Cách Trả Lời Câu Hỏi điểm Mạnh / điểm Yếu Trong Phỏng Vấn Và Câu ...

Việc Làm Tiếng Nhật IFK Facebook-f Twitter Pinterest Cong Ty TNHH Giao Duc Va Dich Thuat IFK
  • Việc Làm
  • Ứng Viên
  • Nhà Tuyển Dụng
  • Liên Hệ
  • Về IFK
  • Blog
Login Register
  • Login
  • Register

Sign In

Username or email Password Keep me signed in Lost Your Password? Don’t Have an Account? Create or Facebook google

Reset Password

Please Enter Username or Email Back To Login

Create an Account

  • Candidate
  • Employer
Username * Email * Password * Confirm Password * Company Name Phone Select Category Biên phiên dịch viên Kế toán / Tài chính Marketing - SEO Nhân Viên Văn Phòng Nhận Viên Xuất Nhập Khẩu Quản lý - Giám Đốc Quản lý sản xuất Sinh viên - thực tập sinh Sinh Viên Đại Học Trợ lý giám đốc Việc làm ô tô Select Category Công Ty Dịch Vụ Công Ty Sản Xuất Giáo Dục - Đào Tạo Tài Chính - Kế Toán - Kiểm Toán Việc Làm Ô tô Register now Already Have an Account? Sign In 49720 CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐIỂM MẠNH / ĐIỂM YẾU TRONG PHỎNG VẤN VÀ CÂU TRẢ LỜI VÍ DỤ

Việc được hỏi về những điểm mạnh (điểm yếu) trong cuộc phỏng vấn chính là cơ hội tốt để bạn PR bản thân. Vì vậy, bạn hãy tự tin để trả lời về những kinh nghiệm hay kỹ năng có ích trong công việc ở công ty bạn đang ứng tuyển. Câu hỏi về sở đoản (điểm yếu) yêu cầu ở người trả lời khả năng tự nhận thức và năng lực giải quyết vấn đề. Vì vậy, bạn có thể nói về điểm yếu của bản thân và những biện pháp cải thiện điểm yếu đó mà bạn đang thực hiện cùng với những ví dụ cụ thể.

điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì

1. Cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi “Hãy cho chúng tôi biết sở trường (điểm mạnh) của bạn là gì ?”

Khi nhà phỏng vấn hỏi bạn về “Sở trường (điểm mạnh)”, họ đang cố xác nhận xem “Cụ thể thì người này có thể làm việc tích cực ở đội nhóm, công ty mình hay không?”. Khi bạn được hỏi những câu hỏi có sử dụng từ “sở trường”, dù những câu hỏi này nghe giống như đang hỏi về tính cách cá nhân hay con người của bạn, nhưng thứ mà nhà phỏng vấn muốn biết chính là những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có thể áp dụng sau khi vào làm. Bạn nên nghĩ và trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì ?” như một câu hỏi có cùng ý đồ với câu “Bạn hãy tự Pr bản thân”.

Cách chọn sở trường (điểm mạnh) để nói khi phỏng vấn

Khi được hỏi về sở trường (điểm mạnh) khi phỏng vấn, việc cơ bản cần làm là nói về những kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn đã tích lũy được khi làm việc, có thể ứng dụng được khi vào làm ở công ty ứng tuyển. Những kỹ năng đặc biệt thích hợp chính là kỹ năng chuyển đổi (Portable Skills hay Transferable Skills) – những kỹ năng mà bạn có thể ứng dụng được ở bất kể công ty hay ngành nghề nào. Những kỹ năng chuyển đổi có thể kể đến như “kỹ năng quản lý”, “năng lực giải quyết vấn đề”, “khả năng đề xuất”.

Ngoài kỹ năng chuyển đổi, trong phân loại kỹ năng còn có “kỹ năng kỹ thuật” (technical Skills ) và “kỹ năng về con người” (human skills hay interpersonal skills). Kỹ năng kỹ thuật là những trình độ hoặc kỹ năng chuyên môn cho từng ngành nghề, kỹ năng kỹ thuật thường được viết trong sơ yếu lý lịch hoặc lý lịch trích ngang như “5 năm kinh nghiệm ngành nhân sự” hay “Chứng chỉ kế toán cấp độ 2”,… Kỹ năng về con người là những kỹ năng gần với tính cách hay thái độ đối với công việc như “tính hợp tác”, “sự kiên nhẫn”, “sự linh hoạt”,…

