Cách Trả Lời Câu Hỏi: “Tại Sao Bạn Lại Nghỉ Việc ở Công Ty Cũ?
Có thể bạn quan tâm
“Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” là câu hỏi xuất hiện trong hầu hết các buổi phỏng vấn xin việc. Nên trả lời câu hỏi này như thế nào để được Nhà tuyển dụng đánh giá cao? Hãy cùng JobsGO tìm hiểu nhé!
Mục lục
- 1. Lý do nhà tuyển dụng đặt câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”
- 1.1 Tìm hiểu lý do bạn nghỉ việc có gì bất thường hay không
- 1.2 Tìm hiểu về mức độ phù hợp của bạn với công ty
- 1.3 Tìm hiểu về nguyện vọng của bạn
- 1.4 “Cái bẫy” về thái độ
- 2. Gợi ý cách trả lời câu hỏi về lý do nghỉ việc
- 3. Các lý do nghỉ việc ở công ty cũ hợp lý kèm câu trả lời mẫu
- 3.1 Công việc không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp
- 3.2 Bạn không có cơ hội thăng tiến ở công ty cũ
- 3.3 Bạn cần có thời gian để thực hiện công việc quan trọng khác
- 3.4 Bạn có vấn đề cá nhân cần giải quyết
- 3.5 Công việc cũ không cho phép bạn thể hiện năng lực
- 3.6 Cách thức hoạt động của công ty đã thay đổi
- 3.7 Công việc không phù hợp với kỳ vọng
- 3.8 Công ty thu hẹp quy mô
- 4. Sai lầm cần tránh khi trả lời câu hỏi về lý do nghỉ việc
- 4.1 Lý do không cụ thể
- 4.2 Câu trả lời mang tính tiêu cực
- 5. Có nên đề cập lý do nghỉ việc trong CV?
1. Lý do nhà tuyển dụng đặt câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”
Khi đặt ra câu hỏi này, Nhà tuyển dụng đang muốn khám phá rất nhiều điều ở bạn.
1.1 Tìm hiểu lý do bạn nghỉ việc có gì bất thường hay không
Trước hết, Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có bị sa thải hay không? Và nếu có thì lý do tại sao. Rốt cuộc, bị sa thải là một trong những điều đặc biệt đáng ngại đối với hầu hết các Nhà tuyển dụng.
1.2 Tìm hiểu về mức độ phù hợp của bạn với công ty
Dựa trên câu trả lời mà bạn đưa ra, Nhà tuyển dụng có thể biết được rằng liệu bạn có phù hợp với công ty hay không. Nếu vị trí đang tuyển dụng yêu cầu nhân viên có thể tăng ca 2 – 3 lần/ tuần, nhưng bạn mới có con và muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình thì rõ ràng bạn không phù hợp với công việc.
>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?”
1.3 Tìm hiểu về nguyện vọng của bạn
Bằng cách đặt câu hỏi về lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ, Nhà tuyển dụng muốn hiểu bạn đánh giá cao điều gì trong công việc và nguyện vọng của bạn ra sao. Ví dụ, nếu bạn nghỉ việc vì công việc cũ không cho phép bạn phát huy tất cả khả năng của mình dưới vai trò Digital Marketing, thì Nhà tuyển dụng có thể hiểu rằng đây là ưu tiên hàng đầu của bạn lúc này. Vì vậy, nếu vai trò bạn đang ứng tuyển là về Digital Marketing thì Nhà tuyển dụng tin rằng bạn sẽ phù hợp với công ty.
>> Xem thêm: Mẹo trả lời câu hỏi “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?”
1.4 “Cái bẫy” về thái độ
“Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” là câu hỏi “bẫy” rất phổ biến. Câu trả lời cho câu hỏi này giúp HR khám phá thái độ, tính cách của ứng viên. Bạn có thể nghỉ việc vì mâu thuẫn với sếp, bạn cũng có thể nghỉ việc vì mới cãi nhau với đồng nghiệp,… nhưng đừng dại mà nói điều đó ra. Vì Nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn không biết cách làm việc nhóm và không biết cách giải quyết mâu thuẫn.
