Cách Tính Vòng Quay Toàn Bộ Vốn Chính Xác Trong Vận Hành ...

Xem nhiều

Giao dịch Wash Trade là gì? Ảnh hưởng wash trade của đến giá cả – thao túng thị trường

Tháng năm 2, 2022

Tỉ lệ vòng quay toàn bộ vốn (tỉ lệ vòng quay tổng tài sản) là chỉ số quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm phân tích, đánh giá qua nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đánh giá các hoạt động kinh doanh, vận hành hiệu quả trong toàn bộ doanh nghiệp

Vốn kinh doanh được coi là nguồn sống ban đầu và cũng là một giá trị tiền tệ có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.Vậy thế nào được coi là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp?

TÓM TẮT BÀI VIẾT

  • 1. Tỉ lệ vòng quay toàn bộ vốn là gì?
  • II. Tỷ số vòng quay tổng tài sản tốt là gì trong vận hành doanh nghiệp?
  • III. Công thức tính vòng quay tổng tài sản
  • IV. Các chỉ tiêuđánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
    • 1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
  • HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
  • Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
    • 2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.
    • 3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sức sinh lời vốn kinh doanh.
    • 4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
  • V. Bảo toàn vốn kinh doanh

1. Tỉ lệ vòng quay toàn bộ vốn là gì?

Vòng quay toàn bộ vốn (Total Asset Turnover Ratio) hay số vòng quay tổng tài sản là một tỷ số tài chính, được coi là “thước đo” hiệu quả trong việc đo lường, hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn đầu tư nhiều vào tài sản cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tỷ số này cho biết với mỗi đồng doanh nghiệp đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Tỉ lệ vòng quay tổng tài sản so sánh số liệu doanh thu thuần với tổng tài sản bình quân vận hành trong doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ việc đầu tư vào tài sản. Thông thường chỉ số này càng tăng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản càng cao, doanh nghiệp đầu tư vào các kế hoạch mua sắm tài sản hợp lý. Ngược lại, nếu chỉ số này thấp thì cho thấy các kế hoạch mua sắm, đầu tư vào tài sản chưa đạt hiệu quả để tạo ra doanh thu, dòng tiền cho doanh nghiệp.

II. Tỷ số vòng quay tổng tài sản tốt là gì trong vận hành doanh nghiệp?

Tỉ lệ vòng quay tổng tài sản thường được tính theo hằng năm hoặc trong một kỳ kinh doanh nhất định của doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp đều cố gắng cải thiện chỉ số này liên tục qua các chu kỳ kinh doanh, vì chỉ số này càng cao cho thấy việc đầu tư vào tài sản đạt hiệu quả.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng tỷ số này ở mỗi loại hình, mô hình kinh doanh thì lại không giống nhau. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ thông thường (tư vấn, giải trí, tổ chức sự kiện,…) và lĩnh vực bán lẻ thì tỷ số này thường cao hơn so với một số ngành nghề khác, bởi vì các sản phẩm của ngành nghề này thường có khối lượng bán ra cao hơn so với việc doanh nghiệp sở hữu cơ sở tài sản (bao gồm các tài sản hữu hình như nhà máy, đất đai, máy móc, hàng tồn kho, tiền mặt, tài sản tương đương tiền,…). Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì việc đánh giá vòng quay tổng tài sản thường không chính xác và tỉ lệ này cũng ít liên quan đến việc vận hành của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Tỉ lệ này thường hữu ích cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sử dụng nhiều vốn, sở hữu nhiều khối tài sản và thường liên quan đến các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như: sản xuất, ngân hàng, bảo hiểm, bệnh viện, trường học,… Do tỉ lệ vòng quay tổng tài sản khác biệt rất nhiều giữa các công ty trong các lĩnh vực khác nhau, nên không có được con số xác định chung cho vòng quay tổng tài sản “tốt” và sẽ không hợp lý khi so sánh số liệu của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.

Để có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của cùng ngành, lĩnh vực với công ty đó.

III. Công thức tính vòng quay tổng tài sản

Công thức tính tỉ lệ vòng quay tổng tài sản như sau:

Trong đó:

  • Doanh thu thuần: Doanh thu mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi các khoản như: chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, các khoản phụ cấp bán hàng và các chi phí liên quan đến thuế.
  • Tổng tài sản bình quân: Là tổng số tài sản đầu kỳ cộng tổng số tài sản cuối kỳ sau sau đó chia cho 2.

