Cách Tra Cứu Kiểm Tra Phạt Nguội ô Tô
Có thể bạn quan tâm
Kiểm tra tra cứu phạt nguội ô tô như thế nào? Thời gian thông báo phạt nguội bao lâu? Nộp phạt nguội cách nào đơn giản nhất?
Phạt nguội là gì?
Phạt nguội là hình thức xử phạt người vi phạm Luật Giao thông với lỗi được phát hiện thông qua thông tin, hình ảnh thu được từ các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng, thiết bị kỹ thuật của cá nhân/tổ chức, thông tin hình ảnh đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội…
Quy trình phạt nguội như sau:
Bước 1: CSGT phát hiện vi phạm thông qua hệ thống giám sát tự động (camera và máy đo tốc độ).
Bước 2: Sau khi trích xuất các trường hợp vi phạm, CSGT tiến hành xác minh, tra cứu thông tin về phương tiện và chủ phương tiện vi phạm. Tiếp theo gửi thông báo bằng chuyển phát nhanh (qua bưu điện) tới chủ phương tiện, mời chủ phương tiện đến phòng CSGT nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc.
Bước 3: CSGT phối hợp phối hợp với chủ phương tiện giải quyết vụ việc vi phạm. Cập nhật kết quả xử lý và kết thúc hồ sơ.
Các cách kiểm tra, tra cứu phạt nguội ô tô
Tra cứu phạt nguội trên website Cục Đăng kiểm
Trên webiste của Cục Đăng kiểm Việt Nam, người dân có thể tự tra cứu thông tin về phương tiện xe cơ giới như: thông tin chung (số khung, số máy), thông số kỹ thuật, thông tin đăng kiểm, thông tin nộp phí đường bộ, các thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện – phạt nguội (nếu có).
Hướng dẫn tra cứu phạt nguội trên website Cục Đăng kiểm:
Bước 1: Truy cập vào website của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo địa chỉ đường link: http://www.vr.org.vn/.
Bước 2: Tại trang chủ, phía bên phải có phần TRA CỨU DỮ LIỆU, bấm chọn mục Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện.
Bước 3: Nhập đầy đủ thông tin yêu cầu để tra cứu.
Tại ô Biển đăng ký, nhập thông tin biển kiểm soát của phương tiện. Đối với xe sử dụng biển 5 số (biển trắng) thì khi nhập thêm vào chữ “T” ở cuối cùng (ví dụ: 30E54367T), còn nếu là biển xanh thì nhập thêm chữ “X” ở cuối.
Tại ô Số tem, giấy chứng nhận hiện tại, xem trên giấy Chứng nhận kiểm định ô tô sẽ thấy một dãy số. Nhập dãy số này vào. Tem kiểm định được dán trên kính lái xe, nếu không biết hay không nhớ có thể xem lại. Khi nhập, chú ý giữa chữ cái và chữ số phải có dấu “-” (ví dụ: KC-1506426).
Tại ô Mã xác thực, nhập đúng dòng mã ngay bên trên.
Bước 3: Sau khi nhập đầy đủ thông tin, bấm Tra cứu. Kết quả sẽ cho ra các thông tin về phương tiện gồm: Thông tin chung, Thông số kỹ thuật, Lần đăng kiểm gần nhất, Lần nộp phí sử dụng đường bộ gần nhất và cuối cùng là Thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện.
Nếu xe bị phạt nguội, thông tin phạt nguội sẽ hiển thị ở mục Thông báo của cơ quan chức năng liên quan đến phương tiện (nằm vị trí cuối cùng). Nếu mục này trống nghĩa là phương tiện không bị phạt nguội. Nếu mục này hiển thị thông tin vi phạm, nghĩa là chủ phương tiện chưa hoàn thành nộp phạt nên sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Tra cứu phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông
Trên website của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), người dân có thể tự tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh bằng cách nhập biển số xe. Cách kiểm tra phạt nguội ô tô trên website của Cục Cảnh sát giao thông khá đơn giản.
Sau khi kiểm tra, nếu có phạt nguội sẽ biết được cụ thể thời gian, địa điểm, đơn vị phát hiện vi phạm. Đồng thời website cũng cung cấp cả thông tin địa chỉ, số điện thoại để liên hết giải quyết với đơn vị nơi phát hiện vi phạm.
Hướng dẫn tra cứu phạt nguội trên webiste Cục Cảnh sát giao thông:
Bước 1: Truy cập vào website của Cục Cảnh sát giao thông theo địa chỉ đường link: http://www.csgt.vn/.
Bước 2: Tại trang chủ, phía bên phải có mục Tra cứu phương tiện bi phạm giao thông qua hình ảnh. Nhập đầy đủ thông tin yêu cầu gồm: biển kiểm soát, loại phương tiện và mã bảo mật.