Và hãy nhớ rằng, tuyệt đối đừng “nói xấu” người cũ, chốn cũ bạn nhé! Vì điều đó chỉ khiến bạn trở nên xấu tính trong mắt HR. Chẳng những thế, Nhà tuyển dụng còn có cảm giác: bạn cũng có thể nói điều không hay về công ty nếu tương lai bạn rời đi. Vì rõ ràng, không có công ty nào là hoàn hảo tuyệt đối, doanh nghiệp nào cũng có những “điểm đen” không muốn người khác biết.
2. Gợi ý cách trả lời câu hỏi về lý do nghỉ việc
Dưới đây là một số tips trả lời câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” bạn nên áp dụng.
- Trung thực một cách tương đối: Bạn nên trung thực với câu trả lời của mình, tuy nhiên bạn không cần phải nói toàn bộ sự thật. Thay vì nói “Tôi đã quá chán công việc đó, vì nó quá đơn giản”, bạn hãy nói “Tôi đã học được rất nhiều điều khi làm việc ở vị trí đó; nhưng tôi mong muốn tìm kiếm được một cơ hội mới, với nhiều thách thức hơn để phát triển kỹ năng của mình”.
- Đưa ra câu trả lời ngắn gọn: Đây là một câu hỏi có rất nhiều bẫy, vì vậy, bạn nên cố gắng đưa ra một câu trả lời rõ ràng và ngắn gọn. Vì “nói nhiều sai nhiều, nói ít sai ít”. Bạn càng dài dòng, bạn càng cung cấp cho Nhà tuyển dụng nhiều thông tin để khám phá những điều bạn đang cố giấu.
- Giữ thái độ tích cực: Cho dù lý do bạn nghỉ việc là gì đi chăng nữa, thì bạn vẫn nên giữ thái độ tích cực. Sẽ chẳng ai muốn làm việc với một người lúc nào cũng ủ rũ, hay “càm ràm”,…
3. Các lý do nghỉ việc ở công ty cũ hợp lý kèm câu trả lời mẫu
Có rất nhiều lý do hợp lý mà bạn có thể đưa ra để trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn.
3.1 Công việc không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp
Ngay cả khi bạn làm việc trong thời gian dài, bạn cũng có thể phát hiện ra rằng nó không phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
Mục tiêu của tôi là trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Content Marketing. Tuy nhiên, khi làm việc tại công ty cũ, tôi đã chịu trách nhiệm rất nhiều việc khác nhau bao gồm SEO, Ads,… Tôi rất biết ơn công ty cũ vì đã tin tưởng và cho tôi cơ hội phát triển nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, cũng vì thế mà tôi khó có thể phát triển kỹ năng Content Marketing chuyên sâu để đạt được mục tiêu của mình. |
3.2 Bạn không có cơ hội thăng tiến ở công ty cũ
Không có cơ hội thăng tiến là lý do nghỉ việc rất chính đáng. Sẽ không có bất cứ Nhà tuyển dụng nào trừ điểm của bạn chỉ vì bạn muốn phát triển và đạt được các thành tựu trong con đường sự nghiệp của mình. Nếu bạn rớt vòng phỏng vấn chỉ vì lý do nghỉ việc ở công ty cũ là “không có cơ hội thăng tiến”, thì lỗi không phải ở phía bạn mà chỉ là vì HR nhận thấy rằng bạn và công ty không hợp nhau. Rất có thể, đối phương thấy rằng, tại thời điểm hiện tại, công ty không thể cho bạn cơ hội thăng tiến, vì thế, họ không tuyển dụng bạn để bạn có cơ hội đến với nơi thực sự phù hợp với mình.
Trong thời gian 5 năm làm việc tại công ty cũ, tôi đã hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Tôi luôn vượt KPI hàng tháng. Nhưng thật tiếc vì tôi đã không được thăng chức lên vị trí quản lý. Vì vậy tôi tìm kiếm một cơ hội mới cho mình. |
3.3 Bạn cần có thời gian để thực hiện công việc quan trọng khác
Có rất nhiều lý do khiến bạn muốn tìm kiếm công việc với để có thêm thời gian:
- Bạn đã có con, do đó muốn làm việc tại nhà hoặc làm việc tự do.