Tỉ lệ vòng quay tổng tài sản cho ta biết được được 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình vận hành của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

IV. Các chỉ tiêuđánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

➣ Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

– Số vòng quay vôn lưu động: Phản ánh số lần luân chuyển VLĐ thực hiên được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)

Số lần luân chuyển VLĐ = DTT về BH&CCDV trong kì / VLĐ bq trong kì

– Kỳ luân chuyển VLĐ: Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một vòng luân chuyển.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kì(360 ngày) / Số lần luân chuyển VLĐ

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = LNST trong kì / Số vốn lưu động bq trong kỳ

➣ Hệ số đảm nhiệm VLĐ: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần sử dụng bao nhiêu đồng VLĐ

Hệ số đảm nhiệm VLĐ = Số VLĐ bình quân trong kỳ / DTT trong kỳ

➣ Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng

Vòng quay hàng tồn kho = DTT trong kì / Giá trị hàng tồn kho bq trong kì

➣ Thời gian một vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành doanh thu (hàng tồn kho quay một vòng hết bao nhiêu ngày)

Thời gian của 1 vòng quay HTK = 360 ngày / Vòng quay hàng tồn kho

➣ Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bq các khoản phải thu trong kì / Doanh thu tiêu thụ bq 1 ngày

2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.

➣ Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Phản ánh một đồng VCĐ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = DTT trong kì / Số dư bình quân về VCĐ

➣ Tỷ suất sinh lời VCĐ: Phản ánh 1 đồng VCĐ tham gia trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận sau thuế trong kì / VCĐ bình quân trong kỳ

➣ Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kì / TSCĐ trong kì

3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sức sinh lời vốn kinh doanh.

➣ Vòng quay toàn bộ VKD: Phản ánh trong kỳ vốn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.

Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần trong kì / Vốn kinh doanh bq trong kì

➣ Tỷ suất sinh lời VKD (ROI): Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 kỳ đồng vốn bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế).

Tỷ suất lợi nhuận trên VKD = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong kì / VKD bình quân trong kỳ

➣ Tỷ suất sinh lời VCSH (ROE): Phản ánh 1 đồng VCSH bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.

Tỷ suất lợi nhuận VCSH = Lợi nhuận sau thuế trong kì / VCSH bình quân trong kỳ

➣ Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA):

Tỷ suất sinh lời tài sản = Lợi nhuận sau thuế trong kì / Giá trị tổng TS bq trong kì

➣ Tỷ suất sinh lời của doanh thu ( ROS): Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 kỳ đồng DTT tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước sau thuế.

Tỷ suất sinh lời DT = Lợi nhuận sau thuế trong kì / DTT trong kì

4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

➣ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời.

Hệ số thanh toán NNH hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.

Hệ số khả năng thanh toán NNH nhanh = ( Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho ) / Tổng số nợ ngắn hạn

Tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán NNH nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho) và được xác định bằng cách lấy tổng TSNH trừ phần dự trữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn hay nói cách khác, hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn

➣ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tức thời.

Hệ số khả năng thanh toán NNH tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền / Tổng số nợ ngắn hạn

 – Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tổng số tiền và các khoản tương đương tiền.

– Chỉ tiêu này càng cao(> 0,5) chứng tỏ tiền của DN có đủ khả năng để trả các khoản nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có thể tự chủ về mặt tài chính trong việc trả NNH. Ngược lại, chỉ tiêu mà càng

Hệ số khả năng thanh toán nợ tổng quát = Tổng tài sản ngắn hạn / Tổng số nợ phải trả

“Hệ số khả năng thanh toán nợ tổng quát” là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết: với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không. Nếu trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” của doanh nghiệp luôn ≥ 1, doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại; trị số này

Hệ số khả năng thanh toán NDH = Giá trị tài sản dài hạn / Tổng số nợ dài hạn

Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán NDH đối với toàn bộ giá trị thuần của TSCĐ và đầu tư dài hạn.Chỉ tiêu càng cao khả năng thanh toán nợ dài hạn trong tương lai càng tốt, tình hình tài chính trong tương lai càng ổn định.

V. Bảo toàn vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là một bộ phận không thể tách rời của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể tồn tại và hoạt động nếu không có vốn kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp thiếu vốn thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó ngay lập tức sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp nào đó thừa vốn mà không dùng để tái đầu tư thì đối với các nhà tài chính chính cũng như đối với các doanh nghiệp, đó quả là sự lãng phí lớn.

Một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài mục tiêu lợi nhuận thì vấn đề trước tiên mà công ty quan tâm là việc phải bảo toàn vốn, tránh thất thoát lãng phí…

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ! Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
  • Tel: Mr Hùng – 0966.192.366
  • Zalo 0966.192.366
  • Email: bigdautu.com@gmail.com
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Incoming search terms:

  • https://bigdautu com/cach-tinh-vong-quay-toan-bo-von-chinh-xac-nhat/

Từ khóa » Cách Tính Vòng Quay Vốn Cố định