Cách Tính Tốc độ Của Máy Tính - Mới Cập Nhập - Update Thôi
Có thể bạn quan tâm
Tốc độ xung nhịp là một trong các thông số kỹ thuật chính của CPU – nhưng nó thực sự có nghĩa gì?[d:604]
Nội dung chính Show- Tốc Độ Xung Nhịp Là Gì?
- Tốc Độ Xung Nhịp Tác Động Như Thế Nào Đến Việc Chơi Game?
- Tần Số Turbo Có Nghĩa Là Gì?
- Làm Thế Nào Để Bạn Điều Chỉnh Tốc Độ Xung Nhịp CPU Của Mình?
- Tại Sao Tốc Độ Xung Nhịp Lại Quan Trọng?
- Cách xem tốc độ xử lý của máy tính đơn giản
- Kiểm tra thuộc tính hệ thống
- Vào cài đặt để xem tốc độ xử lý của máy tính
- Kiểm tra tốc độ xử lý của máy tính bằng mã lệnh “Msinfo32”
- Dùng mã lệnh “Dxdiag”
- Phần mềm Intel Power Gadget
- Cách kiểm tra cấu hình máy tính, Laptop bằng CPU-Z
Tốc độ xung nhịp là một trong các thông số kỹ thuật chính của CPU – nhưng nó thực sự có nghĩa gì?[d:604]
Hiệu suất CPU của bạn – "bộ não" của chiếc máy tính cá nhân của bạn – có tác động lớn đến tốc độ tải các chương trình và độ chạy mượt của chúng. Tuy nhiên, có một vài cách khác nhau để đo lường hiệu suất của bộ xử lý. Tốc độ xung nhịp (cũng là "xung nhịp" hoặc "tần số") là một trong những thông số quan trọng nhất.
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để kiểm tra tốc độ xung nhịp, hãy nhấp vào bảng chọn Bắt đầu (hoặc nhấp vào phím Windows*) và nhập “Thông tin Hệ thống.” Tên mẫu CPU của bạn và tốc độ xung nhịp sẽ được liệt kê trong mục "Bộ xử lý".
Tốc Độ Xung Nhịp Là Gì?
Nói chung, tốc độ xung nhịp cao hơn đồng nghĩa là CPU nhanh hơn. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khác tác động.
CPU của bạn xử lý nhiều chỉ lệnh (tính toán cấp thấp như số học) từ các chương trình khác nhau mỗi giây. Tốc độ xung nhịp đo số chu kỳ mà CPU của bạn thực hiện mỗi giây, được đo bằng GHz (gigahertz).
Một chu kỳ của máy kỹ thuật là một xung được đồng bộ hóa bởi một bộ dao động bên trong, nhưng với mục đích của chúng ta, nó là một đơn vị cơ bản để hiểu được tốc độ của CPU. Trong mỗi chu kỳ, hàng tỉ bóng bán dẫn trong bộ xử lý đóng và mở.
Một CPU có tốc độ xung nhịp 3.2 GHz thực hiện 3.2 tỷ chu kỳ mỗi giây. (Các CPU cũ hơn có tốc độ được đo bằng megahertz, hoặc hàng triệu chu kỳ mỗi giây.)
Đôi lúc, nhiều chỉ lệnh được hoàn thành trong một chu kỳ đồng hồ duy nhất; trong các trường hợp khác, một lệnh có thể được xử lý qua nhiều chu kỳ xung nhịp. Do các thiết kế CPU khác nhau xử lý các chỉ lệnh khác nhau nên tốt hơn hết là so sánh tốc độ xung nhịp trong cùng một thương hiệu và thế hệ CPU.
Ví dụ, CPU có tốc độ xung nhịp cao hơn từ năm năm trước có thể bị lép vế khi so với CPU mới có tốc độ xung nhịp thấp hơn, vì cấu trúc mới hơn xử lý các chỉ lệnh hiệu quả hơn. Bộ xử lý Intel® dòng X có thể vượt trội hơn bộ xử lý dòng K với tốc độ xung nhịp cao hơn, vì nó phân chia các tác vụ giữa nhiều lõi hơn và có bộ nhớ đệm CPU lớn hơn. Tuy nhiên, trong cùng một thế hệ CPU, bộ xử lý có tốc độ xung nhịp cao hơn thường sẽ vượt trội hơn bộ xử lý có tốc độ xung nhịp thấp hơn trên nhiều ứng dụng. Đây là lý do tại sao chúng ta cần so sánh các bộ xử lý từ cùng một nhãn hiệu và thế hệ .
Tốc Độ Xung Nhịp Tác Động Như Thế Nào Đến Việc Chơi Game?
