Cách Tính Phần Trăm độ Dốc Chuẩn Nhất Trong Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
“Cách tính phần trăm độ dốc” là một trong những câu hỏi mà Gia An Property được rất nhiều các khách hàng nhờ tư vấn khi xây dựng các công trình. Thật vậy, độ dốc là một vấn đề được ứng dụng nhiều trong xây dựng, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được. Thông thường, các công trình xây dựng như nhà ở, xí nghiệp… thường sẽ được thiết kế mái và để phần mái phù hợp với công trình thì cần phải tính phần trăm độ dốc. Độ dốc sai lệch sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công trình cũng như các yếu tố liên quan. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách tính phần trăm độ dốc qua bài viết dưới đây nhé!
Độ dốc mái của công trình là gì?
Trước khi tìm hiểu về cách tính phần trăm độ dốc, trước hết các khách hàng cần phải nắm được độ dốc mái là gì. Độ dốc mái chính là độ nghiêng của mái theo tỷ lệ nhất định để phù hợp nhất với kết cấu công trình. Các kỹ sư cần tính toán để có được độ dốc chuẩn chỉnh nhất, giúp thoát nước nhanh, tránh ứ đọng và gây thấm dột. Những điều này sẽ tác động trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày cũng như tuổi thọ của công trình nên cần được tính toán kỹ lưỡng.
Độ dốc của mái nhà là đô nghiêng nhất định của phần mái nhà, cần được tính toán kỹ lưỡng.
Bên cạnh sự phụ thuộc vào công trình, độ dốc của mái còn phụ thuộc nhiều vào chất liệu mái. Mái có độ dốc lớn sẽ có khả năng thoát nước nhanh, tuy nhiên lại phải dùng nhiều đến nguyên vật liệu. Ngoài ra độ dốc mái còn phụ thuộc nhiều vào kích thước ngôi nhà. Trong xây dựng, phần trăm độ dốc của mái lý tưởng nhất là 10%. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo từng thiết kế công trình phù hợp nhưng cần phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nhất.
Tính % độ dốc mái nhà theo vật liệu sao cho chính xác?
Sau khi đã hiểu về độ dốc mái và sự quan trọng của nó trong xây dựng thì chắc hẳn bạn đang rất cần đến cách tính độ dốc mái. Mái nhà được làm bằng các chất liệu khác nhau sẽ có cách tính độ dốc khác nhau. Hãy tham khảo những cách tính độ dốc mái dựa vào các chất liệu khác nhau dưới đây.
Công thức chung để tính độ dốc mái nhà:
- Hệ số độ dốc mái: m = H/L= tan(α)
- Độ dốc của mái: i% = m x100% = H/L x 100%
- Góc α: α = arctan(m)
Trong đó: α là ký hiệu chỉ độ dốc là chiều cao mái là chiều dài mái nhà
Xem thêm Các dự án hấp dẫn Nhà đầu tư 2022: ⭐Căn hộ Happy One Linh Xuân Thủ Đức [XEM NGAY] ⭐Dự án Venezia Beach Bình Châu ⭐Nhà phố Xuân Thảo Residence Long AnCách tính độ dốc mái nhà bằng tôn
Hiện nay, mái tôn là vật liệu được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở tại Việt Nam bởi chúng sử dụng được thời gian khá lâu và giá thành cũng tương đối ổn. Tuy nhiên để có được mái tôn đáp ứng các tiêu chí về thẩm mỹ, chất lượng cũng như đảm bảo độ dốc phù hợp thì bạn cần phải nắm được các tiêu chuẩn cũng như lưu ý một vài điều sau:
- Tỷ lệ % độ dốc mái tôn sẽ tùy biến theo những thiết kế nhà khác nhau nhưng cần tối thiểu 10%
- Độ dốc mái tôn và sàn vệ sinh bằng bê tông phải có độ dốc tối thiểu 15%
- Độ dốc mái tôn lợp tầng hầm phần lớn sẽ có độ dốc tối đa 20%
Tính % độ dốc mái tôn chính xác để xây dựng phù hợp và có tính thẩm mỹ cao.
