Cách Tính Rvc Form Ai - Blog Của Thư
Có thể bạn quan tâm
Hàm lượng Giá trị Khu vực (tiếng Anh: Regional Value Content - RVC) là một ngưỡng mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ.
Hình minh họa (Nguồn: crowe)
Khái niệm
Hàm lượng Giá trị Khu vực trong tiếng Anh gọi là: Regional Value Content - RVC.
RVC (Regional Value Content) là Hàm lượng Giá trị Khu vực FTA, là một ngưỡng (tính theo tỉ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có xuất xứ.
Ngưỡng này có thể khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào qui tắc cụ thể mặt hàng (PSR) áp dụng cho từng mã HS (Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa – Harmonized Commodity Description and Coding System) khác nhau.
Ngưỡng phổ biến trong hầu hết các FTA trên toàn cầu là 40%. Ngưỡng RVC trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) là 35%.
Trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), bên cạnh qui tắc chung RVC 40% hoặc CTH (Change in Tariff Heading – Chuyển đổi Nhóm), một số dòng PSR như 1605.10 (Cua), 1605.20 (tôm Shrimp và tôm Pandan) có tiêu chí RVC 35%; 8708.40 (các bộ phận của hộp số xe) có tiêu chí RVC 45%.
Cách tính RVC
RVC được tính theo 2 cách: trực tiếp hoặc gián tiếp.
(a) Cách tính trực tiếp:
hoặc
(b) Cách tính gián tiếp
Hầu hết các FTA hướng tới yếu tố thuận lợi hóa thương mại và cho phép nhà sản xuất, người xuất khẩu tính RVC theo một trong hai cách nêu trên.
Hiện còn một số FTA như ACFTA cho phép tính theo duy nhất phương pháp gián tiếp. Cách tính gián tiếp sử dụng trị giá FOB của thành phẩm trừ đi tất cả các yếu tố đầu vào không có xuất xứ hoặc không xác định được xuất xứ.
Thương nhân có thể giấu một số yếu tố như lợi nhuận trên mỗi sản phẩm, chi phí phân bổ, chi phí nhân công và một số chi phí khác, do vậy cách tính này được thương nhân ưu ái lựa chọn nhiều hơn so với cách tính trực tiếp.
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đưa ra 2 ngưỡng RVC khác nhau nếu áp dụng cách tính khác nhau;
Nếu sử dụng cách tính trực tiếp, ngưỡng RVC là 40% hoặc 45% nhưng nếu sử dụng cách tính gián tiếp, ngưỡng RVC là 50% hoặc 55%. Thông thường nếu tính gián tiếp ngưỡng RVC trong PSR qui định sẽ cao hơn 10% so với tính trực tiếp.
(Sổ tay Qui tắc xuất xứ trong các FTA Việt Nam là thành viên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI)
Tuyết Nhi
Câu hỏi: Xin tư vấn giúp chúng tôi nếu tiêu chí xuất xứ thuần túy WO và RVC 100% là như nhau?
Trả lời: Sẽ không ít bạn có thắc mắc về việc tại sao RVC 100% thì C/O lại không show là WO. Đây là một hiểu lầm khá cơ bản khi các bạn không nắm được rõ bản chất của 2 tiêu chí này.
Các bạn có thể đọc trong phụ lục ROO (Rule of Origin) của mỗi thông tư hướng dẫn sẽ có giải thích cụ thể các thuật ngữ này.
Quy tắc “Hàm lượng giá trị khu vực” – Regional Value Content (RVC) là gì? Hiểu cơ bản, RVC là hàm lượng nguyên vật liệu cấu thành lên sản phẩm hàng hóa mà có xuất xứ được công nhận từ các nước tham gia các FTA đó.
Công thức tính RVC = (FOB – VNM)/FOB x 100%.
Tùy theo từng FTA mà tỉ lệ RVC sẽ quy định khác nhau. Các bạn cần đọc PSR để hiểu rõ.