Trong trường hợp bạn không thể sử dụng những kỹ năng chuyển đổi để PR bản thân, bạn cũng có thể dùng những kỹ năng kỹ thuật hay kỹ năng về con người để trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, có một số điểm lưu ý sau đây. Ví dụ, khi được hỏi “Sở trường của bạn là gì ?”, nếu bạn trả lời “Chứng chỉ kế toán cấp độ 2” thì nghe sẽ hơi kỳ quặc, không được hợp lý cho lắm. Vì vậy, khi sử dụng kỹ năng kỹ thuật để trả lời, bạn có thể nói với cách mào đầu rằng “Nếu nói tới những điểm mạnh trong công việc, tôi nghĩ mình có …”. Hoặc nếu nói đến những kỹ năng về con người, bạn hãy cố gắng PR bản thân mình bằng những đánh giá và thành tựu khách quan về việc bạn đã ứng dụng những kỹ năng này như thế nào trong công việc ở quá khứ.

điểm mạnh của bản thân Thứ tự ưu tiên khi chọn sở trường (điểm mạnh)

Kỹ năng về con người

Tính hợp tác/ sự kiên nhẫn/ sự linh hoạt/ tinh thần cầu tiến/ tính trách nhiệm/ …

Kỹ năng kỹ thuật

Nhiều năm kinh nghiệm trong nghề/ bằng cấp/ Kinh nghiệm sử dụng các phần mềm/ …

Kỹ năng chuyển đổi

Kỹ năng quản lý/năng lực giải quyết vấn đề/ khả năng đề xuất/ khả năng lãnh đạo

Cách trả lời sở trường (điểm mạnh) khi phỏng vấn

Cách truyền đạt về sở trường (điểm mạnh) của mình đến nhà phỏng vấn cũng rất quan trọng. Điểm mấu chốt chính là nói theo thứ tự 3 điều sau đây : “Điểm mạnh của bạn là gì”, “Những thành tựu, câu chuyện làm cơ sở để bạn có thể sử dụng thế mạnh đó PR bản thân”, “Sau khi gia nhập công ty, bạn sẽ ứng dụng những điểm mạnh đó như thế nào”.

Việc đề cập ngay vào vấn đề chính “Điểm mạnh của tôi là …” sẽ giúp làm bật lên ưu điểm cá nhân, đồng thời cũng giúp nhà phỏng vấn dễ hiểu hơn. Tiếp theo, bạn hãy nói đến những câu chuyện cụ thể mà bạn đã tận dụng điểm mạnh đó đó, ví dụ như “Tôi đã gia tăng doanh số lên đến …%” hoặc “Tôi đã được giao vị trí …”. Cùng với đó, bạn hãy đưa ra những bằng chứng khách quan về điểm mạnh đó và chứng minh ràng bạn đã đóng góp vào sự nghiệp kinh doanh của công ty. Cuối cùng, bằng việc nói về những mường tượng sau khi vào công ty, bạn có thể thể hiện được rằng mình đã nghiên cứu và rất mong muốn được gia nhập công ty.

Cần phải chú ý rằng đừng nói quá dài dòng. Hãy giới hạn các kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn muốn PR, nhiều nhất là 3 điểm, bạn nên nói trong vòng 2 phút theo như hướng dẫn phía trên. Một câu trả lời quá dài hoặc PR quá mức có thể khiến bạn bị đánh giá tiêu cực. Vì vậy, để có thể trả lời một cách ngắn gọn về điều mà nhà tuyển dụng yêu cầu, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ nhé.

Câu trả lời ví dụ khi được hỏi về sở trường (thế mạnh) Ví dụ phù hợp

Điểm mạnh của tôi chính là khả năng đề xuất và năng lực thực hiện. Ở công việc hiện tại, tôi đã đề xuất và thực hiện một chiến dịch tiếp thị mới, kết quả có được chính là khiến doanh thu đạt 200% so với năm ngoái. Nếu được gia nhập công ty, tôi nghĩ rằng mình có thể đưa ra những đề xuất mới mẻ, không bị gò bó bởi những đối sách đã có, tôi cho rằng mình có thể đóng góp vào việc gia tăng doanh số của công ty.

Nếu chỉ nói về mặt công việc thì tôi nghĩ điểm mạnh của bản thân chính là 3 năm kinh nghiệm làm việc. Không chỉ cải thiện những tài liệu công việc, mà tôi còn thực hiện việc cải thiện quy trình làm việc, nhờ vậy mà hiệu quả công việc đã tăng lên tới 150%.

