Cách Trả Lời Khi được Hỏi Về Mức Lương Khôn Ngoan Nhất
Có thể bạn quan tâm
Ảnh: minh họa - Internet |
- Đặt câu hỏi ngược lại
Lương là yếu tố quan trọng nhưng có nhiều vấn đề khác cũng quan trọng không kém như môi trường làm việc, phụ cấp, cơ hội thăng tiến... Bạn nên có cái nhìn bao quát về những vấn đề này trước khi đưa ra mức lương mong muốn...
Vì thế, khi nhận được câu hỏi "Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?", trước tiên, bạn nên đặt câu hỏi ngược lại: Trách nhiệm công việc bạn sẽ đảm nhận, số lượng nhân viên bạn quản lý, cơ hội cho nhân viên học hỏi, thăng tiến... Với những câu hỏi này, bạn đã thể hiện sự nghiêm túc và quan tâm của mình đối với cơ hội được làm việc với công ty. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ai thật sự quan tâm đến công việc, họ còn chia sẻ thêm những thông tin hữu ích để bạn có thể đưa ra mức lương phù hợp.
- Để nhà tuyển dụng trả lời
Nếu thật sự chưa nghĩ ra con số cụ thể về mức lương mong muốn, bạn có thể chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề nhà tuyển dụng đang hỏi. Hãy biến câu trả lời thành cơ hội để giới thiệu thêm về bản thân với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, bạn có thể trả lời rằng: "Qua tìm hiểu và trao đổi với anh/chị, tôi nhận thấy đây là môi trường làm việc phù hợp. Tôi muốn thử sức ở vị trí này và điều tôi chú trọng ở đây là môi trường làm việc cởi mở, cơ hội thăng tiến cho bản thân. Vậy, anh/chị có thể cho biết mức lương dự định cho vị trí này là bao nhiêu?".
Lúc này, nhà tuyển dụng có thể sẽ "bật mí" mức kinh phí họ dự định, sẽ dao động trong một khoảng nào đó. Bạn nên cân nhắc xem mức đó có phù hợp với mong muốn của mình không nhưng hãy nhớ là đặt nó trong những yếu tố khác như môi trường, phụ cấp....
Tuy nhiên, có lúc, nhà tuyển dụng sẽ từ chối trả lời câu hỏi bạn nêu ra. "Mức lương phụ thuộc vào từng cá nhân, thay đổi tùy kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên. Bạn cứ đề xuất, chúng tôi sẽ xem xét". Với trường hợp này, bạn không thể tiếp tục vòng quanh được nữa, hãy cân nhắc về mức độ công việc cũng như năng lực, kinh nghiệm của bản thân để đưa ra mức lương kỳ vọng.
Tất nhiên, bạn không nên đưa một mức quá cao mà nên cân đối giữa các vị trí tương tự ở các công ty khác nhau, trong cùng lĩnh vực bạn đang làm để chắc chắn mình không bị "hớ" và nhà tuyển dụng cũng không bị "sốc". Họ sẽ căn cứ vào mức lương mong muốn với dự định của công ty để thỏa thuận với bạn đến kết quả cuối cùng, cả hai bên đều hài lòng.
THAM KHẢO THÊM: Tuyệt chiêu thương lượng lương trong phỏng vấn
Một công việc yêu thích cộng với mức lương lý tưởng là điều mà bất kỳ ai khi đi xin việc cũng ao ước. Nhưng phải làm thế nào để có thể nói rõ với nhà tuyển dụng về mức lương mà bạn mong muốn. Careerlink xin chia sẻ cùng bạn những bí quyết thương lượng lương khi phỏng vấn xin việc.
1. Lương bổng sẽ thương lượng sau
Lương bổng luôn là vấn đề quan tâm đầu tiên khi bạn nộp hồ sơ xin việc ở bất kỳ vị trí nào. Nhưng đó không phải lý do để vội vàng đề cập đến khi bạn được mời phỏng vấn. Thay vào đó bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được năng lực thất sự của bạn. Khi đó việc thõa thuận lương sẽ dễ dàng và nhà tuyển dụng cũng sẽ không đánh giá bạn là người chỉ biết tới lợi ích cả nhân.