Quy định về tiêu chí xuất xứ: https://dichvuhaiquan.com.vn/tieu-chi-xuat-xu-co-nhap-khau/
- RVC 100% là việc toàn bộ tất cả nguyên vật liệu đầu vào cấu tạo nên sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ các nước tham gia FTA. Ví dụ với C/O form E, 1 sản phẩm được cấu tạo từ các nguyên vật liệu có xuất xứ từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Singapore (trong 10 nước Asean và Trung Quốc) thì sẽ đạt RVC 100%.
Từ đây, có thể thấy rằng WO chỉ gói gọn nguyên vật liệu trong 1 nước xuất khẩu, còn RVC xét đến các nguyên vật liệu trong các bên tham gia FTA. Vậy nên nếu C/O show 100% sẽ khác với việc show WO.
Về bản chất, cả 2 đều sẽ được chấp nhận khi show trên C/O, Tổng cục Hải quan từng có công văn số 478/GSQL-TH nói về việc C/O show 100% RVC là hợp lệ và hải quan không được bác các C/O này, dù hiếm nhưng chúng vẫn hợp lệ.
Cụ thể
_______
Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2016
Kính gửi: Công ty TNHH TS Việt Nam
(Đ/c: Lô 79, KCN Nội Bài, Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội)
Trả lời công văn số 01/2016 ngày 31/3/2016 của Công ty TNHH TS Việt Nam đề nghị hướng dẫn xử lý vướng mắc về hàm lượng RVC trên C/O form D của Thái Lan, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, nội luật hóa tại Thông tư sô 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 của Bộ Công Thương, sửa đổi bổ sung tại Thông tư 42/2014/TT-BCT ngày 18/11/2014, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng quy định về xuất xứ. Khi hàng hóa khai báo đáp ứng tiêu chí xuất xứ RVC và ô số 8 phải thể hiện tỷ lệ % RVC cụ thể (ví dụ 40%). Việc ghi thông số “100%” tại ô số 8 trên C/O thể hiện hàng hóa có hàm lượng giá trị khu vực 100% là hợp lệ, phù hợp quy định.
Đề nghị Công ty liên hệ với đơn vị hải quan nơi tiến hành thủ tục nhập khẩu để được giải quyết theo thẩm quyền.
Cục Giám sát quản lý về hải quan thông báo để Công ty được biết./.
Vậy doanh nghiệp có thể phân biệt xuất xứ thuần túy WO và RVC 100%. Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu xin liên hệ với chúng tôi sớm nhất để được tư vấn.
Hi vọng được hợp tác cùng Quý khách hàng.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀNG
Địa chỉ ĐKKD và VP tại Hà Nội : Tầng 3, B17/D21 Khu đô thị mới Cầu Giấy (số 7, ngõ 82 Phố Dịch Vọng Hậu) , Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Địa chỉ VP tại Hải Phòng: Tầng 5, tòa nhà TTC, 630 Lê Thánh Tông, Hải Phòng, Việt Nam
Địa chỉ VP tại Hồ Chí Minh: Tầng 4, tòa nhà Vietphone Office, 64 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, TP HCM
Địa chỉ VP tại Móng Cái: Số nhà 85, phố 5/8, Phường Kalong, TP Móng Cái, Quảng Ninh.
Điện thoại: +84. 243 200 8555 Website: www.goldtrans.com.vn | dichvuhaiquan.com.vn
Email:
Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu AI (Form AI) Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ và các nước thành viên trong hiệp định thương mại đa phương AIFTA. Hàng hóa được cấp C/O mẫu AI sẽ được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Ấn Độ.
CÁC THÀNH VIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG C/O FORM AI
Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất AIFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành từng nước trong hiệp định
2. Xuất nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ, bao gồm các nước sau: Bru-nây Đa-rút-xa-lam; Vương quốc Cam-pu-chia; Cộng hòa In-đô-nê-xi-a; d) Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; đ) Ma-lay-xi-a; Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma; Cộng hòa Phi-líp-pin; Cộng hòa Xinh-ga-po; Vương quốc Thái Lan; Ấn Độ ; Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước).
3. Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu
4. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Ấn Độ, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mẫu AI
CÁC VĂN BẢN HIỆP ĐỊNH AIFTA
Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Ấn Độ (Tiếng Anh)
Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Ấn Độ (Tiếng Việt)
Hiệp định về Thương mại Hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung (Tiếng Anh)
Hiệp định về Thương mại Hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung (Tiếng Việt)
Chỉ thị số 38-CT-TTg của TTCP về Tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại Tự do đã có hiệu lực
THỜI GIAN VÀ CƠ QUAN CẤP C/O FORM AI
Cơ quan cấp: Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương và các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền cấp.
Thời gian nhận hồ sơ: Sáng 7h30 - 11h00 , Chiều 13h30 - 16h00
Thời gian trả hồ sơ: Sáng 8h00 - 11h30 , Chiều 14h00 - 16h30
BỘ HỒ SƠ NỘP XIN C/O FORM AI TẠI BCT
Hồ sơ đề nghị cấp C/O AI bao gồm :
- Đơn đề nghị cấp C/O AI được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu số 3);
- Mẫu C/O AI tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
- Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;
- Bản sao hóa đơn thương mại ( có dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn ;
- Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực;
- Bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra ( đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể);
- Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
- Bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (có dấu sao y bản chính của thương nhân ) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất;
- Bản sao hợp đồng mua bán hoặc bản sao hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước ( có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất. Trường hợp không có hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước thì phải có xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa đó;
- Giấy phép xuất khẩu ( nếu có);
- Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác. Trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O AI có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O. Tổ chức cấp C/O AI có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các bản sao trong bộ hồ sơ xin cấp C/O để đối chiếu một cách ngẫu nhiên, hoặc trong trường hợp có căn cứ rõ ràng để nghi ngờ tính xác thực của những chứng từ này và phải nêu rõ những căn cứ này bằng văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O AI trên văn bản yêu cầu đó.
Lưu ý về mã HS của hàng hóa khai trên C/O AI là mã HS của nước nhập khẩu. Trong trường hợp mã HS của nước nhập khẩu khác với mã HS nước xuất khẩu, thương nhân cần làm bản cam kết tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo
TẢI CÁC FORM MẪU C/O FORM AITẠI ĐÂY
QUY TRÌNH KÊ KHAI C/O FORM AI
C/O Mẫu AI phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và biên bản kiểm tra xuất xứ (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra). Nội dung kê khai C/O Mẫu AI cụ thể như sau:
Ô số 1: ghi tên giao dịch của nhà xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Vietnam).
Ô số 2: ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.
Ô trên cùng bên phải: do Tổ chức cấp C/O AI ghi. Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:
a) Nhóm 1: 02 ký tự “VN” (viết in hoa) là viết tắt của hai (02) chữ Việt Nam.
b) Nhóm 2: 02 ký tự (viết in hoa) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau:
KR: Hàn Quốc TH Thái Lan
BN: Bruney LA: Lào
KH: Campuchia ID: Indonesia
MY: Malaysia MM: Myanmar
PH: Philippines SG: Singapore
c) Nhóm 3: 02 ký tự, thể hiện năm cấp C/O
d) Nhóm 4: 02 ký tự, thể hiện tên Tổ chức cấp C/O AI theo danh sách được Bộ Thương mại uỷ quyền với các mã số như sau:
STT | Tên đơn vị | Mã số |
---|---|---|
1 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội | 01 |
2 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh | 02 |
3 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng | 03 |
4 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai | 04 |
5 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng | 05 |
6 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương | 06 |
7 | Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu | 07 |
đ) Nhóm 5: 05 ký tự, thể hiện số thứ tự của C/O Mẫu AI
e) Giữa các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”
Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.
Ô số 4: Để trống. Sau khi nhập khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho Tổ chức đã cấp C/O này.
Ô số 5: danh mục hàng hoá (01 mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian).
Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng.
Ô số 7: số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu).
Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:
Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O: | Điền vào ô số 8: |
Hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu | WO |
Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy theo Điều 4 của Phụ lục 1 | RVC (x%) + CTSH |
Hàng hóa đáp ứng Điều 6 (Quy tắc sản phẩm cụ thể) của Phụ lục 1 | Tiêu chí tương ứng thích hợp |
Ô số 9: Trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc số lượng khác) và giá trị FOB.
Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại.
Ô số 11:
+ Dòng thứ nhất ghi chữ “VIETNAM”
+ Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu
+ Dòng thứ ba ghi địa điểm cấp, ngày tháng năm và chữ ký của người được ủy quyền ký cấp
Ô số 12: Để trống
- Trường hợp cấp sau theo quy định tại Khoản 4, Điều 7 của Phụ lục V thì ghi: “ISSUED RETROACTIVELY”.
- Trường hợp cấp lại theo quy định tại Điều 8 của Phụ lục V thì ghi: “CERTIFIED TRUE COPY”.
Ô số 13: Đánh dấu (√) vào một ô, hai ô hoặc ba ô tương ứng đối với các trường hợp “Third-Country Invoicing” (hóa đơn nước thứ ba), “Exibition” (hàng tham dự triển lãm), “Back to back C/O” (C/O giáp lưng).
XEM CHI TIẾT QUY TRÌNH KHAI C/O FORM AI ĐIỆN TỬ TẠI ĐÂY
CÁC TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI CẤP C/O FORM AI
- Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân;
- Hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng như quy định;
- Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ từ lần cấp C/O trước đó;
- Người đề nghị cấp C/O có gian lận về xuất xứ từ lần cấp C/O trước đó và vụ việc chưa được giải quyết xong;
- Người đề nghị cấp C/O không cung cấp đầy đủ hồ sơ lưu trữ theo quy định để chứng minh xuất xứ hàng hóa khi Tổ chức cấp C/O tiến hành hậu kiểm xuất xứ hàng hóa;
- Hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;
- Mẫu C/O được khai bằng mực màu đỏ, viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực khác nhau;
- Có căn cứ hợp pháp, rõ ràng chứng minh hàng hóa không có xuất xứ theo quy định của pháp luật.
VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ C/O FORM AI CỦA VIỆT NAM
Nghị định số 159-2017-NĐ-CP ngày 27-12-2017 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean - Ấn Độ giai đoạn 2018 – 2022
Biểu thuế Việt Nam thực hiện AIFTA 2018-2022
Ban hành phụ lục của thông tư 15
Hồ sơ thị trường Ấn Độ - VCCI
Từ khóa » Cách Tính Rvc Form Ai
-
HÀM LƯỢNG GIÁ TRỊ KHU VỰC RVC - REGIONAL VALUE ...
-
Tiêu Chí Cộng Gộp RVC (%) + CTSH Trong C/O Form AI
-
[PDF] QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ THỦ TỤC CẤP CHỨNG ... - Hiệp định CPTPP
-
[DOC] Phụ Lục 3 Bộ Quy Tắc Xuất Xứ Hàng Hoá Khu Vực Mậu Dịch Tự Do Asean
-
CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ FORM AI
-
Tiêu Chí Xuất Xứ Thuần Túy WO Và RVC 100% Là Như Nhau?
-
Tiện ích - Tiêu Chí Rvc 40% Co Form Ak? | Công Ty Logistics H-A
-
[PPT] Quy Tắc Xuất Xứ Trong Các Hiệp định FTA
-
Kê Khai Hàng Hóa Xuất Khẩu đạt Tiêu Chí Hàm Lượng Giá Trị Khu Vực ...
-
[PDF] QUY TẮC XUẤT XỨ VÀ THỦ TỤC ... - Cổng Thông Tin AEC Của VCCI
-
Công Thức Tính RVC Của Hiệp định ASEAN - Trung Quốc
-
Zship Logistics Hướng Dẫn Thủ Tục Xin C/O Form Ai Nhanh Nhất
-
Thuật Ngữ Tiêu Chí Xuất Xứ Trên C/O