Ví dụ không phù hợp

Tôi luôn tự tin rằng mình là 1 người vui vẻ và có thể dễ dàng kết bạn với bật cứ ai. Tôi là người có thể tạo ra bầu không khí vui vẻ ở nơi làm việc.

Tôi tự tin rằng mình là người có thể lực và tính kiên nhẫn. Nếu mỗi ngày đều phải làm tăng ca cũng chẳng khó khăn gì.

Điểm mấu chốt : thứ nhà phỏng vấn muốn nghe không phải tính cách mà là những thế mạnh trong công việc của bạn. Vì vậy, bạn hãy cố gắng nói đến những trọng điểm là kỹ năng chuyển đổi, bạn cũng nên chú ý đến cách diễn đạt khi nói về kỹ năng về con người và kỹ năng kỹ thuật.

Điểm mấu chốt : bạn hãy nói theo trình tự 3 điều sau đây : “Điểm mạnh cảu bạn là gì”, “Những thành tựu, câu chuyện làm cơ sở để bạn có thể sử dụng thế mạnh đó PR bản thân”, “Sau khi gia nhập công ty, bạn sẽ ứng dụng những điểm mạnh đó như thế nào”.

2. Cách trả lời câu hỏi “Hãy cho chúng tôi biết sở đoản (điểm yếu) của bạn là gì ?”

Khi nhà phỏng vấn hỏi rằng “sở đoản (điểm yếu) của bạn” là gì, thứ họ muốn biết không đơn giản là những điểm yếu của bạn. Nhà phỏng vấn luôn hiểu rằng ai cũng có sở đoản hay điểm yếu nào đó. Vì vậy, nhà phỏng vấn muốn biết được rằng liệu bạn có tự hiểu rõ được những sở đoản, điểm yếu của bản thân theo một góc nhìn khách quan hay không và bạn có đang cố gắng để đối mặt, cải thiện những điểm yếu đó một cách cụ thể hay không. Hãy nghĩ rằng đây là thời điểm để bạn PR cho năng lực tự nhận thức và khả năng tự giải quyết vấn đề của mình.

điểm yếu của bản thân Cách chọn sở đoản (điểm yếu) để nói khi phỏng vấn

Khi nói về sở đoản (điểm yếu) trong lúc phỏng vấn, cũng giống như sở trường (điểm mạnh), tốt hơn hết vẫn là chú tâm đến những kỹ năng hoặc kinh nghiệm. Đầu tiên, bạn hãy thử sắp xếp lại hình mẫu lý tưởng về một doanh nhân mà bạn hay mường tượng trong đầu, hoặc những kinh nghiệm được kỳ vọng, những kỹ năng cần thiết trong tương lai đối với công ty, chức vụ mà bạn đang phỏng vấn. Sau đó, bạn hãy biến những kỹ năng, kinh nghiệm mà hiện tại bạn chưa có thành những sở đoản (điểm yếu) của bản thân. Như vậy, bạn không chỉ  PR được năng lực tự nhận thức về khía cạnh công việc mà còn thể hiện được mức độ hiểu biết về công việc ở công ty ứng tuyển.

Mặt khác, cũng có những câu trả lời khiến cho đánh giá của nhà phỏng vấn về bạn bị tiêu cực hóa. Ví dụ tiêu biểu về kiểu câu trả lời này có thể kể đến như “Tôi nghĩ bản thân mình không có sở đoản”. Sở đoản, điểm yếu là thứ mà bất kỳ ai cũng có. Nếu bạn trả lời như vậy, bạn có thể bị đánh giá là không có cái nhìn khách quan về chính bản thân mình, hoặc bạn đang nói dối. Ngoài ra, bạn cũng đừng sử dụng những cách trả lời thường được đề xuất đối với sinh viên mới tốt nghiệp đang kiếm việc làm như “Mặt trái của sở trường chính là sở đoản”.  Cách trả lời đó cũng mang lại ấn tượng giống như cách trả lời “bản thân tôi không có điểm yếu gì đặc biệt hay đáng để nói tới cả”.

Bạn cũng không nên trả lời những điểm yếu, sở đoản về mặt tính cách như “dễ chán nản”, “thiếu quyết đoán”, “hay ủ rũ buồn bã”. Những điểm yếu về mặt tính cách rất khó để sửa đổi, vì vậy rất có thể bạn sẽ nhận được những đánh giá tiêu cực từ nhà phòng vấn, ngoài ra, những thứ đó cũng không liên quan gì đến tầm nhìn nghề nghiệp trong tương lai, nên e rằng nó sẽ chỉ được lắng nghe như những lời than thở đơn thuần mà thôi.