Bước 3: Sau khi nhập đầy đủ thông tin thì nhấn Tra cứu để kiểm tra kết quả. Nếu kết quả báo “Không tìm thấy kết quả” nghĩa là xe không bị phạt nguội. Trường hợp xe bị phạt nguội, kết quả sẽ cho ra các thông tin chi tiết về lỗi phạt nguội.
Tra cứu phạt nguội trên website Sở Giao thông vận tải
Hiện nay, Sở Giao thông vận tải của nhiều tỉnh thành như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu… đã triển khai cho phép người dân tra cứu phạt nguội trên website của Sở.
Hướng dẫn tra cứu phạt nguội trên webiste Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh:
Bước 1: Truy cập vào mục Tra cứu vi phạm trên website Sở giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh theo địa chỉ đường link: http://www.giaothong.hochiminhcity.gov.vn/tracuu/#home/VIPHAM.
Bước 2:. Nhập đầy đủ và chính xác các thông tin yêu cầu gồm: Biển số xe và Số tem giấy chứng nhận kiểm định.
Bước 3: Sau khi nhập đầy đủ thông tin thì nhấn vào Tìm kiếm để kiểm tra kết quả.
Tra cứu phạt nguội trên ứng dụng
Trên nền tảng Android và IOS hiện có nhiều ứng dụng giúp tra cứu phạt nguội ô tô như: Tra cứu phạt nguội toàn quốc, Tra cứu phạt nguội, Tra phạt nguội, Tra cứu phạt nguội Ô tô – xe máy… Có thể tải các ứng dụng này trên CH Play (với điện thoại sử dụng hệ điều hành Android) hoặc Apple Store (với điện thoại sử dụng hệ điều hành IOS).
Thời gian thông báo phạt nguội
Kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm, trong thời hạn 5 ngày làm việc, lực lượng chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh thông tin về phương tiện giao thông vi phạm và gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu chủ phương tiện đến phòng CSGT nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc.
Nếu sau 15 ngày kể từ khi gửi thông báo vi phạm lần 1 mà chủ phương tiện không đến, lực lượng chức năng sẽ gửi thông báo lần 2 đến Công an phường, xã, thị trấn nơi chủ phương tiện đăng ký thường trú. Công an địa phương sẽ chuyển thông báo này đến chủ xe, đề nghị chủ xe đến phòng CSGT nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc.
Trường hợp sau 2 lần gửi thông báo mà chủ phương tiện vẫn không đến cơ quan để giải quyết vụ việc vi phạm, phòng CSGT sẽ gửi thông báo cho cơ quan đăng kiểm để đưa phương tiện vi phạm vào cảnh báo phương tiện trên Chương trình quản lý kiểm định.
Kinh nghiệm khi bị phạt nguội
Khi bị phạt nguội, người vi phạm cần lưu ý một số điều sau:
Tất cả trường hợp xử lý phạt nguội giao thông đều được thông báo bằng văn bản gửi đến chủ phương tiện hay người điều khiển phương tiện vi phạm. Trên văn bản có chữ ký, con dấu của người/cơ quan có thẩm quyền.
Khi nhận được thông báo, người vi phạm cần đến cơ quan chức năng theo đúng thời gian hẹn. Chủ phương tiện hay người vi phạm phải có mặt tại cơ quan nơi gửi thông báo. Các giấy tờ mang theo gồm: giấy tờ liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm; thông báo vi phạm.
Tại cơ quan, chủ phương tiện hay người vi phạm sẽ được cho xem lại hình ảnh, video về phương tiện vi phạm. Sau khi cung cấp đầy đủ căn cứ, CSGT sẽ tiến hành lập biên bản và ra quyết định xử phạt.
Trong trường hợp chủ phương tiện không phải là người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm, chủ phương tiện phải có nghĩa vụ hợp tác với cơ quan chức năng để xác định người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
Nếu chủ phương tiện là cá nhân, không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định đối với hành vi vi phạm.
Nếu chủ phương tiện là tổ chức, không hợp tác với cơ quan chức năng, không giải trình để xác định được người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt tiền bằng hai lần mức xử phạt quy định đối nhưng không quá mức phạt tiền tối đa.
Các cách nộp phạt nguội ô tô
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP, người vi phạm có thể nộp phạt nguội qua các hình thức sau:
- Nộp phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước (thường có ghi trong quyết định xử phạt)
- Nộp phạt trực tiếp tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước uỷ nhiệm thu tiền phạt (thường có ghi trong quyết định xử phạt)
- Nộp phạt qua bưu điện
- Nộp phạt trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia
Không nộp phạt nguội có sao không?
