Cách Tính Ngày Rụng Trứng Để Tránh Thai Tự Nhiên, An Toàn

Ngày nay, với xu hướng mỗi gia đình có từ 1-2 bé, việc tránh thai là một trong những phần không thể thiếu đối với mẹ, nhất là những mẹ đã sinh một bé rồi. Bởi sau khi sinh, việc chăm sóc bé và phục hồi sức khỏe cho mẹ là điều rất quan trọng, cần chú trọng nhiều thời gian và công sức. Huggies sẽ giới thiệu cho mẹ phương pháp tránh thai tự nhiên mà không làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Đó là cách tính ngày rụng trứng để tránh thai.

Tuy nhiên, mẹ nhớ lưu ý là cách tính ngày an toàn hay phương pháp tính ngày rụng trứng để tránh thai chỉ áp dụng cho mẹ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì hiệu quả mới cao. Tham khảo: Tính ngày rụng trứng theo biểu đồ nhiệt độ cơ thể

Chu kỳ kinh nguyệt là gì, diễn ra như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý của nữ giới, xuất hiện từ giai đoạn dậy thì cho đến khi mãn kinh. Đây là sự sụt giảm đột ngột Estrogen hoặc Progesterone, khiến tử cung của phụ nữ sẽ chảy máu sinh lý mang tính định kỳ.

Quá trình diễn ra chu kỳ kinh

Chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra ở tuổi dậy thì khoảng từ 12 tuổi - 17 tuổi (hoặc có thể sớm hơn) và kết thúc ở giai đoạn mãn kinh 45 - 55 tuổi.  Ngày đầu tiên ra máu được tính là ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Đấy là do hormone suy giảm nên khiến lớp nội mạc tử cung bị bong ra. Vào ngày ra máu cuối cùng, hàm lượng hormone Estrogen sẽ tăng dần lại để làm dày lớp nội mạc tử cung bị bong ra, giúp kích thích tế bào nang trứng phát triển. Lúc này, bên trong buồng trứng sẽ có hiện tượng một số nang trứng phát triển mạnh, chờ hormone LH tăng lên và phóng thích trứng, đấy gọi là hiện tượng rụng trứng. Trong 24h sau khi trứng rụng, hormone Progesterone sẽ được sản sinh một lượng lớn, có tác dụng biến đổi nội mạc tử cung, giúp phôi thai làm tổ - còn được gọi là quá trình thụ thai. Nếu phôi thai không thể làm tổ hoặc không có sự thụ tinh thì nồng độ hormone sẽ giảm mạnh để chuẩn bị bước vào ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Tham khảo thêm: 
  • Công cụ tính ngày rụng trứng online thông minh
  • Mối quan hệ giữa thụ thai và chu kỳ rụng trứng
  •  

    Quá trình diễn ra chu kỳ kinh như thế nào

    Chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng có mối quan hệ mật thiết với nhau (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên lý của biện pháp tránh thai bằng cách tính ngày rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt

    Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai dựa trên nguyên lý như sau:

  • Noãn (tế bào trứng sau khi rụng) sẽ chỉ sống được trong 12 giờ để được thụ tinh. Do đó tính từ ngày phóng noãn lùi về 1 - 2 ngày sẽ không có khả năng thụ thai.
  • Tinh trùng chỉ sống được 48 giờ, nên quá ngày phóng noãn 3 ngày thì không còn khả năng thụ thai.
  • Điều quan trọng là nữ giới cần xác định ngày phóng noãn. Theo chuyên gia, nếu người phụ nữ có chu kỳ kinh 28 ngày, noãn sẽ có thể rụng từ ngày 11 - 16 sau ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt trước đó (hoặc ngày 17 - 12 của chu kỳ sau).

    Như vậy, tính theo chu kỳ ngày đầu của kinh nguyệt, thời gian không an toàn để quan hệ sẽ là ngày 8 - 18 và ngày 20 - ngày 10 trước khi có kinh lại. Tham khảo thêm: Cách tính ngày quan hệ an toàn cho các cặp đôi

    Nguyên lý của cách tính ngày rụng trứng tránh thai

    Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt

    Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thường dài khoảng 28 - 32 ngày. Thời điểm rụng trứng sẽ tầm khoảng giữa tháng, ngày 14 - 15 theo chu kỳ. Thời điểm an toàn để quan hệ sẽ gồm 3 giai đoạn sau:

    Giai đoạn quan hệ an toàn tương đối

    Giai đoạn này sẽ được tính từ ngày 1 đến ngày 9 của chu kỳ kinh, lúc này, trứng đã bắt đầu rụng. Tuy nhiên, nếu trứng gặp tinh trùng thì khả năng thụ thai vẫn diễn ra (dù tỷ lệ thấp). Tham khảo thêm: Dấu hiệu rụng trứng, rụng trứng kéo dài bao nhiêu ngày?

