Cách Tính Phụ Cấp Thâm Niên Của Giáo Viên Theo Quy định Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Cách tính phụ cấp thâm niên của giáo viên theo quy định pháp luật
09:46 03/05/2022
Phụ cấp thâm niên của giáo viên: Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên...
- Cách tính phụ cấp thâm niên của giáo viên theo quy định pháp luật
- phụ cấp thâm niên của giáo viên
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÁCH TÍNH PHỤ CẤP THÂM NIÊN CỦA GIÁO VIÊN
Câu hỏi của bạn:
Cách tính phụ cấp thâm niên của giáo viên theo quy định của pháp luật?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định số 54/2011/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
- Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn một số điều của nghị định số 54/2011/NĐ-CP;
1. Phụ cấp thâm niên của giáo viên là gì?
Phụ cấp thâm niên của giáo viên được hiểu là một chế độ khuyến khích cho những người công tác trong ngành giáo dục để khích lệ tinh thần làm việc tích cực, hiệu quả cho giáo viên và động viên giáo viên gắn bó với nghề hơn.
2. Cách tính phụ cấp thâm niên của giáo viên
Thứ nhất về điều kiện, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên của giáo viên được quy định tại điều 2 nghị định 54/2011/NĐ-CP:
Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Và căn cứ điều 2 thông tư liên tịch 68/2011 hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên:
Điều 2. Hướng dẫn về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
1. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:
a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập;
b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);
c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng và thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an và cơ yếu (nếu có);
d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;
đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
2. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.
3. Mức phụ cấp thâm niên được tính như sau: Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Ví dụ 1: Nhà giáo A đã giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công 15 năm, trong đó có 7 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, sau đó được ký hợp đồng làm việc để giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập đến nay được 8 năm. Như vậy, nhà giáo A có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 15 năm (gồm 7 năm giảng dạy, giáo dục ở trường mầm non bán công có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và 8 năm giảng dạy, giáo dục tại trường mầm non công lập), mức phụ cấp thâm niên tương ứng với thời gian 15 năm là 15%.
Ví dụ 2: Nhà giáo B đã giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập, sau khi hết thời gian tập sự có 8 năm giảng dạy, giáo dục. Sau đó, nhà giáo B được điều động làm công tác thanh tra và được xếp ở ngạch thanh tra viên là 3 năm, tiếp theo nhà giáo B được điều động về làm công tác giảng dạy, giáo dục ở trường đại học công lập đến nay được 3 năm. Như vậy, nhà giáo B có thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là 14 năm (11 năm giảng dạy, giáo dục + 3 năm được xếp ở ngạch thanh tra viên), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 14 năm là 14%.
Ví dụ 3. Nhà giáo C đã giảng dạy, giáo dục ở trường tiểu học công lập, sau khi hết thời gian tập sự đã giảng dạy, giáo dục được 6 năm thì đi nghĩa vụ quân sự với thời gian 02 năm (24 tháng), sau đó được xuất ngũ về tiếp tục công tác giảng dạy, giáo dục tại trường tiểu học công lập 4 năm. Như vậy, thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên của nhà giáo C là 12 năm (10 năm giảng dạy, giáo dục + 2 năm đi nghĩa vụ quân sự), mức phụ cấp thâm niên tương ứng thời gian 12 năm là 12%.
4. Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng
Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng
Từ khóa » Cách Tính Phụ Cấp Thâm Niên Giáo Viên Thcs
-
Cách Tính Thâm Niên Và Phụ Cấp Thâm Niên Cho Giáo Viên Mới Nhất ?
-
Cách Tính Mức Tiền Phụ Cấp Thâm Niên Hàng Tháng Với Giáo Viên
-
Mức Hưởng Và Cách Tính Tiền Phụ Cấp Thâm Niên Giáo Viên
-
Cách Tính Thâm Niên Nhà Giáo Mới Nhất 2022 - Luật Hoàng Phi
-
Cách Tính Phụ Cấp Thâm Niên Nhà Giáo Mới Nhất 2022 - Luật Minh Gia
-
Thời điểm Bắt đầu Tính Phụ Cấp Thâm Niên Nhà Giáo Là Khi Nào?
-
Cách Tính Phụ Cấp Thâm Niên Nhà Giáo Năm 2021 Thế Nào?
-
Điều Kiện Hưởng, Cách Tính Phụ Cấp Thâm Niên Vượt Khung 2022
-
Mức Hưởng Phụ Cấp Thâm Niên Giáo Viên Nhà Giáo Từ 2021
-
Hỏi: Cách Tính Hưởng Phụ Cấp Thâm Niên Giáo Viên Mầm Non
-
5 Khoản Phụ Cấp Dành Cho Giáo Viên 2022
-
Bảng Lương Mới Của Giáo Viên Năm 2022
-
Nghị định 77/2021/NĐ-CP Ngày 1/8/2021 Quy định Chế độ Phụ Cấp ...
-
Công Thức Mới Tính Phụ Cấp Thâm Niên Giáo Viên