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định. Trường hợp thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó (khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012). Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn sẽ:
Bị cưỡng chế thi hành và nộp phạt thêm: Nếu không nộp phạt nguội đúng hạn, chủ phương tiện hay người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp với mỗi ngày chậm nộp phạt (theo khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Khi đăng kiểm chỉ có hiệu lực 15 ngày: Trường hợp xe vi phạm nhưng quá hạn nộp phạt vẫn được đăng kiểm. Tuy nhiên, nếu kiểm định đạt yêu cầu thì chỉ được cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày. Đây là thời hạn để chủ phương tiện giải quyết nộp phạt theo quy định. Sau khi giải quyết xong vi phạm, phương tiện sẽ được xóa cảnh báo trên hệ thống và kiểm định bình thường.
Một số lỗi phạt nguội ô tô thường gặp
Hành vi vi phạm giao thông được ghi lại thông qua thiết bị ghi hình, ghi âm hoàn toàn có thể dùng làm căn cứ để phạt nguội. Sau đây là một số lỗi phạt nguội ô tô thường gặp:
– Lỗi xe chạy quá tốc độ, mức phạt 800.000 – 1 triệu đồng nếu chạy quá tốc độ từ 5 – dưới 10 km/h, 3 – 5 triệu đồng nếu chạy quá tốc độ từ 10 – 20 km/h.
– Lỗi chuyển làn không có tín hiệu báo trước, mức phạt từ 400.000 – 600.000 đồng, 3 – 5 triệu đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc.
– Lỗi chuyển hướng không có tín hiệu báo trước, mức phạt từ 800.000 – 1 triệu đồng.
– Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng, mức phạt 3 – 5 triệu đồng.
– Lỗi không đi đúng phần đường, làn đường, mức phạt 3 – 5 triệu đồng.
– Lỗi đi ngược chiều trên đường một chiều, trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, mức phạt 3 – 5 triệu đồng.
– Lỗi đi vào đường có biển cấm, mức phạt 1 – 2 triệu đồng.
Cảnh giác cuộc gọi thông báo phạt nguội
Thời gian gần đây đã có nhiều trường hợp người dân bị lừa đảo bằng hình thức gọi điện thoại thông báo phạt nguội và yêu cầu chuyển khoản nộp tiền phạt nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn lừa đảo này khá tinh vi, đối tượng lừa đảo thường nắm rõ thông tin của chủ phương tiện từ trước, giả số điện thoại cơ quan chức năng gọi điện để gây hoang mang, lo sợ.
Theo quy định, cơ quan chức năng chỉ gửi thông báo phạt nguội đến chủ phương tiện bằng văn bản. Do đó, cần cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi thông báo phạt nguội. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn, không cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, mã xác thực OTP cho bất kỳ ai, dưới bất kỳ hình thức nào.
Phong Phạm
Câu hỏi thường gặp về phạt nguội ô tô
📌 Phạt nguội có bị tước giấy phép lái xe không?
Trả lời: Phạt nguội là một trong những hình thức xử phạt vi phạm giao thông vì thế cũng được thực hiện như các hình thức xử phạt khác. Do đó vẫn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
📌 Phạt nguội có gửi giấy về nhà không?
Trả lời: Sau khi xác định hành vi vi phạm, CSGT sẽ in thông báo vi phạm có đầy đủ nội dung vi phạm và gửi thông báo đến chủ phương tiện đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe.
📌 Thông báo phạt nguội như thế nào?
Trả lời: Theo quy định, tất cả trường hợp phạt nguội đều được CSGT gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện, đề nghị đến đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý.
Từ khóa » Tra Cuu Phat Nguoi
-
Tra Cứu Phương Tiện Vi Phạm Giao Thông Qua Hình ảnh
-
Tra Cứu Phạt Nguội Toàn Quốc
-
4 Cách Tra Cứu Phạt Nguội Trên điện Thoại Mà Mọi Người Nên Biết Ngay
-
Tra Cứu Phạt Nguội Ô Tô - Kiểm Tra Phạt Nguội Lỗi Vi Phạm Giao ...
-
Hướng Dẫn Tra Cứu ôtô Có Bị Phạt Nguội Hay Không - Đăng Kiểm
-
Cách Tra Cứu Phạt Nguội Mới Nhất Năm 2022 - Báo Lao Động
-
Tra Cứu Phạt Nguội ô Tô Năm 2022, 6 Cách Tra Cứu Phạt ... - GOTECH
-
Tra Cứu Phạt Nguội Ô Tô Toàn Quốc Qua Hình Ảnh Chính Xác 2022
-
Hệ Thống Tra Cứu Thông Tin Vi Phạm Giao Thông Thành Phố Đà Nẵng
-
Tra Cứu/Thanh Toán Vi Phạm Giao Thông - Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia
-
Phạt Nguội Là Gì? 04 Cách Tra Cứu Phạt Nguội - Thư Viện Pháp Luật
-
Chức Năng Tra Cứu Phương Tiện Giao Thông Vi Phạm An Toàn Giao ...
-
Phạt Nguội Là Gì? Cách Kiểm Tra ô Tô Của Bạn Có Bị Phạt Hay Không?