- Bạn muốn có thời gian rảnh để học thêm các kỹ năng mới, vì vậy bạn đang tìm kiếm công việc bán thời gian.
- Bạn chuyển đến một đất nước khác, do đó bạn tìm kiếm một công việc từ xa.
Tôi rất thích công việc cũ của mình; tuy nhiên khi làm việc tại vị trí đó tôi cần đi công tác mỗi tuần. Điều đó khiến tôi không có đủ thời gian chăm sóc cho con mình. Vì vậy, tôi muốn tìm một công việc nhẹ nhàng hơn và ít đi công tác hơn để có thêm thời gian dành cho con. |
3.4 Bạn có vấn đề cá nhân cần giải quyết
Đặt gia đình và sức khỏe lên trước công việc là điều hết sức bình thường. Vì vậy, nếu lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ là do các vấn đề cá nhân, đừng lo lắng khi phải chia sẻ điều đó với Nhà tuyển dụng.
Cách đây 5 tháng mẹ tôi bị bệnh nên tôi cần nghỉ để chăm sóc bà. Lúc này mẹ tôi đã khỏe mạnh hoàn toàn và tôi đã có thể đi làm trở lại. |
3.5 Công việc cũ không cho phép bạn thể hiện năng lực
Nhà tuyển dụng luôn chào đón những ứng viên có năng lực làm việc xuất sắc. Do đó, nếu đây là lý do khiến bạn rời đi, hãy cho đối phương biết điều đó.
Công ty trước đây của tôi rất tốt; sếp, đồng nghiệp và chế độ đãi ngộ đều rất tuyệt vời. Nhưng công việc lúc ấy không cho tôi cơ hội thể hiện hết năng lực của mình. Thế mạnh của tôi là sáng tạo nội dung cho các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok,… Tuy nhiên, định hướng của công ty là đẩy mạnh website vì thế thời gian làm việc của tôi tập trung chủ yếu vào việc viết nội dung web. |
3.6 Cách thức hoạt động của công ty đã thay đổi
Không chỉ cá nhân, cách thức hoạt động của công ty cũng thay đổi từng ngày để phù hợp với tình hình thị trường. Khi công ty thay đổi, nó có thể trở nên không phù hợp với bạn nữa.
Ban đầu, mục tiêu của công ty là trở thành agency hàng đầu trong lĩnh vực marketing với đa dạng dịch vụ Content, Ads, SEO,… Nhưng sau hơn 2 năm hoạt động, công ty đã chuyển hướng hoàn toàn sang lĩnh vực SEO. SEO không phải thế mạnh của tôi. |
3.7 Công việc không phù hợp với kỳ vọng
Bạn đã thấy tin tuyển dụng về một công việc hoàn hảo: có sự thách thức, đầy thú vị, mức lương cạnh tranh,… Nhưng khi bạn bắt đầu làm việc ở đó, bạn nhận ra rằng không phải mọi thứ đều như bạn tưởng tượng. Công việc nhàm chán, không thú vị, không liên quan đến con đường sự nghiệp của bạn,… Đây cũng là một lý do ổn để nghỉ việc.
Công việc không đúng như mô tả. Tôi đã mong đợi được làm việc như một Content Creator, nhưng thực ra công việc chính mà tôi làm ở công ty cũ là SEO Content. |
3.8 Công ty thu hẹp quy mô
Công ty của bạn đã được mua lại và ban lãnh đạo mới quyết định thu hẹp quy mô? Doanh thu công ty giảm vì ảnh hưởng của dịch Covid và ban lãnh đạo buộc phải cắt giảm nhân sự?
Nếu bạn bị cho nghỉ việc vì những lý do này, hãy nói cho Nhà tuyển dụng biết. Vì công ty để bạn rời đi không phải vì năng lực của bạn kém mà do những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát.
4. Sai lầm cần tránh khi trả lời câu hỏi về lý do nghỉ việc
Khi được hỏi về lý do nghỉ việc, bạn cần tránh đưa ra những câu trả lời chung chung hoặc mang tính tiêu cực.
