Cách Tính Mức Hưởng Chế độ Bảo Hiểm Thai Sản Mới Nhất
Có thể bạn quan tâm
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về cách tính mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật bảo hiểm xã hội khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
- 2 2. Thời gian hưởng chế độ thai sản:
- 3 3. Dưỡng sức, phục hồi sau khi sinh
- 4 4. Chế độ thai sản được bao nhiêu tiền?
- 5 5. Tiền hưởng chế độ thai sản được tính như thế nào?
- 6 6. Sinh đôi hưởng chế độ thai sản như thế nào?
- 7 7. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc trước khi sinh con
- 8 8. Tư vấn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
– Lao động nữ mang thai;
– Lao động nữ sinh con;
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
– Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Các trường hợp b,c,d phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp b, c được chỉ định nghỉ dưỡng thai thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Hướng dẫn cách tính mức hưởng chế độ bảo hiểm thai sản trực tuyến miễn phí: 1900.6568
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản:
1. Khám thai:
– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp xa cơ sở y tế hoặc thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày/1 lần khám thai.
– Mức hưởng = {(mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc) / 24 ngày }x 100% x số ngày nghỉ.
– Thời gian nghỉ tính theo ngày làm việc.
2. Sẩy thai, nạo thai, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
– 10 ngày: nếu thai dưới 5 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 5 đến dưới 13 tuần; 40 ngày nếu thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần trở lên.
– Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
– Mức hưởng = {Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ 30 ngày} x 100% x số ngày nghỉ.
3. Khi thực hiện biện pháp tránh thai:
– Đặt vòng tránh thai: nghỉ 7 ngày;
– Triệt sản: nghỉ 15 ngày;
– Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
– Mức hưởng = {Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ 30 ngày} x 100% x số ngày nghỉ.
Xem thêm chi tiết: Tư vấn về điều kiện hưởng thai sản (ví dụ một trường hợp cụ thể)
4. Khi sinh con:
– Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh 6 tháng trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng. Sinh đôi trở lên, cứ mỗi con nghỉ thêm 1 tháng.
Mức hưởng: Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 100% x số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi.
– Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: 5 ngày làm việc nếu vợ sinh thường; 7 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; 10 ngày nếu vợ sinh đôi, Sinh 3 trở lên, cứ 01 con nghỉ thêm 03 ngày; 14 ngày nếu vợ sinh đôi phải phẫu thuật.
Mức hưởng = {(mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc) / 24 ngày }x 100% x số ngày nghỉ.
5. Lưu ý: Thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh không quá 6 tháng:
+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu đủ điều kiện (đóng 6 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm thai chết lưu.
+ LĐ nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu đủ điều kiện (đóng 6 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, còn hưởng chế độ thai sản do con chết. (con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng).
3. Dưỡng sức, phục hồi sau khi sinh
Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu hoặc sau khi hết thời gian hưởng chế độ sinh con hoặc sau khi sinh con mà con chết, sức khoẻ chưa hồi phục.
Thời gian hưởng | Mức hưởng 01 ngày = 30% lương cơ sở |
Sinh một lần từ 2 con | 10 ngày |
Sinh phẫu thuật | 7 ngày |
Trường hợp khác | 5 ngày |
4. Chế độ thai sản được bao nhiêu tiền?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm tại công ty tư nhân và có tham gia BH đầy đủ. Hiện nay, mức đóng BH của tôi là 3.000.000 đồng / 1 tháng. Vậy đến tháng 09/2014 tôi nghỉ sinh thì số tiền tôi nhận được từ BH là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Điều 157 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định, lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH 2014 thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.
Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con; mức hưởng chế độ thai sản; chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi sinh quy định tại Luật BHXH 2014 như sau:
– Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
– Người lao động hưởng chế độ thai sản khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Như vậy nếu bạn đóng mức bảo hiểm xã hội 3 triệu/ háng thì tổng số tiền thai sản bạn nhận được là: 3 triệu x 6 tháng = 18 triệu đồng và 2 tháng lương tối thiểu chung 1.150.000 đồng x 2 = 2.300.000 đồng. Tổng cộng: 20, 3 triệu đồng.
5. Tiền hưởng chế độ thai sản được tính như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em tham gia bảo hiểm từ tháng 7/2011, và đóng liên tục cho đến nay. Lương đóng bảo hiểm của em hiện tại là 7.979.000 đồng (bao gồm: 1.000.000 đồng tiền phụ cấp, còn lại là lương cơ bản). Em đang chuẩn bị có em bé. Vui lòng cho em hỏi, tiền thai sản được tính như thế nào ạ? Em chân thành cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi sinh con bao gồm:
– Lao động nữ sinh con;
– Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con.
Điều 157 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định, lao động nữ đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của Luật BHXH thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.
Khi sinh con, ngoài thời gian nghỉ là 6 tháng, lao động nữ còn được hưởng các chế độ sau đây:
1. Trợ cấp một lần bằng hai tháng lương cơ sở chõ mỗi con tại tháng sinh con (Điều 38 Luật BHXH 2014).
2. Khi nghỉ việc, lao động nữ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc (Điều 39 Luật BHXH 2014).
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
3. Trường hợp lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm (Điều 41 Luật BHXH 2014).
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình mức hưởng một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Xem xét trường hợp của bạn, do bạn đã đóng bảo hiểm liên tục từ năm 2011 đến nay nên bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, có thể tính được số tiền mà bảo hiểm xã hội thanh toán chế độ thai sản cho bạn như sau (ở đây chúng tôi mới tính đến trường hợp bạn sinh một con, sinh con bình thường, sau sinh sức khỏe tốt):
– Trợ cấp một lần bạn được hưởng = mức lương tối thiểu chung tại thời điểm bắt đầu nghỉ x 2.