Tất nhiên, bạn cũng không nên trả lời những sở đoản, điểm yếu gây bất lợi trực tiếp cho công việc, vị trí bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cũng không nên đưa ra những câu trả lời khiến người ta nghi ngờ rằng với tư cách một công dân trong xã hội, bạn hoàn toàn không phù hợp như “hay trễ giờ”, “hay nói dối”,…

Cách nói về sở đoản (điểm yếu) khi phỏng vấn

Khi được hỏi về sở đoản, điểm yếu trong cuộc phỏng vấn, nếu bạn chỉ trả lời về những điểm yếu đó, cuối cùng bạn cũng chỉ khiến cho những đánh giá về mình trở nên tiêu cực đi mà thôi. Điều quan trọng là bạn phải thể hiện được rằng bạn có những biện pháp để cải thiện, ứng phó như thế nào đối với những sở đoản, điểm yếu đó.

Ví dụ, ở công ty bạn đang ứng tuyển, người ta kỳ vọng vào sự phát triển đối với tầng lớp quản lý trong tương lai. Nếu hiện tại bạn chưa có kinh nghiệm quản lý đối với vị trí đó, bạn có thể thẳng thắn thừa nhận đó là điểm yếu của bản thân, đồng thời bày tỏ những biện pháp cải thiện, giải quyết điểm yếu đó một cách cụ thể ví dụ như “Tôi đang học về quản lý từ sách vở và thực tập” hay “tôi đang tích cực hỗ trợ để hướng tới việc đạt được các mục tiêu của hậu bối”. Bạn cũng có thể trả lời kèm theo những thành tựu mà bạn đã đạt được.

Với cách truyền đạt như vậy, bạn có thể tạo ấn tượng tốt đối với nhà phỏng vấn rằng “Đây là người có năng lực tự nhận thức, cách suy nghĩ về kế hoạch tương lai cũng rất chín chắn” hoặc “Người này hiểu rõ về công việc cũng như kỳ vọng của công ty, có khả năng giải quyết vấn đề”. Hơn nữa, vì đây là câu chuyện hướng tới tương lai nên ngay cả những người thiếu kinh nghiệm cũng có thể dễ dàng chuẩn bị câu trả lời đối với câu hỏi này.

Câu trả lời ví dụ khi được hỏi về sở đoản (điểm yếu) Ví dụ phù hợp

Vì công việc trước đây của tôi chỉ tập trung vào kinh doanh khai thác những khách hàng mới, vì vậy đối với loại hình kinh doanh đào sâu để phát triển mối quan hệ với những khách hàng quen thuộc, tôi chưa có đủ kinh nghiệm. Sau này, tôi muốn học hỏi thêm nhiều phương án đề xuất sâu rộng, đa dạng hơn nữa, đồng thời, tôi cũng muốn tiếp cận những nhu cầu mới mẻ hơn của các khách hàng quen thuộc.

Mặc dù muốn thăng tiến công việc của mình với quy mô quốc tế, nhưng ở thời điểm hiện tại, tôi cảm thấy năng lực tiếng anh của mình chỉ dừng ở mức giao tiếp hàng ngày, tôi chưa có được những kỹ năng về tiếng anh thương mại. Vì vậy mà từ nửa năm trước, tôi đã bắt đầu học ở một trường đàm thoại tiếng Anh chuyên về tiếng Anh thương mại.

Ví dụ không phù hợp

Là con út trong gia đình có 3 anh em nên tôi rất được cưng chiều. Tôi cũng hay bị bạn bè xung quanh gọi là “Chị bé”.

Tôi rất dễ mất bình tĩnh. Ở công việc trước đây, tôi đã gặp khó khăn trong các mối quan hệ với đồng nghiệp.

Điểm mấu chốt : bạn hãy nói về những sở đoản, điểm yếu là những yếu tố mà bạn còn đang thiếu sót để có thể đạt được vị trí mong muốn trong tương lai hoặc trở thành 1 hình mẫu lý tưởng, chứ không phải nói về những sở đoản, điểm yếu về mặt tính cách.

