Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân - Luật Phamlaw
Có thể bạn quan tâm
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu đánh vào những người có thu nhập cao, bao gồm công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập, cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn ở Việt Nam có thu nhập và người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam. Công ty Luật Phamlaw xin cung cấp một số những thông tin cơ bản về cách tính thuế thu nhập cá nhân như sau:
>>> Dịch vụ kế toán thuế
>>> Dịch vụ quyết toán thuế
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Văn bản hợp nhất 68/VBHN-BTC 2019
Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14
NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế quan trọng, đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách nhà nước. Về đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân, theo quy định tại Điều 1 Văn bản hợp nhất 68/VBHN-BTC 2019, bao gồm cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế.
Cụ thể:
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Trong khi đó, cá nhân không cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ gồm những đối tượng có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Lưu ý, các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có thể tự thực hiện nộp, quyết toán thuế TNCN với cơ quan quản lý thuế trực tiếp hoặc được phép ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán.
2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân?
Sau khi xác định được đối tượng phải đóng thuế TNCN 2022, việc tiếp theo cần tìm hiểu đó là cách tính thuế với từng loại đối tượng cũng như các bậc tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2022. Thông qua đó, nắm được thông tin để thực hiện quyết toán thuế TNCN theo đúng thủ tục, quy trình.
Căn cứ theo từng loại đối tượng phải nộp thuế TNCN sẽ có cách tính thuế TNCN tương ứng. Theo quy định, 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
Với cá nhân cư trú, sẽ có 2 trường hợp:
+ Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.
+ Cá nhân không ký hợp đồng lao động/ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân với từng trường hợp cụ thể như sau:
2.1 Với cá nhân cư trú có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:
Thuế thu nhập cá nhân | = | Thu nhập tính thuế | x | Thuế suất.
|
Lưu ý: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ.
2.2 Đối với trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng
Căn cứ theo quy định tại Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, NLĐ sẽ bị khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.
Thuế thu nhập cá nhân | = | 10% | x | Thu nhập tính thuế TNCN |
2.3 Đối với cá nhân không cư trú
Đối với cá nhân không cư trú, công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo Khoản 1, Điều 18, Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Thuế thu nhập cá nhân | = | 20% | x | Thu nhập chịu thuế |
Thu nhập chịu thuế bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương NLĐ nhận được trong kỳ tính thuế.
Cùng với đó, nếu lao động ký hợp đồng thử việc và có tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì sẽ phải khấu trừ thuế 10%.
3. Bảng mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Lưu ý: Thu nhập dưới đây là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã trừ các khoản sau:
- Các đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
- Thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.
- Các khoản không tính thuế thu nhập cá nhân như một số khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa,…
Để thuận tiện cho việc theo dõi, Luat Phamlaw đã tính một số mức thu nhập phổ biến phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
TT | Số người phụ thuộc | Thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/tháng | Tổng thu nhập nhận được từ tiền lương, tiền công/năm |
1 | Không có người phụ thuộc | > 11 triệu đồng | > 132 triệu đồng |
2 | Có 01 người phụ thuộc | > 15,4 triệu đồng | > 184,8 triệu đồng |
3 | Có 02 người phụ thuộc | > 19,8 triệu đồng | > 237,6 triệu đồng |
4 | Có 03 người phụ thuộc | > 24,2 triệu đồng | > 290,4 triệu đồng |
5 | Có 04 người phụ thuộc | > 28,6 triệu đồng | > 343,2 triệu đồng |
Theo quy định của Luật Thuế TNCN hiện hành, cá nhân được trừ các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trừ đi mức giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ (nếu có)… số còn lại mới là thu nhập làm căn cứ tính thuế TNCN.
Đối với các cá nhân là người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nếu bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế thì không phải nộp thuế. Các khoản trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm… cũng không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN. Theo đó, điều chỉnh nâng mức giảm trừ cho người nộp thuế từ 9 triệu đồng/tháng lên 11 triệu đồng/tháng, cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu đồng/tháng và áp dụng ngay từ kỳ tính thuế năm 2020. Việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN đã góp phần giảm bớt nghĩa vụ cho người nộp thuế, số thuế phải nộp đã giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN.
