP);
  • Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
  • Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
  • Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
  • Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

Như vậy, trong thời gian không tham gia giảng dạy, giáo viên sẽ không được hưởng phụ cấp đứng lớp.

Xem thêm:

  • Có nên nhận hỗ trợ 3,63 triệu 1 tháng với sinh viên sư phạm.
  • Làm việc bao lâu thì được tăng lương.
  • Sao chép giáo trình có vi phạm quyền tác giả hay không?

Câu hỏi thường gặp

Những đối tượng vẫn được hưởng biên chế sau ngày 1/7/2020 là?

Các đối tượng sau thì vẫn được hưởng chế độ này:• Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;• Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức• Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Lương của giáo viên hợp đồng sẽ được tính như thế nào?

Công thức tính lương cho giáo viên hợp đồng là:Cách tính lương = lương cơ bản x hệ số lương x % Phụ cấp (nếu có) – các khoản phí khác (phí Bảo Hiểm và phí công đoàn). Hoặc mức lương bạn thoả thuận trong hơp đồng.Bên cạnh đó, còn áp dụng theo những quy định do Bộ GDĐT đề ra và tùy từng quy chế từng trường học sẽ có cách tính cụ thể khi có nhu cầu tuyển dụng.

Mức trợ cấp cho giáo viên hợp đồng sẽ được tính theo công thức nào ?

Công thức tính mức trợ cấp cho giáo viên hợp đồng là:Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Những đối tượng không được hưởng trợ cấp cho giáo viên hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm?

Giáo viên không được tính hưởng phụ cấp đứng lớp trong các thời gian sau:Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương;Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

Liên hệ Luật Sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn.

Mọi thắc mắc cần sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn của Luật Sư X, mời quý khách liên hệ tới hotline 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Hình Thức Hưởng Lương Của Giáo Viên Là Gì