Trước sự ra đời của CPU đa lõi, tốc độ xung nhịp được xem là thông số chính để so sánh bộ xử lý lõi đơn. Ngày nay, nó đã được xem xét cùng với số lượng lõi, bộ nhớ đệm CPU và mức tiêu thụ điện năng.
Tác động của tốc độ xung nhịp lên một trò chơi riêng lẻ phụ thuộc vào công cụ trò chơi và các công cụ được sử dụng để tạo ra trò chơi. Các trang web điểm chuẩn như Tom's Hardware đã phát hiện ra rằng một số công cụ chơi game như Far Cry: Primal's Dunia, được hưởng lợi nhiều hơn từ hiệu suất đơn luồng mạnh hơn đa luồng.1 Mặc khác, nhiều trò chơi AAA mới hơn, đặc biệt là trong các công cụ thân thiện đa luồng như Unreal Engine 4, có thể mang lại lợi ích cho cả lõi bổ sung và tăng xung nhịp.2
Điểm chuẩn cụ thể là cách tốt nhất để đánh giá hiệu suất CPU trong một công cụ chơi game cụ thể, tuy nhiên, tốc độ xung nhịp là một hướng dẫn chung tốt cho hiệu suất tương đối của bộ xử lý trong một họ sản phẩm.
Tần Số Turbo Có Nghĩa Là Gì?
Thông số kỹ thuật CPU Intel liệt kê cả Tần số Turbo Tối đa và Tần số Cơ bản của Bộ xử lý. Tần số cơ bản của bộ xử lý đề cập đến điểm hoạt động thường xuyên của CPU, trong khi Tần số Turbo Tối đa đề cập đến tốc độ tối đa mà bộ xử lý có thể đạt được bằng Công nghệ Intel® Turbo Boost.
Công nghệ Intel® Turbo Boost là một công cụ giúp tăng tốc độ xung nhịp một cách linh hoạt để xử lý các khối lượng công việc nặng. Nó hoạt động mà không cần bất kỳ cài đặt hoặc cấu hình của người dùng. Công nghệ đánh giá khoảng trống nhiệt mà bộ xử lý có, cũng như số lượng lõi sử dụng, sau đó tăng tốc độ xung nhịp lên mức an toàn tối đa. Tìm hiểu thêm về công nghệ tại đây.
Đâu là con số quan trọng với việc chơi game? Tần số turbo. Khi được làm mát đầy đủ, đây là tốc độ mà CPU của bạn sẽ hoạt động khi xử lý khối lượng công việc nặng (chẳng hạn như di chuyển qua thành phố hoặc tính toán hành vi AI (Trí tuệ nhân tạo) ở lượt của kẻ thù trong game chiến lược) trong các tựa game nặng nhất đối với CPU.
Làm Thế Nào Để Bạn Điều Chỉnh Tốc Độ Xung Nhịp CPU Của Mình?
Thuật ngữ "ép xung"3 có nghĩa là tăng tốc xung nhịp CPU để tăng thêm sức mạnh xử lý. Các CPU của Intel với chữ “K” trong tên có một hệ số nhân đã được mở khóa để thực hiện việc ép xung dễ dàng khi được ghép nối với bo mạch chủ tích hợp hỗ trợ ép xung.
Ép xung có thể cải thiện FPS4, thậm chí cho cả các CPU cao cấp như bộ xử lý Intel® Core™ i9 mới nhất. Tìm hiểu thêm về cách để tìm phương pháp ép xung ổn định và tận dụng tối đa phần cứng mà bạn hiện có tại đây.
Tại Sao Tốc Độ Xung Nhịp Lại Quan Trọng?
Tốc độ xung nhịp của CPU là một chỉ số thể hiện hiệu suất của bộ xử lý của bạn. Mặc dù các ứng dụng như chỉnh sửa video và phát trực tuyến là dựa vào hiệu suất đa lõi, nhiều video game mới vẫn đạt điểm chuẩn tốt nhất trên CPU với tốc độ xung nhịp cao nhất.
Bạn có biết, nếu muốn xem tốc độ xử lý của máy tính thì mọi người phải kiểm tra tốc độ CPU. Vì chúng sẽ phản ánh tình trạng máy tính của bạn. Hãy cùng Linhkienlaptop.net điểm qua một số cách giúp người dùng tìm hiểu về tốc độ xử lý của thiết bị (máy tính) đang dùng nhé!
Tốc độ CPU quyết định tốc độ xử lý các tác vụ trên máy tính. Tốc độ CPU đã không còn ảnh hưởng nhiều như trước đây nhờ sự ra đời của bộ xử lý đa nhân. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra tốc độ CPU khi mua chương trình mới để đảm bảo rằng máy tính có thể xử lý được. Đồng thời, kiểm tra tốc độ chuẩn của CPU cũng hữu dụng khi bạn ép xung để cho hiệu suất tốt hơn.