Điểm mấu chốt : đừng chỉ dừng lại ở việc trả lời về sở đoản, điểm yếu của bản thân, bạn phải thể hiện được rằng mình đã thực hiện được những biện pháp hay đã giải quyết những điểm yếu đó một cách cụ thể như thế nào.

Công Ty TNHH Giáo Dục Và Dịch Thuật IFK

Chuyên cung cấp các dịch vụ sau: Dịch vụ biên phiên dịch tiếng Nhật, Anh, Việt Dịch vụ làm CV tiếng NhậtDịch vụ tư vấn du học Nhật BảnChương trình internship tại Nhật Bản cho trường liên kếtHotline: 0282.247.7755/ 035.297.7755 Website: https://translationifk.com Facebook: Dịch Thuật Tiếng Nhật IFK

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Nhấp vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Gửi xếp hạng

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 236

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

PrevTrướcCÁCH GIỚI THIỆU VÀ PR BẢN THÂN KHI THAM GIA PHỎNG VẤN – CÂU TRẢ LỜI VÍ DỤ TiếpNHỮNG QUY TẮC ỨNG XỬ ĐỂ TẠO THIỆN CẢM TRONG PHỎNG VẤN XIN VIỆC (NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI ĐỢI Ở PHÒNG TIẾP TÂN / KHI VÀO VÀ RA KHỎI PHÒNG PHỎNG VẤN)Next

Dịch Vụ Chúng Tôi

  • Biên Phiên Dịch Nhật - Anh - Việt
  • Tư Vấn Du Học Nhật Bản
  • Internship Liên Kết Nhật Bản
  • Đào Tạo Tiếng Nhật
  • Giới Thiệu Nhân Sự
  • Nhân viên kỹ thuật khuôn đúc

    Nhân viên kỹ thuật khuôn đúc

    27/09/2022
  • QUẬN 7 HỒ CHÍ MINH – TUYỂN DỤNG PHIÊN DỊCH VIÊN TIẾNG NHẬT

    QUẬN 7 HỒ CHÍ MINH – TUYỂN DỤNG PHIÊN DỊCH VIÊN TIẾNG NHẬT

    05/08/2022
  • Bạn muốn nghỉ làm trong tuần lễ vàng ở Nhật ? Cách chọn thời điểm và xin phép.

    Bạn muốn nghỉ làm trong tuần lễ vàng ở Nhật ? Cách chọn thời điểm và xin phép.

    03/03/2022

Kiến Thức Hữu Ích

  • Kiến Thức Viết CV
  • Kiến Thức Phỏng Vấn
  • Kiến Thức Viết Mail
  • Kiến Thức Làm Việc Công Ty Nhật
  • Kiến Thức Về Dịch Thuật
Cong Ty TNHH Giao Duc Va Dich Thuat IFK

Công Ty TNHH Giáo Dục Và Dịch Thuật IFK

人を繋ぐ、未来を創るGắn kết con người, sáng tạo tương lai

Address:

Tầng 14, HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, HCM

Address:

41 Đường 13 Quốc Lộ 13, Khu Đô Thị Vạn Phúc, Thủ Đức, Tp. HCM

Email:

Info@translationifk.com

Call:

(+84)35.297.7755 DMCA.com Protection Status

Dịch Vụ Chúng Tôi

  • Biên Phiên Dịch Nhật - Anh - Việt
  • Tư Vấn Du Học Nhật Bản
  • Internship Liên Kết Nhật Bản
  • Đào Tạo Tiếng Nhật
  • Giới Thiệu Nhân Sự
Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bài Viết Mới

  • Nhân viên kỹ thuật khuôn đúc

    Nhân viên kỹ thuật khuôn đúc

  • QUẬN 7 HỒ CHÍ MINH – TUYỂN DỤNG PHIÊN DỊCH VIÊN TIẾNG NHẬT

    QUẬN 7 HỒ CHÍ MINH – TUYỂN DỤNG PHIÊN DỊCH VIÊN TIẾNG NHẬT

  • Bạn muốn nghỉ làm trong tuần lễ vàng ở Nhật ? Cách chọn thời điểm và xin phép.

    Bạn muốn nghỉ làm trong tuần lễ vàng ở Nhật ? Cách chọn thời điểm và xin phép.

Bài Viết Mới

 Copyright © 2015 – 2021 Công Ty Giáo Dục – Dịch Thuật IFK – / GPĐKKD số 0315596065 do Sở KHĐT TP.HCM cấp.

Từ khóa » điểm Mạnh Và điểm Yếu Của Em Là Gì