Cách Tính Tuổi Thai Và Ngày Dự Sinh - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...

Cách tính tuổi thai và ngày dự sinh Ngày đăng 09/03/2021 | 11:02 | Lượt xem: 12308

“Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời...”. Câu hát này chắc nhiều bà mẹ biết, vì đúng tâm trạng của mẹ, mang thai chỉ có ngóng, trông, mong, đợi... ngày dự sinh.

TIN LIÊN QUAN

Ngày dự sinh là gì?

Là ngày ước đoán thai nhi được khoảng 40 tuần tuổi - không nhất định đó phải là ngày bé chào đời mới gọi là bình thường. Chỉ có khoảng 1/20 bà mẹ sinh đúng ngày này thôi, còn lại, có thể sớm hơn hay trễ hơn trong vòng 1-2 tuần.

Mỗi em bé chỉ có 1 ngày dự sinh, được tính vào 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu khám nhiều nơi, nhiều lần khác nhau, bác sĩ cho ngày dự sinh khác nhau, bạn hãy tìm một nơi khám thai đáng tin cậy, nhờ bác sĩ xem lại, chọn 1 ngày dự sinh nhất định dựa trên các kết quả (thường là siêu âm) hiện có.

Các cách tính ngày dự sinh

Cách 1: Dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Cách tính như sau:

Ngày: Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối (ngày bắt đầu hành kinh) cộng thêm 7 ngày.

Tháng: Tính lùi đi 3 tháng từ tháng cuối cùng có kinh nguyệt.

Rốt lại, công thức tính “ngày cộng 7, tháng trừ 3, năm cộng 1” để tính ngày dự sinh.

Theo cách này, tuổi thai được tính bắt đầu trước khi có thật sự. Nhưng vì không ai có thể biết chính xác ngày rụng trứng, thời điểm thụ thai, chỉ có ngày ra kinh là thông tin chính xác, nên y học chọn ngày này. Cách này áp dụng cho những bà mẹ có chu kỳ kinh đều 28 ngày và nhớ đúng ngày bắt đầu hành kinh. Không áp dụng cho chu kỳ kinh không đều, nhớ nhớ quên quên ngày ra kinh.

Cách 2: Dựa vào siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ. Bác sĩ siêu âm đo đạc em bé, ước đoán hiện tại bao nhiêu tuần và tính ngày tròn 40 tuần làm ngày dự sanh.

Cách 3: Đối với thai sau hỗ trợ sinh sản, việc tính tuổi thai sẽ dựa vào ngày chọc hút trứng, ngày chuyển phôi hay ngày bơm tinh trùng.

Cách 4: Hiện nay, có rất nhiều phần mềm, app, web giúp bạn tính ngày dự sinh một cách thuận tiện. Bạn chỉ cần nhập vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng (hoặc tuổi thai và ngày siêu âm) sẽ biết được ngày dự sinh, tuổi thai hiện tại, không cần ngồi đong đếm cộng trừ.

Lời khuyên của bác sĩ về ngày dự sinh

Bạn cần nhớ ngày dự sinh chính xác, vì bác sĩ sẽ dựa vào đó tính tuổi thai em bé một cách nhanh chóng, dễ dàng, góp phần theo dõi, chẩn đoán và chăm sóc bé tốt hơn. Khái niệm ngày dự sinh giúp bác sĩ ước đoán tuổi thai, theo dõi sự phát triển của thai để can thiệp đúng lúc và cần thiết. Ví dụ: tuổi thai nào - làm xét nghiệm gì, cần can thiệp gì. Cách tính ngày dự sinh cả thế giới đều áp dụng, không chỉ riêng Việt Nam.

Tại sao lại chọn 40 tuần? Vì sau thời điểm đó, những bất trắc liên quan đến thai tăng hơn nhiều lần. Cái này dựa trên nghiên cứu, thống kê rồi chọn, chứ không phải tự nhiên thấy số đẹp rồi chọn. Khám thai sớm, tính tuổi thai chính xác từ đầu thai kỳ cực kỳ quan trọng.

Đừng ngại khi tính tuổi thai thấy “cưới 4 tuần - thai 6 tuần”. Điều này là bình thường - điều đó chứng tỏ vợ chồng bạn may mắn, chọn đúng ngày lành tháng tốt mà cưới nhau, động phòng quanh thời điểm rụng trứng.

Đỗ Hương

Theo báo Sức khỏe & Đời sống

Nguyễn Thị Diệu Linh

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 574 Lượt truy cập trong tuần: 68762 Lượt truy cập trong tháng: 201823 Lượt truy cập trong năm: 2800495 Tổng số lượt truy cập: 46867883 Về đầu trang

Từ khóa » Chu Kỳ Kinh Cuối Là Gì