Cách xem tốc độ xử lý của máy tính đơn giản
Kiểm tra thuộc tính hệ thống
Đây là thao tác đơn giản nhất, được sử dụng rộng rãi trên các phiên bản Windows từ XP, Vista, 7... tới Windows 10.
Đối với Windows 8 trở lên
Trên màn hình máy tính ấn chuột phải vào This PC => Properties, tại đây máy sẽ hiển thị lên tốc độ CPU của bạn.
Đối với Windows 7 trở về trước
Bạn hãy vào Start > chuột phải vào My Computer hoặc nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer ngay trên desktop rồi chọn Properties
Tại đây, chúng ta sẽ biết được thông tin về hệ điều hành, thông số CPU, RAM, tình trạng kích hoạt của Windows, tên người dùng, trên máy tính và một số thiết lập hệ thống khác bên phía tay trái
Vào cài đặt để xem tốc độ xử lý của máy tính
Đây là một cách hữu ích và dễ dàng để kiểm tra tốc độ CPU, bằng cách ấn vào Start => cài đặt => System, lướt xuống chọn About.
Kiểm tra tốc độ xử lý của máy tính bằng mã lệnh “Msinfo32”
- Đối với Windows 8.1/10, trên bàn phím bạn nhấn phím cửa sổ + R, nhập vào msinfo32 để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thành phần khác trên máy.
- Nhập lệnh xem thông tin máy tính
- Cửa sổ System Information hiện ra, cho phép bạn xem rất nhiều thông số của hệ thống như: Tên hệ điều hành kèm phiên bản Windows 32bit hay 64bit, trên hệ thống, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, kéo xuống dưới một chút là các thông số của RAM,... Nếu muốn biết chi tiết về phần cứng, phần mềm hay các thành phần khác có thể điều hướng trong menu bên trái.
Dùng mã lệnh “Dxdiag”
Tương tự như trên, lệnh dxdiag này rất "cổ xưa" nhưng vẫn hữu hiệu và cho nhiều thông tin chi tiết hơn cách 3. Để thực hiện, các bạn mở run (bấm phím cửa sổ + R), gõ dxdiag rồi Enter
Dxdiag sẽ hiển thị các thông tin tương tự như với Computer Properties, bên cạnh có còn có thông số về màn hình (trong phần Display), âm thanh - Sound và các thiết bị nhập liệu, hỗ trợ (trong phần Input, ở đây là chuột và bàn phím)
Phần mềm Intel Power Gadget
- Nền tảng hỗ trợ: Windows, MacOs, Linux. - Dung lượng: 4.7 MB
Đây là phần mềm bên thứ 3 để kiểm tra tốc độ của CPU, sau khi bạn giải nén và cài đặt phần mềm, bạn có thể chạy phần mềm và kiểm tra tần số hoặc tốc độ cơ bản của CPU. Bên cạnh đó bạn cũng có thể biết tốc độ hiện tại của CPU đang hoạt động, nhiệt độ của CPU và mức tiêu thụ năng lượng của CPU.
Cách kiểm tra cấu hình máy tính, Laptop bằng CPU-Z
Phần mềm CPU-Z là một trong những công cụ kiểm tra chi tiết máy tính phố biến hiện nay, và được nhiều người dùng chọn lựa sử dụng.
Việc đầu tiên mà chúng ta cần làm là cài đặt phần mềm CPU-Z trên máy tính để kiểm tra thông số, thông tin phần cứng. Chương trình sẽ cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết về toàn bộ cấu hình của máy.
Sau khi cài đặt chương trình CPU-Z, bạn sẽ thấy giao diện của CPU-Z xuất hiện với các thông số của máy tính gồm: CPU, Caches, Mainboard, SPD, Graphics, Bench và About. Mỗi một tab sẽ cho chúng ta biết những thông tin chi tiết về cấu hình của máy.
Tab CPU:
Tab này cho cho chúng ta biết thông tin về tên CPU Intel core i3-5005U, có tốc độ 2.00GHz. Tiếp đến, bên góc phải phía dưới có thông số Cores 2 Threads 4 biểu thị CPU có 2 nhân 4 luồng xử lý.
Tab Caches:
Phần này sẽ cung cấp thông tin bộ nhớ đệm của CPU.
Tab Mainboard:
Tab này sẽ cho biết những thông tin về bo mạch chủ trên máy tính như tên hãng (Manufacturer), mẫu (Model), phiên bản BIOS (Version),...