2. Tìm hiểu kỹ về công việc và mức lương tương ứng
Bạn muốn thõa thuận thành công mức lương thì trước tiên bạn cần tìm hiểu kỹ về công việc bạn ứng tuyển. Việc tìm hiểu kỹ về công việc chứng tỏ bạn là người quan tâm đến công việc. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm đối với nhà tuyển dụng và đó cũng sẽ là lợi thế khi đề cập đến mức lương bạn mong muốn.
Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo về mức lương để chắc chắn rằng bạn sẽ không đưa ra mức lương quá thấp hay quá cao so với vị trí công việc ứng tuyển. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về mức lương bằng cách hỏi người thân, bạn bè hoặc liên hệ với các tổ chức tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp và tham khảo kết quả những cuộc khảo sát hằng năm của họ.
3. Hãy để nhà tuyển dụng nói về mức lương trước
Mặc dù mức lương là vấn đề bạn vô cùng quan tâm khi đi xin việc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà trong cuộc phỏng vấn bạn vội đề cập đến mức lương khi cuộc phỏng vấn chưa kết thúc. Thay vì bạn là người đặt câu hỏi, hãy để nhà tuyển dụng làm điều đó.
Nếu bạn đặt câu hỏi về mức lương trước, có thể nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn đánh giá quá cao bản thân trước khi thuyết phục được họ cần bạn.
4. Không nên đưa ra mức lương cụ thể khi phỏng vấn
Khi phỏng vấn ứng viên nhà tuyển dụng đã chuẩn bị trước mức lương sẽ thương lượng với bạn. Và đó có thể cũng là mức lương mà họ đã trả cho nhân viên làm việc ở vị trí bạn ứng tuyển. Vì vậy, khi được hỏi về mức lương bạn đừng nội vàng đưa ra một mức lương cụ thể. Tốt nhất bạn nên đá quả bóng đó về phía nhà tuyển dụng bằng các câu hỏi như:Tôi muốn mức lương giống như những nhân viên có cùng trình độ với tôi Hoặc bạn có thể nói: Tôi đã nghĩ mức lương này trong khoảng…
Và để tránh mắc phải sai lầm khi thương lượng lương, tốt nhất bạn nên tìm hiểu mức lương dao động trước khi đưa ra mức lương mong muốn. Nếu không bạn có thể bị trả lương thấp hơn so với vị trí công việc hoặc nếu mức lương quá cao nhà tuyển dụng cũng sẽ không đồng ý và điều đó có thể khiến bạn không được chọn.
5. Thẳng thắn khi thương lượng lương
Vấn đề lương thưởng trong phỏng vấn là vấn đề vô cùng quan trọng vì vậy khi được nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mong muốn hay yêu cầu về mức lương thì bạn đừng ngần ngại. Đừng nói theo kiểu: “đây là công việc tôi yêu thích hay điều quan trọng nhất đối với tôi là được học hỏi và rèn luyện kinh nghiệm. Còn chuyện lương bổng chỉ là thứ yếu”.
Những câu trả lời như vậy có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là người không có năng lực hoặc không tự tin trong công việc. tệ hại hơn họ có thể cho rằng bạn đang nói dối. Khi đó không chỉ bị mất đi cơ hội thương lượng mức lương mong muốn mà có thể bạn sẽ không được nhà tuyển dụng chọn. Nếu chính nhà tuyển dụng đưa ra vấn đề đó, hãy cho họ biết bạn rất sẵn lòng thảo luận về lương bảo sau khi bạn tìm hiểu kỹ về công việc
6. Cẩn thận khi nói về mức lương cũ
Khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương cũ và công việc hiện tại bạn hãy thật thận trọng khi trả lời. Có thể ở vị trí mới này mức lương của bạn được trả sẽ cao hơn rất nhiều lần so với mức lương cũ. Do đó câu trả lời thành thật của bạn có thể sẽ là một điểm quan trọng để nhà tuyển dụng trả lương cho bạn ở công việc mới.
Diane Barowsky- một người làm việc trong lĩnh vực điều hành tuyển dụng khuyên các ứng viên: “Những gì tôi đang làm không quan trong, quan trọng là tôi có đủ kỹ năng đáp ứng tốt công việc này không. Và tôi muốn nói rằng, tôi tự tin có đủ năng lực, kinh nghiệm để giải quyết tốt công việc được giao”. Ông cũng giải thích thêm: Nếu mức lương của bạn đang ở cấp thấp, thì việc nói thật sẽ chống lại quá trình đàm phán lương của bạn.