Với việc điều chỉnh nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng và cho mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng lên 4,4 triệu đồng/tháng thì người có thu nhập từ tiền lương, tiền công 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) hay 22 triệu đồng/tháng (nếu có 2 người phụ thuộc) cũng chưa phải nộp thuế TNCN. Trường hợp cá nhân có thu nhập lớn hơn các mức nêu trên (17 triệu đồng/tháng, 22 triệu đồng/tháng) thì số thuế phải nộp cũng rất nhỏ so với thu nhập của cá nhân.
Ví dụ:
Một cá nhân có thu nhập dưới 100 triệu đồng/tháng, theo quy định hiện hành, số thuế TNCN phải nộp so với thu nhập cũng chưa đến 20%, cụ thể:
+ Cá nhân có thu nhập 40 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 6,61%/thu nhập;
+ Cá nhân có thu nhập 60 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 11,86%/thu nhập;
+ Cá nhân có thu nhập 80 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 15,74%/thu nhập;
+ Cá nhân có thu nhập 100 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 18,66%/thu nhập.
Đối với cá nhân có thu nhập ở mức cao trên 100 triệu đồng thì số thuế TNCN phải nộp mới ở tỉ lệ cao hơn 20%/thu nhập, cụ thể:
+ Cá nhân có thu nhập 110 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 20,15%/thu nhập;
+ Cá nhân có thu nhập 150 triệu đồng/tháng thì số thuế TNCN phải nộp là 24,11%/thu nhập…
(Việc tính toán ở trên với giả định cá nhân có 1 người phụ thuộc, trường hợp cá nhân có nhiều hơn 1 người phụ thuộc thì số thuế phải nộp cũng thấp hơn tương ứng)
Bảng thuế suất lũy tiến từng phần tính thuế TNCN
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Trên đây tư vấn của Phamlaw về cách tính thuế thu nhập cá nhân, nếu bạn có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.
5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
- Xử phạt vi phạm Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa
- Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình
- Người lao động có được hưởng tiền hoàn thuế TNCN khi nhận lương net ?
- Hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan nhà nước
- Quy định về khung giá đất theo Luật Đất đai 2013
- Có được ly hôn khi chồng (vợ) khi mất tích nhiều năm?
- Điều kiện dự án đầu tư khu công nghệ cao
- Các quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ cá nhân sang công ty
- Biểu mẫu-Biên bản bầu chủ tịch hội đồng quản trị
- Tính mới thương mại của thiết kế bố trí
Bài viết cùng chủ đề
- Mẫu tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
- Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18 tháng 3 năm 2010
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thông tư số 55/2007/TT-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2007
- Khái quát chung về thuế xuất khẩu, nhập khẩu
- Cách khắc phục khi viết sai hóa đơn giá trị gia tăng
- Thuế TNDN năm 2015 theo thông tư 96/2015/TT-BTC
- Thuế là gì?
Từ khóa » Ví Dụ Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân
-
Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân 2022 Từ Tiền Lương, Tiền Công
-
Bài Tập Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Có Lời Giải - Kế Toán Thiên Ưng
-
Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Mới Nhất Năm 2022
-
Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân TNCN Từ Tiền Lương, Tiền Công
-
Ví Dụ Về Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân, GTGT Với Tài Xế Grab
-
Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Gì? Đặc điểm Của Thuế ... - Luật Hoàng Phi
-
Thuế Thu Nhập Cá Nhân Và Những Thông Tin Cần Nắm được
-
Hướng Dẫn Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân (TNCN) Năm 2021
-
Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân 2021 Mới Nhất - Kế Toán Thiên Ưng
-
Kỳ Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân Theo Quy định Mới Nhất - Luật LawKey
-
Các Khoản Thu Nhập Không Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân
-
Thuế Thu Nhập Cá Nhân Là Gì? Khái Quát Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân?
-
Vai Trò Của Thuế Thu Nhập Cá Nhân - LUẬT THỊNH TRÍ