Ví dụ: 2.400.000 (mức lương tối thiểu vùng III) x 2 = 4.800.000 đồng
– 100% tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm x 6 (tháng) = 7.979.000 x 6 = 47.874.000 đồng.
6. Sinh đôi hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em sinh đôi và em đã đi làm đươc 2 năm, nhưng giờ em mang thai sinh đôi. Thang lương của em là 4 triệu, mức đóng bảo hiểm là 3tr917 ngàn. Vậy cho em hỏi em nghỉ sinh thì lãnh được bao nhiêu? Và em nghe nói mang thai đôi có được thưởng 2 tháng lương nóng tương ứng với số lương em lãnh đúng không?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ vào Điểm a Điểm b Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;”
“2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
Như vậy, bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 khi đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Căn cứ Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”
Căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp bạn mang thai sinh đôi thì thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con sẽ tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
– Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 2 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”
– Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu trên, mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Tức là nếu 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, bạn đóng bảo hiểm xã hội với mức bình quân 3.917.000 đồng thì bạn sẽ được hưởng 3.917.000 đồng khi nghỉ chế độ thai sản.
– Ngoài ra, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con như sau:
“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Trong trường hợp của bạn, khi bạn sinh con sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng mà bạn sinh con.
7. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc trước khi sinh con
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào cho em hỏi. Em đóng BHXH từ tháng 9/2014 – 10/2016. Sau đó em nghỉ sinh con. Đến tháng 2/2017 em tiếp tục đóng BHXH. Và đang mang thai 2 tháng. Dự kiến là em đóng bảo hiểm được 4 tháng. Lúc đó mang thai được 7 tháng. Em muốn xin nghỉ sớm dưỡng thai lúc được 7 tháng đó thì em có được chế độ thai sản không ạ Em cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai là có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Vì quá trình đóng bảo hiểm xã hội và thời gian dự sinh của bạn không được cung cấp rõ ràng nên không thể xác định chính xác bạn có được hưởng chế độ thai sản hay không. Tuy nhiên, bạn có thể tự xác định xem mình có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản hay không theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu trên.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
– Căn cứ Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì khi lao động nữ sinh con thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh con tối đa không quá hai tháng. Do đó, nếu bạn muốn nghỉ trước khi sinh vào tháng thứ 7 của thai kì tức trước khi sinh 2 tháng thì phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên bạn muốn hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tức bạn chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì vẫn phải đáp ứng điều kiện đóng đủ bảo hiểm 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi bạn sinh con thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản.
8. Tư vấn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi ạ. Em đóng bảo hiểm xã hội từ 11/2017 em định đóng đến tháng 7/2018 là trên 6 tháng. Bây giờ em phát hiện mình mới có thai em đóng đến tháng 7 em nghỉ có được hưởng chế độ thai sản không ạ. Em mong có câu trả lời sớm ạ. Em xin trân thành cám ơn ạ
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì lao động nữ phải đảm bảo điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh thì mới được hưởng chế độ thai sản.
Thời hạn 12 tháng trước khi sinh con được xác định như sau :
Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện như trường hợp sinh trước ngày 15.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con, bạn đã đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên thì khi bạn đã nghỉ việc, bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản. Giả dụ bạn sinh con vào ngày 12/5/2019, thì thời hạn 12 tháng là từ 5/2018 đến 5/2019, nếu trong thời hạn này bạn đã đóng đủ 06 tháng bảo hiểm trở lên thì bạn được hưởng chế độ thai sản mặc dù bạn đã chấm dứt hợp đồng trước khi sinh con. Vậy nên, bạn cần tính toán kỹ trước khi quyết định chấm dứt hợp đồng
Theo Điều 09, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định:
“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.”
Từ khóa » Công Thức Tính Bảo Hiểm Thai Sản 2020
-
Công Thức Tính Tiền Thai Sản đơn Giản Cho Mọi Người Lao động
-
Hướng Dẫn Cách Tính Tiền Thai Sản Năm 2022 - LuatVietnam
-
Cách Tính Chế độ Thai Sản Theo Quy định Mới Nhất Năm 2022 ?
-
Chế độ Thai Sản 2021 Mới Nhất - Kế Toán Thiên Ưng
-
Điều Kiện Và Cách Tính Mức Hưởng Chế độ Thai Sản Cho Người Lao động
-
Cách Tính Tiền Chế độ Thai Sản Năm 2021 Khi Sinh Con
-
Cách Tính Tiền Trợ Cấp Thai Sản Cho Người Lao động Năm 2021
-
Cách Tính Tiền Thai Sản Chuẩn Năm 2020 - Luật Thành Thái
-
Tất Tần Tật Về Chế độ Thai Sản đối Với Người Lao động Tham Gia BHXH
-
Cách Tính Tiền Thai Sản Chuẩn Nhất Năm 2021 - .vn
-
Cách Tính Tiền Thai Sản Lao động Nữ Nhất định Phải Biết - Cloudify
-
Cách Tính Tiền Bảo Hiểm Khám Thai định Kỳ Và Tiền Thai Sản
-
Cách Tính Mức Hưởng Thai Sản Khi Sinh Con Năm 2021
-
Cách Tính Mức Hưởng Trợ Cấp Thai Sản Năm 2021 Như Thế Nào?