Cách Tính Phí Dịch Vụ Thuê Luật Sư

Phí thuê luật sư và cách tính phí luật sư.

I. THÙ LAO THUÊ LUẬT SƯ:

Thù lao của luật sư là khoản tiền mà khách hàng phải trả cho công sức lao động trí tuệ của luật sư. Thù lao luật sư được áp dụng trên cơ sở thoả thuận giữa Luật sư Công ty Luật Hoàng Sa với khách hàng và được ghi nhận tại Hợp đồng dịch vụ pháp lý ký kết giữa (Luật sư) với Khách hàng.

1. Căn cứ tính thù lao Luật sư

Thù lao Luật sư được tính trên các căn cứ sau đây:

- Tính chất, mức độ đơn giản hay phức tạp của công việc cần giải quyết.

- Thời gian của luật sư (hoặc một số luật sư) bỏ ra để thực hiện công việc tính theo giờ.

- Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư chính, của Công ty Luật Hoàng Sa.

- Yêu cầu đặc biệt của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả công việc.

Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ nội dung vụ việc và yêu cầu của khách hàng, đặc thù của công việc, Luật sư thỏa thuận với khách hàng áp dụng một trong các cách tính thù lao sau đây:

- Thù lao tính theo giờ làm việc, hoặc theo buổi làm việc (tùy thuộc vào uy tín và kinh nghiệm của từng luật sư);

- Thù lao trọn gói theo vụ việc tùy theo tính chất vụ việc.

2. Thù lao Luật sư thông thường:

Khách hàng có thể tùy chọn một trong các thù lao luật sư thông thường như lao sau:

a. Mức thù lao cố định;

b. Mức thù lao theo giá trị phần trăm kết quả đạt được;

c. Mức thù lao có một phần cố định tính theo kết quả.

II. CÁC CHI PHÍ KHÁC KHI THUÊ LUẬT SƯ:

Các chi phí bao gồm: Chi phí đi lại, sinh hoạt, lưu trú của luật sư khi thực hiện công việc; Chi phí liên hệ công tác; Chi phí Nhà nước; Thuế.

1. Chi phí đi lại, lưu trú, liên hệ công tác:

Đây là khoản chi phí mà khách hàng phải trả cho luật sư hoặc chuyên viên tư vấn, bao gồm các chi phí như vé xe ô tô, vé tàu hoả, vé máy bay, tiền ăn, tiền thuê phòng nghỉ… ( Phí cho các phương tiện đi lại và ăn nghỉ mức trung bình ở nơi luật sư, chuyên viên tư vấn đến làm việc). Khách hàng có thể tuỳ chọn thanh toán chi phí đi lại bằng một trong hai cách:

a. Khách hàng và luật sư cùng ước lượng chi phí và thống nhất thanh toán một lần (thông thường khách hàng chọn phương án này).

b. Trước khi đi công tác, luật sư thông báo và khách hàng tạm ứng chi phí với luật sư. Hai bên sẽ quyết toán sau chuyến công tác.

Thông thường, nếu khách hàng thanh toán chi phí đi lại, lưu trú một lần thì khoản tiền này sẽ bao gồm cả chi phí Văn phòng.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thu khoản phí này mà có thể có một số dịch vụ hoặc công việc chúng tôi tính trọn gói vào thù lao hoặc có những dịch vụ chúng tôi không tính chi phí này, đặc biệt trong các trường hợp khách hàng thỏa thuận thù lao theo tỷ lệ thì khoản chi phí này sẽ được tính riêng.

2. Chi phí Nhà nước:

Đây là khoản chi phí thay mặt khách hàng nộp vào Nhà nước, nó có thể bao gồm các lệ phí cấp phép, các khoản tạm ứng án phí, án phí, phí thi hành án, lệ phí …và nói chung các khoản tiền mà cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan tư pháp sẽ thu (có hoá đơn chứng từ). Thông thường, khoản chi phí này khách hàng tự nộp hoặc nhờ (Luật sư) nộp thay. Tuy nhiên, cũng có thể có những ngoại lệ như trong các thoả thuận thù lao theo tỷ lệ hoặc trong các dịch vụ trọn gói khác thì (Luật sư) sẽ thu khoản phí này và tự quyết toán với Nhà nước.

3. Thuế:

Theo thông lệ chung các báo giá dịch vụ đều không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Khách hàng có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền thuế này bằng 10% giá trị hợp đồng. Ngoài ra, mỗi một dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp cho khách hàng cũng làm tăng số thuế thu nhập mà (Luật sư) phải nộp theo quy định pháp luật…

III. THANH TOÁN THÙ LAO VÀ CÁC CHI PHÍ LUẬT SƯ:

a. Mức thù lao và chi phí của Luật sư:

Căn cứ cách tính thù lao, chi phí luật sư như trên thì giữa khách hàng và Công ty luật/ văn phòng luật sư sẽ thỏa thuận và được ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với các khoản thù lao luật sư, chi phí phát sinh cụ thể.

b. Phương thức thanh toán thù lao và các chi phí luật sư:

Khách hàng thanh toán thù lao Luật sư và các chi phí đã được thỏa thuận trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý một cách trực tiếp/ hoặc chuyển khoản, 100% bằng tiền mặt VND thông qua bộ phận kế toán của (Luật sư).

Từ khóa » Phí Thuê Luật Sư Riêng