Mức lương là yếu tố quan trọng phản ánh năng lực làm việc của bạn. Tuy nhiên đó là vấn đề rất dễ đưa cuộc phỏng vấn vào bế tắc. Vì vậy, thay vì đề cập đến mức lương, bạn hãy thuyết phục nhà tuyển dụng cần bạn. Khi đó, người đưa ra mức lương để đàm phán sẽ là nhà tuyển dụng chứ không phải là bạn.
12 lời khuyên hữu ích khi đàm phán về mức lương
Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc đàm phán lương trong buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có xu hướng đánh giá cao ứng viên muốn đạt mức thu nhập tốt. Những ứng viên có thu nhập cao cũng được thừa nhận là có năng lực tốt, chủ động và thành công hơn
Trước khi đi phỏng vấn, điều cốt yếu là hãy tìm hiểu về công ty và mặt bằng lương cho vị trí mà bạn ứng tuyển với nền tảng kiến thức và kinh nghiệm mà bạn đã có. Có một mức lương trong tâm trí và được chuẩn bị để thảo luận những con số này một lần nữa khi cuộc đàm phán về lương diễn ra.
Hãy tham khảo12 lời khuyên hữu ích sau:
Biết chắc chắn về mức lương tối thiểu bạn muốn nhận:
Biết rõ về mức lương thấp nhất có thể giúp bạn trang trải cuộc sống. Vậy hãy quyết định về mức lương bạn muốn, bạn cần gì cho cuộc sống của bạn và điều gì khiến bạn sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty trước khi tham gia buổi phỏng vấn.
Khẳng định bản thân:
Nhấn mạnh những lý do bạn xứng đáng được nhận, dẫn chứng kỹ năng và thành tích của bạn bằng tài liệu và chuẩn bị thật kĩ để trình bày điều đó.
Không bao giờ thảo luận về lương bổng khi bạn chưa nhận được lời đề nghị:
Nếu bạn làm vậy, bạn có thể tự đánh giá bạn quá cao trước khi nhà tuyển dụng bị thuyết phục rằng họ cần bạn. Nếu chính nhà tuyển dụng đưa ra vấn đề đó, hãy cho họ biết bạn rất linh hoạt và sẵn lòng thảo luận về lương bổng sau khi bạn tìm hiểu thêm về công việc.
Hãy để nhà tuyển dụng tiết lộ về mức lương trước khi bạn làm điều đó:
Đừng trở thành người đầu tiên đề cập đến tiền lương trong buổi phỏng vấn. Hãy để nhà tuyển dụng đưa nó ra số lần đề nghị cần thiết cho đến khi bạn sẵn sàng.
Khi được hỏi về mức lương mong muốn:
Cách tốt nhất là đá quả bóng đó về cho nhà tuyển dụng, bạn có thể hỏi lại: “Mức lương mà ông đang trả cho vị trí này là bao nhiêu?” hoặc “Tôi muốn mức lương giống như những nhân viên có cùng trình độ với tôi.” hoặc “Mức lương trung bình cho vị trí này là bao nhiêu?” Một cách khác để tránh việc phải đưa ra mức lương cụ thể là đưa ra một khoảng lương. Hãy nói: “Tôi đã nghĩ đến mức lương trong khoảng ...”
Không tiết lộ mức lương quá khứ:
Một khi bạn công khai mức lương cũ của bạn thì việc đàm phán của bạn nắm chắc. Bằng cách không tiết lộ chính xác mức lương hiện tại hoặc chinh xác điều gì khiến cho bạn rời bỏ công việc hiện tại, bạn sẽ buộc nhà tuyển dụng tiềm năng đưa cho bạn lời đề nghị hấp dẫn hơn.
Đừng bỏ qua giá trị của các khoản phụ cấp và bổng lộc khi đàm phán lương:
Đôi khi mức lương đề nghị khá thấp khiến cho bạn từ chối công việc đó. Tuy nhiên các khoản phụ cấp và bổng lộc thêm vào khiến mức lương cơ bản tăng thêm đến 40%. Một số khoản bổng lộc là cố định, nhưng những khoản khác có thể đàm phán được ví dụ như quyền lựa chọn mua bán cổ phiếu, tiền thưởng, giảm giá sản phẩm cho nhân viên, đào tạo, thời gian nghỉ lễ và nghỉ ốm…
Tạo không khí thân thiện khi thảo luận về lương:
Bạn hãy khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn đang đứng về phía họ và cùng chung sức để tìm ra con số khiến cả hai bên cùng vừa lòng.