    Giai đoạn quan hệ nguy hiểm

    Nếu bạn chưa có ý định mang thai và muốn tránh “sự cố xảy ra khi yêu” thì nên né khoảng thời gian từ ngày 9 - 19 của chu kỳ kinh. Giai đoạn nguy hiểm này có tỷ lệ thụ thai rất cao, lên đến 90%. Tham khảo thêm: Dấu hiệu tự nhận biết ngày rụng trứng rõ nhất & Lưu ý

    Giai đoạn quan hệ an toàn

    Ngày an toàn là thời điểm trứng chưa rụng hoặc rụng hết hoàn toàn, do đó, tinh trùng không thể gặp trứng để thụ tinh. Theo các chuyên gia, việc quan hệ ở thời điểm này chỉ có tỷ lệ mang thai khoảng 10%. Do đó, các cặp đôi chỉ cần kết hợp thêm các biện pháp tránh thai an toàn khác là có thể hạn chế sự cố mang thai ngoài ý muốn. Giai đoạn quan hệ an toàn này thường xảy ra từ ngày 20 trong chu kỳ kinh hiện tại đến ngày 1 của chu kỳ kinh tiếp theo. Tham khảo thêm: 
  • Tư thế quan hệ để thụ thai tự nhiên hiệu quả
  • Quan hệ thời điểm nào dễ thụ thai nhất?
  •  

    Tính ngày rụng trứng để xác định ngày quan hệ an toàn

    Giai đoạn quan hệ theo chu kỳ kinh nguyệt có 3 mốc: an toàn tương đối, nguy hiểm, an toàn (Nguồn: Sưu tầm)

    Cách tính ngày an toàn dễ hiểu với từng chu kỳ kinh cụ thể

  • Nếu mẹ có Chu kỳ 22 ngày, rụng trứng ngày thứ 8, tránh không giao hợp ngày thứ 7 đến ngày thứ 9 (của vòng kinh).
  • Nếu mẹ có Chu kỳ 24 ngày, rụng trứng ngày thứ 10, tránh không giao hợp ngày thứ 9 đến ngày thứ 11. 
  • Nếu mẹ có Chu kỳ 28 ngày, rụng trứng ngày thứ 14, tránh không giao hợp ngày thứ 13 đến ngày thứ 15.
  • Nếu mẹ có Chu kỳ 30 ngày, rụng trứng ngày thứ 16, tránh không giao hợp ngày thứ 15 đến ngày thứ 17.
  • Nếu mẹ có Chu kỳ 33 ngày, rụng trứng ngày thứ 19, tránh không giao hợp ngày thứ 18 đến ngày thứ 20. Mách nhỏ: Tỷ lệ thành công trong cách tính ngày rụng trứng để tránh thai, là 75% theo WHO Family Planning năm 2007 nếu áp dụng đúng trong năm đầu tiên. Đối với Mẹ mới sinh con đầu lòng, trong 6 tháng đầu tiên, đặc biệt khi còn đang cho con bú sữa mẹ, vì chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định, có thể chưa thấy chu kỳ kinh mới nhưng hiện tượng rụng trứng vẫn có thể xảy ra cho nên áp dụng biện pháp tính ngày rụng trứng để tránh thai thì phần lớn không thành công. Tốt nhất mẹ hãy chờ khi có kinh nguyệt trở lại, vòng kinh đều rồi mới nên áp dụng biện pháp cách tính ngày rụng trứng để tránh thai. Tham khảo thêm: Kiểm tra ngày rụng trứng như thế nào?  
  • Cách tính ngày an toàn để tránh thai có thật sự hiệu quả?