Cách tính phần trăm độ dốc mái tôn chính xác:
Độ dốc mái tôn phù hợp sẽ hạn chế tình trạng tụ đọng nước và dột nước cho ngôi nhà
- Độ dốc (đơn vị %)
- Góc dốc (đơn vị độ)
Độ dốc mái là tỉ số giữa chiều cao/ chiều dài mái và được tính bằng công thức:
i= H/L * 100%
Góc dốc Alpha sẽ được tính bằng công thức: Alpha = arctan(H/L) / 3,14 * 180.
Ví dụ:
- Độ dốc 15%, chiều cao mái H= 1m, chiều dài mái L= 10m => góc dốc là 8,6 độ.
- Độ dốc 25%, chiều cao mái H= 2m, chiều dài mái L = 10m => góc dốc là 14,2 độ.
Cách tính độ dốc mái nhà lợp bằng ngói
Cũng giống như với mái tôn, khi sử dụng mái ngói cho các công trình xây dựng, chúng ta cần phải tính % độ dốc mái. Công thức tính độ dốc mái nhà bằng ngói Alpha: α = H/L = tan. Vì thế, để có mái ngói đẹp thì alpha cần dao động trong khoảng 30 – 35 độ. Đây được xem là tỉ lệ giúp cho mái ngói có độ dốc vừa phải, không quá cao mà vẫn có khả năng thoát nước tốt. Đặc biệt, gia chủ cũng không tốn quá nhiều chi phí xây dựng và sửa chữa nếu đảm bảo được tiêu chuẩn này.
Chất liệu của mái nhà khác nhau sẽ có công thức và độ dốc mái khác nhau.
Cách tính độ dốc của mái ngói:
- Với mái bằng: Loại mái này sẽ có độ dốc nhỏ hơn 8% nhưng trong thực tế thì mô hình mái ngói bằng sẽ sử dụng độ dốc 2% là nhiều nhất.
- Với mái ngói: Dạng ngói cao cấp của Nhật, Thái…. độ dốc của mái thường vào khoảng 25 – 40%. Các loại ngói thường như ngói đỏ, vảy cá,… độ dốc mái nhà dao động trong khoảng 35 –60%.
- Ngói xi măng sẽ độ dốc của mái từ 45 – 75%.
- Mái nhà làm bằng bê tông thì sẽ có độ dốc mái lớn hơn 30 và nhỏ hơn 45 độ. Không nhỏ quá 20 độ và cũng không lớn hơn 90 độ.
* Độ dốc i sẽ được tính bằng công thức: i= H/L *100%= arctan
* Độ dốc m được tính bằng công thức: m = tan hoặc m = H/2L (theo cách tính truyền thống).
Độ dốc i, m và cách tính độ dốc nhanh theo ứng dụng thực tế
Bên cạnh phương pháp tính độ dốc theo chất liệu mái đã nói ở trên, bạn cũng cần nắm về độ dốc i, độ dốc m cũng như độ dốc nhanh ứng dụng thực tế.
Độ dốc i (thường được sử dụng cho mái ngói)
Độ dốc mái là tỉ số giữa chiều cao/chiều dài.
Công thức tính độ dốc i:
i = m × 100 % = (H/L) × 100%
(Độ dốc = hệ số mái x 100%) hay bằng (Chiều cao mái : chiều dài) x 100)
Trong đó:
- i là độ dốc mái
- H là chiều cao mái
- L là chiều dài của mái
- m là hệ số độ dốc mái m= H/L = tan α.
Độ dốc m (sử dụng cho các loại mái còn lại)
Độ dốc m có công thức cũng tương tự như với độ dốc i. Tuy nhiên ngoài công thức trên thì độ dốc m còn được tính theo phương pháp truyền thống đó là: m = H/2L.
Ví dụ như: Nếu khẩu độ mái nhà bạn rộng 8m và chiều cao lên đỉnh mái là 3m thì độ dốc I%= 3/4×100%=75%.