Đừng vội đồng ý ngay khi nhận được lời đề nghị:
Tỏ ra nhiệt tình và hào hứng khi bạn nhận được lời mời làm việc, tuy nhiên yêu cầu có ít nhất 24h để đưa ra câu trả lời. Điều này cho bạn thời gian để ra khỏi niềm vui ban đầu khi được lựa chọn. Nếu bạn cảm thấy mức lương chưa thỏa đáng, hãy bày tỏ sự quan tâm của bạn với nhà tuyển dụng khi xin thêm thời gian để cân nhắc về lời đề nghị. Bạn sẽ biết ngay liệu mức lương đưa ra không thể hay có thể thay đổi.
Xác nhận bằng văn bản:
Một khi bạn đã đồng ý nhận việc với mức lương thỏa thuận, hãy chắc chắn điều đó được xác nhận trên văn bản.
Từ chối nhận việc:
Nếu bạn quyết định không nhận việc làm đó, hãy từ chối sao cho khéo léo. Hãy tỏ ra nghiêm túc và hòa nhã. Bạn không thể biết chắc rằng ai có thể sẽ trở thành đối tác kinh doanh của bạn trong tương lai do vậy đừng vội qua cầu rút ván.
Tự định đoạt mức lương xứng đáng
“Mức lương của mình sẽ là bao nhiêu?” đó là điều ai cũng muốn biết nhưng không mấy ai có thể tự trả lời được. Hầu hết chúng ta đều ngại nói về vấn đề này vì có thể con số bạn nói ra sẽ thấp (hoặc cao) hơn khả năng thực của bạn. Nhiều sếp mới khi hỏi về mức lương của nhân viên tại công ty cũ hay nhận được câu trả lời cao hơn từ 10-30% mức lương thực tế của họ. Tuy nhiên, khi bàn về vấn đề lương bổng, tốt nhất bạn nên trung thực với chính mình. Có nhiều cách để có thể nói về vấn đề này một cách thoải mái và đạt hiệu tốt nhất. Chuẩn bị sẵn sàng cho những câu hỏi: Cách tốt nhất để giải quyết bất kỳ một vấn đề nào trong cuộc sống của bạn là hãy chuẩn bị chúng thật chu đáo. Phỏng vấn tìm việc làm cũng là một thách thức mà bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Để có được những câu trả lời tốt nhất về lương với các nhà tuyển dụng, bạn cần biết mức lương hiện tại của vị trí bạn đang ứng tuyển. Bạn có thể tìm hiểu việc này qua các thông tin việc làm trên thị trường, người thân, đồng nghiệp hay những người đang làm công việc này một cách trực tiếp hay gián tiếp… nói chung ở bất cứ một nguồn nào mà bạn có thể tiếp cận được Sẵn dàng cho cuộc thương lượng: Có thể nhà tuyển dụng sẽ muốn biết mức lương của bạn ở công ty cũ bằng câu hỏi trực tiếp “Lương lần cuối cùng bạn lãnh là bao nhiêu?”. Khi được hỏi về điều này, tốt nhất bạn nên trả lời một cách chân thật. Trong trường hợp bạn cảm thấy mức lương (cũ) của mình là quá thấp và có thể điều này sẽ cản trở cho trong quá trình đàm phán của bạn, cần nhấn mạnh mức lương ấy là không hợp lý, đã không phản ánh đúng năng lực, kinh nghiệm của bạn và bạn xứng đáng được nhận nhiều hơn như thế. Tự tin: Khi bắt đầu bàn về vấn đề lương, có thể bạn sẽ nhận được một câu hỏi mang tính “thăm dò” từ nhà tuyển dụng: “Bạn muốn đề xuất mức lương bao nhiêu cho công việc này”. Trả lời cho câu hỏi này, bạn không nên đưa ra một con số cụ thể mà nên đưa ra một “khoảng”. Ví dụ từ 4-5 triệu đồng. Hơn nữa, câu trả lời của bạn cũng phản ánh được khả năng, trình độ cũng như sự tự tin của bạn với chính năng lực của mình Mở rộng vấn đề: Bạn có thể nói rằng mình đang hy vọng một mức lương X nào đó. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận, nhà tuyển dụng sẽ muốn biết vì sao bạn muốn mức lương ấy và bạn cần phải chuẩn bị để giải thích tại sao với họ. Chẳng hạn như theo mức lương trên thị trường lao động hiện nay, hoặc đó là một mức hợp lý so với kinh nghiệm, khả năng của bạn hay nó (mức lương ấy) xứng đáng với trách nhiệm công việc mà bạn sẽ đảm nhận… Bạn cần ghi nhớ câu trả lời của mình không chỉ về mặt lý thuyết mà còn với một niềm tin chắc chắn. Chuẩn bị cho một đề xuất thấp hơn: Nếu như bạn đang đàm phán về lương với một công ty đã có những qui định chặt chẽ về lương với nhân viên của họ thì rất khó để bạn có thể đưa ra một mức lương cao như bạn đang hy vọng. Trong trường hợp đó, nếu bạn vẫn muốn làm việc ở nơi đây thì bạn nên chuẩn bị tâm thế để nhận một mức lương thấp hơn so với mong muốn của mình. Tuy nhiên, nếu như bạn là người thật sự có năng lực và có thể khẳng định được năng lực ấy tại nơi làm việc mới này, một mức lương lý tưởng cho bạn sẽ là điều không quá khó khăn, thậm chí là trong tầm tay của bạn. Có thể nói, mức lương của bạn bao nhiêu, tất cả là do chính bạn quyết định.Bí quyết thương lượng mức lương cao
1. Có nên trả lời câu hỏi về lương bổng ngay ở vòng đầu cuộc phỏng vấn? Bạn không nên, đặc biệt nếu đó là các vòng phỏng vấn đầu tiên và bạn chưa chắc mình được nhà tuyển dụng “chấm”. Nếu người phỏng vấn hỏi bạn “Anh/Chị đề nghị mức lương bao nhiêu?”, bạn có thể trả lời một cách “vô thưởng vô phạt” như: “Qua vòng đầu phỏng vấn này, tôi nghĩ mình cần hiểu rõ hơn về các yêu cầu cụ thể của công việc. Tôi xin phép được đề cập đến mức lương trong các buổi phỏng vấn sau.”
2. Đâu là mức lương thỏa đáng?
Nhiều ứng viên cho rằng họ xứng đáng được hưởng mức lương cao hơn thu nhập hiện tại vì cho rằng kinh nghiệm và trình độ của họ đã được nâng cao, vì họ sẽ phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, vì tình hình vật giá ngày một leo thang...
Tuy nhiên, nhà tuyển dụng thường xét lương cho ứng viên dựa theo mức lương hiện tại và trách nhiệm mới mà ứng viên sẽ đảm nhận sau này. Vì vậy bạn cần đánh giá khách quan năng lực của mình để đưa ra mức lương phù hợp.
3. Khả năng thực sự là nhân tố quyết định mức lương của bạn Để có mức lương mong muốn, bạn cần chứng minh được giá trị và khả năng làm việc thực sự của mình. Bạn nên tránh đề cập đến mức lương cũ nếu nhà tuyển dụng không hỏi đến. Nhưng nếu nhà tuyển dụng muốn biết mức lương hiện tại, bạn hãy cho họ biết và trình bày sự khác biệt giữa công việc cũ và công việc ứng tuyển, nhấn mạnh những nhiệm vụ mới mà bạn sẽ đảm trách.
Đừng bao giờ giải thích vì sao bạn muốn lương cao hơn mức hiện tại bằng những lý do trẻ con như “Công ty tôi trước đây ở Bình Dương, chi phí sinh hoạt khá thấp. Nay Quý công ty tọa lạc ở khu vực trung tâm nên chi phí sẽ đắt đỏ hơn…”
4. Trực tiếp hỏi về mặt bằng lương trong công ty Xin chúc mừng, bạn đã vào được vòng phỏng vấn cuối cùng và giây phút quan trọng đã đến rồi đây. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn “Anh/Chị đề nghị mức lương bao nhiêu?” Bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào?
Bạn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng “Ông/Bà có thể cho biết mức lương tương ứng dành cho vị trí tương đương?” hoặc “Ông/Bà có thể cho biết ngân sách của công ty dành cho vị trí này?” Câu trả lời của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn định được mức lương phù hợp.