4.1 Lý do không cụ thể
“Tôi nghỉ việc vì lý do cá nhân” câu trả lời này tưởng chừng an toàn nhưng thật ra lại không được đánh giá cao. Vì Nhà tuyển dụng có thể cho rằng bạn đang che giấu một điều gì đó, một điều gì đó không hay về chính bạn.
4.2 Câu trả lời mang tính tiêu cực
“Công việc quá nhàm chán”, “Tôi không thích sếp của mình”, “Chế độ đãi ngộ của công ty quá tệ nên tôi rời đi”,… Ngay cả khi đó là sự thật thì bạn cũng không nên nói ra điều đó một cách thẳng thẳng. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn từ ngữ nhẹ nhàng hơn.
5. Có nên đề cập lý do nghỉ việc trong CV?
Thông thường, bạn không cần phải nêu rõ lý do bạn nghỉ việc khi viết CV. Tuy nhiên, trong một vài trường, khi bạn điền đơn ứng tuyển theo mẫu của công ty, bạn có thể thấy câu hỏi “tại sao bạn nghỉ việc?”.
Trong trường hợp này, bạn cần đảm bảo rằng bạn nhất quán với những thông tin mình chia sẻ. Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng sẽ hỏi lại câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn. Nếu hai câu trả lời khác nhau, Nhà tuyển dụng sẽ mất lòng tin với những điều bạn nói.
Kết luận
Bạn sẽ phải đối mặt với câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” trong hầu hết các cuộc phỏng vấn. Điều này giúp bạn tránh đưa ra câu trả lời không hay, làm mất điểm trong mắt Nhà tuyển dụng.
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên:
- X (Twitter)
Bài viết liên quan:
- Khám Sức Khỏe Xin Việc: Mẫu Giấy Khám Chuẩn Năm 2024
- Cách Viết Kinh Nghiệm Làm Việc Trong CV Thuyết Phục…
- Kỹ Năng Trả Lời Phỏng Vấn: 12 Mẹo Trả Lời Thông Minh Nhất
- Đi Phỏng Vấn Cần Chuẩn Bị Gì? 4 Lý Do Cần Chuẩn Bị…
- Phỏng Vấn Xin Việc: 10 Bước Chuẩn Bị Trước Để Buổi…
- Xuất Khẩu Lao Động – Muôn Vàn Nỗi Khổ Nơi Đất Khách…
Từ khóa » Cách Trả Lời Phỏng Vấn Tại Sao Bạn Lại Nghỉ Công Ty Cũ
-
Vì Sao Bạn Nghỉ Việc ở Công Ty Cũ? - Joboko
-
Cách Trả Lời Câu Hỏi "Tại Sao Bạn Lại Nghỉ Việc ở Công Ty Cũ?" Cực Hay
-
Cách Trả Lời Vì Sao Bạn Nghỉ Việc ở Công Ty Cũ? Khi Phỏng Vấn
-
Cách Trả Lời Câu Hỏi Tại Sao Bạn Nghỉ Việc ở Công Ty Cũ
-
Cách Trả Lời Câu Hỏi “Tại Sao Bạn Nghỉ Việc Công Ty Cũ?” Khi Phỏng Vấn
-
18 Câu Hỏi "kinh điển" Của Nhà Tuyển Dụng Trong Buổi Phỏng Vấn
-
Tại Sao Anh/chị Bỏ Công Việc đang Làm?
-
Tại Sao Bạn Nghỉ Việc ở Công Ty Cũ? / Phỏng Vấn Tìm Việc L Duy Đông ...
-
“Tại Sao Bạn Nghỉ Làm ở Công Ty Cũ?”, Trả Lời Thế Nào Mới đúng?
-
Tại Sao Bạn Nghỉ Việc Công Ty Cũ
-
Trả Lời Câu Hỏi “Tại Sao Anh/chị Lại Bỏ Công Việc đang Làm?” Như Thế ...
-
Cách Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn: Tại Sao Bạn Nghỉ Việc ở Công Ty Cũ?
-
Cách Trả Lời Khéo Léo Cho Câu Hỏi: "Tại Sao Bạn Nghỉ Việc ở Công Ty ...
-
Cách Trả Lời Nguyên Nhân Nghỉ Việc Khi Phỏng Vấn Khéo Léo