Độ dốc hợp lý của các loại mái:
- Mái ngói âm dương thường có độ dốc 40%, tương đương với góc 25 độ
- Mái ngói dẹt, ngói mũi độ dốc sẽ từ 35- 60 độ
- Độ dốc mái tôn sẽ thấp hơn độ dốc mái ngói
Cách tính độ dốc nhanh trong thực tế
Bên cạnh các phương pháp tính độ dốc kể trên, thực tế chúng ta cần phải tính toán nhanh hơn, độ chính xác tương đối để nhanh chóng đưa ra các giải pháp cho công trình. Do đó, một cách tính toán nhanh chóng, ứng dụng thực tế cao là ưu tiên hàng đầu của các khách hàng. Vì thế, chúng ta có thể áp dụng cách tính độ dốc nhanh để ứng dụng thực tế, bằng cách tính chiều cao mái khi biết chiều ngang và từ đó có thể tính được độ dốc của mái bằng công thức: Tag Alpha = H/L. Suy ra: H = Tag Alpha x L
Các giá trị của Tag Alpha có sẵn như sau:
Góc Alpha | Tag | Độ dốc |
5 độ | 0.087488 | 8% |
10 độ | 0.17632698 | 17% |
12 độ | 0.21255656 | 21% |
15 độ | 0.267949192 | 26% |
20 độ | 0.363970234 | 36% |
25 độ | 0.466307658 | 46% |
30 độ | 0.577350269 | 57% |
35 độ | 0.700207538 | 70% |
40 độ | 0.839099631 | 83% |
45 độ | 1 | 100% |
Một vài ví dụ minh họa ứng dụng thực tế
Một vài ví dụ minh họa sẽ giúp cho các khách hàng dễ hiểu và áp dụng công thức nhanh hơn khi tính % độ dốc ứng dụng trong xây dựng như sau:
Ví dụ 1: Công trình sử dụng mái tôn, độ dốc từ 10-20 độ
Nếu công trình nhà bạn lợp mái tôn với độ dốc chính xác là 12 độ thì chiều dài phần mái là 10m. Cần tính độ cao H thì chúng ta sẽ áp dụng công thức:
H = Tag 12 độ x 10 = 0.21255656×10 = 2.12556 mét
Ví dụ 2: Lợp tôn giả ngói, độ dốc trong khoảng 20-30 độ
Trường hợp này công trình sẽ lợp mái bằng chất liệu tôn giả ngói, độ dốc 30 độ, khẩu độ là 8m và đây cũng là chiều rộng của mái ngói. Khi tính, bạn chỉ tính nửa của phần 8m tức là 4m.
Công thức tính là: H = Tag 30 độ x 4 = 0.577350269 x 4 = 2.3094 mét
Các lưu ý khi tính độ dốc mái
Bên cạnh việc nắm vững những công thức, cách tính độ dốc mái kể trên thì bạn cũng cần nắm một vài lưu ý dưới đây. Như vậy, việc xây dựng các công trình mới đảm bảo được tính thẩm mỹ, đúng kỹ thuật nhất.
- Kiểm tra mái được lợp bằng chất liệu gì, tôn hay ngói. Dù được lợp bằng tôn hay ngói thì đều tạo ra được những sóng trên mái nhà và để giảm độ dốc thì người ta sẽ tạo ra sóng to, từ đó giúp cho việc thoát nước dễ dàng hơn
- Mái có chiều cao bé hơn 2,4m thì cần được bố trí thêm ống, máng thoát nước riêng
- Khi tính độ dốc mái được làm bằng tôn, cần nghiên cứu để tạo ra khe tải nhiệt trên 25m. Đây được xem là kích thước lý tưởng cho lớp chống thấm nếu mái có độ dốc nhỏ hơn 6%
- Tùy vào từng nhu cầu thiết kế, công nghệ mà mái sẽ được thiết kế bên trong hoặc bên ngoài nối với hệ thống thoát nước. Trường hợp hệ thống thoát nước bên trong thì cần phải có hệ thống máng treo hoặc ống dẫn nước. Máng bắt buộc phải có nắp đậy được làm từ nguyên liệu bê tông cốt thép và được tháo lắp dễ dàng.