5. Khéo léo trao đổi về lương bổng Bạn nên tránh những câu trả lời như “Đối với tôi, lương bổng không phải là vấn đề quan trọng nhất, tôi mong muốn được học hỏi và rèn luyện trong một môi trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp như Quý công ty…” Đây quả là câu trả lời làm “mát lòng mát dạ” nhà tuyển dụng. Nhưng cẩn thận đấy, nhà tuyển dụng có thể sẽ nghĩ rằng bạn thiếu kinh nghiệm, nên có cơ hội gì đến là nhận ngay mà không cần cân nhắc mức lương. Khi đó bạn sẽ mất cơ hội thương lượng được mức lương mong muốn.
6. Cân nhắc vấn đề “lương + bổng” Người Việt Nam rất chính xác khi dùng cụm từ “lương bổng”. Nghĩa là ngoài “lương” (salary), bạn còn được hưởng “bổng” (benefit). Bổng là các lợi ích khác ngoài lương chính thức mà bạn được hưởng từ công ty và không phải chịu thuế. Vì vậy khi thương lượng lương, bạn nên lưu ý các ”bổng” khác ngoài lương như lương tháng 13, tiền thưởng (bonus) hàng năm, chi phí giải trí, chi phí khám bệnh, cơ hội đào tạo, được chia cổ phần của công ty… Nếu bạn được tuyển vào công ty, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng nêu rõ và cụ thể những nội dung này trong thư mời làm việc (offer letter).
Ngoài ra, hãy nhớ rằng lương ròng (net salary) sẽ là mức lương sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn…
7. Làm gì khi bạn rất thích công việc nhưng mức lương không như mong đợi? Trong trường hợp bạn rất thích công việc và được nhà tuyển dụng mời làm việc, nhưng mức lương không như bạn mong đợi, đừng vội từ chối ngay mà hãy trả lời rằng bạn cần suy nghĩ thêm. Điều đó cho thấy bạn rất quan tâm đến công việc. Vài ngày sau buổi phỏng vấn, bạn hãy gọi điện cho nhà tuyển dụng xem họ có quyết định nào khác về mức lương mà bạn mong muốn hay không. Khi đó, bạn có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Mức lương mong muốn khi phỏng vấn ứng phó thế nàoBí quyết thương lượng mức lương caoThỏa thuận về mức lương và những sai lầm thường gặpCó nên nói về mức lương hiện tại?Bí quyết để được sếp tăng lươngBí quyết thương lượng lương hiệu quảMẹo hay khi thỏa thuận lươngKinh nghiệm phỏng vấn nhân viên nhân sựNhững kĩ năng cần có của nhân viên thu ngân
(ST)Từ khóa » Cách Trả Lời Phỏng Vấn Về Mức Lương
-
Cách Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Về Mức Lương “khôn Ngoan” Nhất
-
3 Cách Trả Lời Câu Hỏi Về Mức Lương Mong Muốn Khi Deal Lương
-
Mẹo Trả Lời Câu Hỏi Mức Lương Mong Muốn Trong Buổi Phỏng Vấn
-
Trả Lời Như Thế Nào Khi Nhà Tuyển Dụng Hỏi Về Mức Lương Mong ...
-
Cách Trả Lời Câu Hỏi: Mức Lương Mong Muốn Của Em Là Bao Nhiêu ...
-
Nếu Nhà Phỏng Vấn Hỏi Bạn Mức Lương Mong Muốn Là Bao Nhiêu ...
-
Cách Trả Lời Các Câu Hỏi Về Mức Lương Mong Muốn Trong Hồ Sơ ứng ...
-
Kinh Nghiệm Phỏng Vấn - Trả Lời Câu: "Mức Lương Bạn Muốn Là Bao ...
-
Kinh Nghiệm Trả Lời Phỏng Vấn: "Mức Lương Bạn Mong Muốn Là Bao ...
-
11 Lời Khuyên Hữu ích Khi đàm Phán Về Mức Lương
-
Ứng Phó Với Câu Hỏi Về Mức Lương Trong Quá Khứ
-
Câu Hỏi Mức Lương Mong Muốn - Chiến Thuật ứng Phó Bất Bại
-
CÁCH TRẢ LỜI MỨC LƯƠNG MONG MUỐN HIỆU QUẢ NHẤT ...
-
Cách Trả Lời Khôn Khéo Khi được Hỏi Trong Buổi Phỏng Vấn