    Tính toán những ngày an toàn của chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ là một hình thức tránh thai an toàn và tự nhiên. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Phương pháp tránh thai này chỉ nên được áp dụng cho những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt từ 28 đến 32 ngày và đã đều đặn ít nhất 6 tháng. Đồng thời, chênh lệch giữa chu kỳ ngắn và chu kỳ dài trong nửa năm này không quá 7 ngày.  Thực tế, cách tính ngày an toàn để tránh thai chỉ có hiệu quả khoảng 60 – 70%. Nhiều trường hợp đã tính toán cẩn thận nhưng vẫn mang thai ngoài ý muốn. Nguyên nhân là vì:

  • Do nhiều phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, bị rối loạn kinh nguyệt hoặc mắc bệnh phụ khoa.
  • Nhiều bạn khác có chu kỳ kinh đều nhưng stress hoặc ăn uống không khoa học cũng ảnh hưởng đến vấn đề rụng trứng.
  • Nhiều ba mẹ chủ quan, không kết hợp các biện pháp tránh thai hợp lý. Các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả

    Các mẹ sau sinh chưa có kế hoạch mang thai tiếp nên lưu ý sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn sau đây:

    1. Sử dụng bao cao su

    Việc sử dụng bao cao su là biện pháp tránh thai phổ biến, tiện lợi nhất hiện nay. Hiệu quả tránh thai có thể đạt đến 99% nếu bạn sử dụng đúng cách. Ngoài ra, biện pháp này cũng giúp hạn chế cách bệnh lây qua đường tình dục.

    2. Thuốc tránh thai hàng ngày

    Thêm một biện pháp tránh thai sau sinh an toàn và hiệu quả là sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày, có thể đạt đến 95% hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý uống đúng liều lượng, thời gian theo hướng dẫn sử dụng. Nếu uống thuốc sai cách hoặc quên uống sẽ ảnh hưởng đến kết quả tránh thai. Tham khảo thêm: Cách tính ngày rụng trứng khi kinh nguyệt không đều

    3. Cấy que tránh thai

    Que tránh thai sẽ được cấy dưới tay không thuận của nữ giới, mang lại hiệu quả tránh thai trong 3 năm, mà không cần sử dụng thêm biện pháp khác. Tham khảo thêm: Các giai đoạn cực khoái khi quan hệ tình dục giữa nam và nữ

    4. Xuất tinh ngoài

    Xuất tinh ngoài là tình trạng nam giới sẽ rút dương vật ra khỏi âm đạo phụ nữ và xuất tinh dịch ra phía ngoài. Bằng cách này, tinh trùng sẽ không vào được âm đạo, gặp trứng và thụ tinh. Thế nhưng, biện pháp này thường không có hiệu quả cao và tỷ lệ rủi ro cũng cao hơn.

    5. Đặt vòng tránh thai

    Vòng tránh thai được đưa vào đúng cách có thể giúp các mẹ ngăn ngừa đến 99% khả năng mang thai. Phương pháp này không gây đau đớn và ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục, thế nhưng lại có khả năng tăng nguy cơ viêm phụ khoa.  Tham khảo thêm: 
  • Các biện pháp tránh thai sau sinh mẹ cần biết
  • Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được và lưu ý quan trọng
  •  

    Các biện pháp tránh thai sau sinh mẹ nên biết

    Mẹ sau sinh nên tìm hiểu kỹ về các biện pháp tránh thai an toàn (Nguồn: Sưu tầm)

    Tuy nhiên, trên thực tế khi các bố mẹ áp dụng biện pháp cách tính ngày rụng trứng để tránh thai một cách đơn thuần thì khả năng mang thai vẫn có thể xảy ra. Do đó, các chuyên gia có lời khuyên muốn tránh thai thành công cao có thể kết hợp phương pháp tránh thai xuất tinh ngoài âm đạo, đây là phương pháp người chồng chủ động xuất tinh ra ngoài âm đạo. Một khi kết hợp 2 phương pháp trên thì hiệu quả tránh thai rất cao. Nếu không may sau một thời gian quan hệ, bạn nhận thấy mình có các dấu hiệu mang thai ngoài ý muốn, hãy sử dụng que thử thai để kiểm tra nhanh chóng.

    Trường hợp mẹ vẫn còn thắc mắc cần giải đáp hãy gửi ngay câu hỏi đến Góc Chuyên Gia của Huggies để được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn thêm, Mẹ nhé!

    Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo chuyên mục Mang thai hoặcChăm sóc bé của Huggies bạn nhé!

    >> Tham khảo thêm:

  • Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?
  • Mang thai 3 tháng đầu có quan hệ được không?
  •  

    BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

    Từ khóa » Tránh Thai Tự Nhiên Theo Chu Kỳ Kinh Nguyệt