Cần nắm các lưu ý quan trọng khi tính phần trăm độ dốc mái
Như vậy là trong phần trên, các khách hàng đã nắm rõ được về độ dốc mái cũng như công thức tính chuẩn, tính nhanh của chúng. Bên cạnh đó, ngoài độ dốc mái ra thì khi xây dựng nhà ở, các công trình nhà xưởng, công ty thì bạn cũng cần lưu ý đến độ dốc của cầu thang. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong phần tiếp theo sau đây nhé!
Độ dốc của cầu thang trong xây dựng
Bên cạnh độ dốc mái, độ dốc của cầu thanh cũng là yếu tố quan trọng, cần được thiết kế và xây dựng hợp lý. Bởi nếu cầu thang quá dốc sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng. Việc bước lên, bước xuống cầu thang sẽ rất mỏi, dễ hụt chân và ảnh hưởng sức khỏe. Ngược lại, cầu thang không có độ dốc cũng khiến cho việc đi lại khó khăn hơn.
Bên cạnh độ dốc của mái nhà, độ dốc cầu thang cũng rất quan trọng trong thiết kế, xây dựng công trình.
Độ dốc của cầu thang được quyết định bởi tỷ lệ chiều cao, chiều rộng của bậc thang và được tính bằng công thức: 2h + b = 600 mm. (h là chiều cao, b là chiều rộng). Thông thường, độ cao của bậc thang trong nhà sẽ từ 150mm – 180mm, chiều rộng tương ứng 240- 300mm. Đây là kích thước cân đối, không bị dốc quá và giúp việc di chuyển thuận tiện hơn.
Nói tóm lại, bài viết trên đã cung cấp cho các khách hàng tại Gia An Property cách tính phần trăm độ dốc một cách chính xác, nhanh chóng cả phần mái nhà lẫn cầu thang. Từ những công thức này, công trình của chúng ta sẽ vô cùng hoàn hảo, tránh được rất nhiều các khoản chi phí sửa chữa, bảo trì sau này. Một công trình được xây dựng hợp lý, hài hòa và đúng kỹ thuật sẽ đem lại sự thuận tiện trong sử dụng cho người ở. Nếu vẫn còn các thắc mắc cần được tư vấn, các khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi thông qua phần mô tả bên dưới nhé. Chúc các khách hàng luôn thành công và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
4.9/5 - (88 bình chọn)Xem thêm:
- Các quy định và cách tính độ dốc mái ngói cho mái nhà
- 10 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng từ 2021
- Diện tích tim tường và thông thủy là gì?
Từ khóa » Cách Tính độ Dốc Mái
-
Cách Tính Phần Trăm độ Dốc Chuẩn - Bất động Sản Express
-
Cách Tính độ Dốc Mái Nhà Và Diện Tích Mái Nhà đơn Giản - XÂY DỰNG
-
Độ Dốc Mái Là Gì? Cách Tính độ Dốc Mái Tôn, độ Dốc Mái Ngói
-
Cách Tính Độ Dốc Mái Tôn Đúng Tiêu Chuẩn Từ Chuyên Gia
-
CÁCH TÍNH ĐỘ DỐC MÁI TÔN ĐÚNG KỸ THUẬT TRONG XÂY ...
-
Công Thức Tính độ Dốc – Đo Mái Nào Cũng Chuẩn - Mộc Minh Đức
-
Chia Sẽ Cách Tính Dộ Dốc Mái Ngói, Mái Tôn - YouTube
-
Cách Tính độ Dốc Mái Nhà Chuẩn Kỹ Thuật Nhất Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Cách Tính độ Dốc Trong Xây Dựng, Cách Tính độ Dốc Mái Ngói
-
Cách Tính độ Dốc Mái Tôn Dễ Dàng Và Nhanh Chóng Nhất
-
Cách Tính độ Dốc Mái Tôn, độ Dốc Mái Ngói Nhanh Nhất - Tôn Nam Kim
-
Quy định Và Cách Tính độ Dốc Mái Ngói
-
Cách Tính độ Dốc Mái Tôn Hợp Lý Tiêu Chuẩn Từ A-Z Do Chuyên Gia Tư ...
-
Cách Tính Phần Trăm độ Dốc