Cách Tính Thời Gian đèn Giao Thông Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định pháp luật, công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. Trong đó đèn tín hiệu giao thông là một trong những công trình rất quan trọng nhằm kiểm soát và phân luồng giao thông giúp giảm thiểu ùn tắc và xảy ra va chạm. Cách tính thời gian đèn giao thông mới nhất hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Cách tính thời gian đèn giao thông
- Tự động đếm lùi: đây là chế độ đếm lùi thời gian của các đèn hiệu theo số liệu tính toán giao thông. Được lưu lại và hoạt động theo cơ chế tự động hoàn toàn. Số đếm lưu mặc định cho các đèn hiệu như sau: Xanh: 15 / Vàng: 3 / Đỏ: 15.
- Nhân công (EA) : đây là chế độ điều khiển bật tắt đèn xanh–vàng–đỏ theo chủ ý của người điều hành giao thông (không tính toán trước thời gian, do vậy số đếm được đếm tăng để theo dõi thời gian bật đèn tương ứng)
- Cảnh báo (AL): chế độ nháy đèn vàng tại các nút giao cắt để cảnh báo phương tiện tham gia giao thông giảm tốc độ, chú ý quan sát tránh va chạm. chế độ này thường được bật vào giờ ít lưu thông từ 0h-5h.
Hệ thống đèn tín hiệu giao thông
-Dạng đèn 1 Kiểu 1 là dạng đèn thường dùng, có 3 đèn tín hiệu xanh – vàng – đỏ. Ngoài ra còn các kiểu 2, 3, 4 các loại đèn báo hiệu cho phép ngoài đèn chính còn đèn mũi tên báo hiệu cho phép xe đi thẳng hoặc rẽ trái; rẽ phải; quay đầu.
– Dạng đèn 2 bao gồm các kiểu đèn ba màu hình mũi tên nhằm điều khiển các phương tiện theo các hướng cụ thể.
– Dạng đèn 3: Bên trái là đèn 2 mũi gạch chéo màu đỏ; bên phải là đèn mũi tên màu xanh. Khi tín hiệu màu đỏ sáng; các phương tiện phải dừng lại; khi đèn màu xanh sáng; các phương tiện được phép đi theo hướng mũi tên.
– Dạng đèn 4: Đèn tín hiệu 2 màu; xanh và đỏ. Kiểu 1 là đèn dạng đứng: tín hiệu đỏ ở trên; tín hiệu xanh ở dưới; Kiểu 2 là đèn dạng nằm ngang: đèn đỏ bên trái; đèn xanh bên phải. Tín hiệu màu đỏ các phương tiện dừng lại; tín hiệu màu xanh các phương tiện được đi.
-Dạng đèn 5: Đèn tín hiệu một màu đỏ. Kiểu 1 là đèn tròn; kiểu 2 là đèn chữ thập. Khi đèn sáng cấm đi; đặt phía sau nút giao theo chiều đi.
Dạng đèn 6 gồm 4 tín hiệu màu trắng có đường kính từ 80 mm đến 100 mm: bảng bố trí đèn tín hiệu.
Ý nghĩa của những tín hiệu đèn giao thông
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”. QCVN 41:2019/BGTVT quy định về các loại đèn giao thông và ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông cụ thể như sau:
Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn; lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang. Đèn tín hiệu ngoài ba dạng đèn chính còn được bổ sung một số đèn khác tùy thuộc vào quy mô nút giao và tổ chức giao thông.
+Tín hiệu xanh: cho phép đi.
+Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng; phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ; chú ý quan sát; nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
+Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Trường hợp không có vạch dừng; thì vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất theo chiều đi coi như là vạch dừng. Tại một thời điểm; trên cùng một bộ đèn tín hiệu chỉ được sáng một trong ba màu: xanh; vàng hoặc đỏ.
Lỗi không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông bị phạt bao nhiêu?
Mức phạt không chấp hành tín hiệu đèn giao thông của ô tô
Khi ô tô phạm lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông thì theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; mức xử phạt không chấp hành tín hiệu đèn giao thông được quy định như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
Ngoài ra, điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định như sau:
11. Ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Mức phạt không chấp hành tín hiệu đèn giao thông xe máy
Quy định tại điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt không chấp hành tín hiệu đèn giao thông xe máy như sau:
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
Ngoài ra, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP còn quy định thêm về vấn đề này:
10. Ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Như vậy, khi phạm vào lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông xe máy thì bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp sau đây: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện nhanh
- Mất sổ bảo hiểm xã hội có lãnh tiền được không?
- Mẫu di chúc không cần công chứng mới
- Tờ khai y tế khi đi máy bay nội địa
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách tính thời gian đèn giao thông mới nhất hiện nay ra sao?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vượt đèn vàng có bị phạt không?Có bị phạt. Trong trường hợp khi có tín hiệu đèn vàng bạn vẫn cố tính tăng tốc độ để vượt qua; thì bạn đã vi phạm quy định không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông?Người tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông theo tín hiệu của đèn giao thông, khi thấy đèn tín hiệu Đèn xanh tức là cho phép đi, Đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ.Khi tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Quy định về ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông hình mũi tên là gì?+Nếu đèn có lắp đèn hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.+ Nếu đèn có hình của một loại phương tiện giao thông nào đó xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.+ Khi tín hiệu mũi tên màu xanh được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì các phương tiện đi theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.
5/5 - (3 bình chọn)Từ khóa » Ngày đèn Giao Thông
-
Đèn Giao Thông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lịch Sử Ra đời Cột đèn Giao Thông | LITEC.COM.VN
-
Quy định Cần Nắm Về Những Loại đèn Giao Thông
-
Ý Nghĩa Của Các Loại Tín Hiệu đèn Giao Thông đường Bộ - Đào Tạo Lái Xe
-
Lịch Sử Ra đời Cột đèn Giao Thông - VnExpress
-
CSDLVBQPPL Bộ Tư Pháp - Về đèn Tín Hiệu điều Khiển Giao Thông
-
Đà Lạt Lắp Cột đèn Xanh đèn đỏ đầu Tiên - Báo Tuổi Trẻ
-
Mức Phạt Khi Không Chấp Hành Hiệu Lệnh Của đèn Tín Hiệu Giao ...
-
Đèn Giao Thông Xanh đỏ Vàng
-
Bài Thơ Đèn Giao Thông - Trường Mầm Non Họa Mi
-
Đèn Giao Thông ở TP Hà Tĩnh “phập Phù”, Người đi đường Gặp Khó
-
Truyện: Ba Ngọn đèn Giao Thông - Trường Mầm Non Đa Mai
-
Đèn đỏ được Rẽ Phải, Rẽ Trái, đi Thẳng Trong Các Trường Hợp Sau