Tab Memory:
Thông tin của RAM ở tab Memory bao gồm dung lượng RAM là 4GB, loại RAM là DDR3 và tốc độ RAM là 798.1 MHz như hình dưới đây:
Tab SPD:
Bạn sẽ biết thông số cụ thể của từng khe cắm RAM trên máy tính.
Chúng ta có thể kiểm tra số lượng khe cắm RAM trên máy tính và thông số của RAM ở từng khe cắm. Nhấn chọn vào mũi tên xuống tại Slot #1, xuất hiện danh sách gồm Slot #1 và Slot #2. Tùy vào từng máy có lượng khe cắm RAM khác nhau, mà danh sách số lượng này sẽ khác nhau.
Tiếp đến để xem thông số của từng khe cắm, bạn chọn Slot # khe cắm đó. Nếu không có thông tin nghĩa là chưa cắm RAM. Các thanh RAM không cần thiết phải cắm vào khe gần nhau.
Như trong ví dụ thì Slot # 1 được cắm RAM 4GB, còn Slot #2 không được cắm RAM.
Tab Graphics:
Tab này sẽ cung cấp thông tin chính xác về Card màn hình của máy tính. Tại giao diện chính của tab, nhấn chọn vào Display Device Selection sẽ xuất hiện danh sách Card màn hình có trên máy tính, gồm Card Onboard và Card rời.
Card Onboard đều có ở các máy tính, có tên Intel(R) HD Graphics. Còn Card rời không nhất thiết phải có trên máy tính. Như hình dưới đây, máy tôi chỉ có Card Onboad Intel(R) HD Graphics 5500 mà thôi.
Tiếp đến, khi chúng ta nhấn chọn vào Card màn hình bất kỳ sẽ xuất hiện thông tin chi tiết về Card màn hình đó. Trong hình, Intel(R) HD Graphics 5500 có dung lượng 1GB.
Tab Bench:
Kiểm tra sức khỏe của CPU khi chạy ở các chế độ khác nhau.
Tab About:
Cuối cùng là thông tin về phiên bản CPU-Z mà chúng ta đang sử dụng, tác giả, trang chủ của phần mềm CPU-Z, hệ điều hành Windows đang sử dụng, DirectX.
Tổng Kết
Vừa rồi Linhkienlaptop.net vừa chia sẻ 6 cách xem tốc độ xử lý của máy tính mà mọi người đều có thể áp dụng. Khi cần mọi người có thể áp dụng một trong số những cách trên để hiểu hơn về thiết bị, giúp người dùng sử dụng máy tính một cách hợp lý, phù hợp với tốc độ xử lý nhất, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.
Từ khóa » Tốc độ Xử Lý Của Cpu Trong Hệ Thống Máy Tính được đo Bằng đơn Vị Nào
-
Tốc độ Xung Nhịp CPU Là Gì? | Intel
-
Tốc độ CPU Là Gì? Có ý Nghĩa Gì Trong Các Thiết Bị điện Tử, Di động?
-
Hãy Cho Biết Tốc độ Xử Lý Của CPU Trong Hệ Thống Máy Tính được đo ...
-
Tốc độ Xử Lý Của CPU Trong Hệ Thống Máy Tính được đo Bằng đơn Vị ...
-
Đơn Vị đo Thông Tin Trong Máy Tính - Góc Học IT
-
Tốc độ Bộ Xử Lý Là Gì? Xung Nhịp CPU Có Tác Dụng Gì - Saohaivuong
-
Tìm Hiểu Tốc độ Xung Nhịp Của CPU: Thì Ra Là Quan Trọng đến Như Thế!
-
Các Thông Số Cần Biết Của CPU Intel Khi Chọn Mua Laptop
-
CPU – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tốc độ Xung Nhịp CPU Là Gì? Và Tác Dụng Của Xung Nhịp
-
Đơn Vị đo Tốc độ Bộ Xử Lý Là Gì?
-
Bộ Xử Lý Trung Tâm CPU Là Gì? - Điện Máy Chợ Lớn
-
Bỏ Túi 4 Cách Kiểm Tra Tốc độ Xử Lý Máy Tính CPU Siêu Nhanh
-
CPU Là Gì? Là Viết Tắt Của Từ Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Của CPU
-
Tìm Hiểu Về Cách Làm Việc Của CPU
-
CPU Là Gì? Top 6+ Loại CPU Phổ Biến Dùng Cho PC, Laptop
-
CPU Là Gì? CPU Là Viết Tắt Của Từ Gì? Chức Năng Như Thế Nào?
-
Cách Chọn CPU Phù Hợp Với Mainboard (bo Mạch Chủ) Cho Máy Tính
-
CPU Là Gì? Các Loại CPU Cho Laptop, PC Phổ Biến 2022