Cách Trả Lời Những Chủ đề Khó Trong IELTS Speaking Part 3

IELTS Speaking Part 3 là bài thi cuối mang yếu tố quyết định và đánh giá kỹ năng toàn vẹn của thí sinh không chỉ về ngôn từ, ngữ pháp mà còn bao gồm cả khả năng phản xạ, tư duy, giải quyết vấn đề. Vì vậy, cũng không quá là lạ khi hình thức phần thi này là khó nhất, khi thí sinh phải trả lời những câu hỏi dài, khó, phức tạp, đôi khi không thuộc phạm trù hiểu biết trong thời gian ngắn. Vì thế, thí sinh cũng thường gặp phải những vấn đề như bí ý tưởng, không biết trả lời hay đưa ra những câu trả lời thiếu chặt chẽ.

Bài viết này sẽ cung cấp cho thí sinh chiến lược trả lời hợp lý kết hợp với một số phương pháp tư duy để có thể dễ dàng trả lời những câu hỏi phức tạp trong phần thi IELTS Speaking Part 3 này.

Key takeaways

  1. Thí sinh thường dễ lúng túng, không biết trả lời khi gặp phải những chủ đề lạ, khó, không thuộc phạm trù hiểu biết cá nhân.

  2. Bố cục trả lời chặt chẽ kết hợp một số phương pháp tư duy sẽ giúp thí sinh giải quyết vấn đề.

Tổng quan về IELTS Speaking Part 3 và công thức trả lời

IELTS Speaking Part 3 là bài thi cuối cùng và cũng là khó nhất của phần Speaking. Thí sinh sẽ được giám khảo hỏi những câu hỏi có liên quan đến chủ đề của Part 2 trước đó nhưng ở mức độ chuyên sâu và mở rộng hơn. Cuộc đối thoại này gọi là phỏng vấn dài, thời gian khoảng 4-5 phút và không có thời gian chuẩn bị, khó hơn so với thuyết trình ngắn ở phần Part 2.

Ví dụ: Will Uber change anything?

 cach-tra-loi-nhung-chu-de-kho-trong-ielts-speaking-part-3-uber

It's foreseeable that Uber will take over from normal taxis because they are much more affordable.

Phần 3 đồng thời cũng là phần thường gặp phải những chủ đề khó do cấu trúc tính chất của phần này. Trong khi đó, phần 1 và 2 sẽ tập trung vào những chủ đề quen thuộc, gần gũi và thí sinh cũng có nhiều thời gian chuẩn bị hơn. Và phần 3 là phần cuối, là phần có độ khó cao hơn khi sử dụng nhiều chủ đề lạ với mục đích để đánh giá khả năng phản xạ ngôn ngữ của thí sinh. Nên vì thế, thí sinh cần có chiến thuật trả lời và một số phương pháp để đối phó với những câu hỏi bất ngờ, dồn dập từ ban giám khảo.

Thí sinh có thể tham khảo công thức trả lời với bố cục sau đây:

- Answer: Đưa ra câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi.

- Reason: Đưa ra lý do cho câu trả lời.

- Example: Đưa ra ví dụ cụ thể cho câu trả lời.

- Alternatives: Có thể đưa ra ý kiến phản bác cho câu hỏi.

Công thức này không chỉ tạo được kết nối mạch lạc, logic mà còn giúp thí sinh kéo dài câu trả lời mà không sợ sai, lạc đề. Nếu thí sinh chỉ trả lời được Answer và Reason cũng là tương đối đủ cho phần này, còn phần ví dụ và phản biện là không bắt buộc nhưng nếu có thì câu trả lời sẽ càng gây ấn tượng, ghi điểm, cho thấy được chiều sâu và tư duy của thí sinh.

Đọc thêm: Phương pháp A.R.E.A là gì và ứng dụng vào câu trả lời IELTS Speaking Part 3

Ví dụ: Why do you think people nowadays tend to go to shopping centers? (Tại sao mọi người lại thích mua sắm ở các trung tâm thương mại?)

Áp dụng công thức trên, câu trả lời sẽ theo bố cục như sau:

  • Answer: Lý do mọi người thích mua sắm ở trung tâm thương mại là khác đa dạng nhưng sự tiện lợi là một trong những lý do dễ khai thác thí sinh có thể tham khảo.

  • Reason: Để trả lời vì sao trung tâm thương mại lại tiện lợi, thí sinh nên đi sâu vào miêu tả sự tiện lợi ấy được thể hiện như thế nào trong trung tâm thương mại, ví dụ như các quầy hàng đa dạng, gần nhau, dễ lựa chọn và kết hợp nhiều hoạt động mua sắm khác nhau.

  • Example: Thí sinh lấy ví dụ cho lý do phân tích ở trên. Ví dụ như bố mẹ có thể mua sắm trong khi trẻ em chơi ở khu vui chơi, sau mua sắm có thể đi ăn…

  • Alternatives: Sau khi chứng minh cho luận điểm, thí sinh cũng có thể đưa ra mặt trái của luận điểm đó, thể hiện góc nhìn nhiều chiều. Ví dụ như mua sắm ở trung tâm thương mại sẽ đắt đỏ hơn với những mô hình truyền thống khác.

Từ việc phát triển ý tưởng theo bố cục như này, thí sinh sẽ có câu trả lời hoàn chỉnh như sau: Actually there are several reasons why people would rather go to shopping malls than independent stores but I think the most important one may be the convenience. There are a myriad of brick-and-mortar shops in a shopping center so people can easily hit different shops and get what they need without having to travel a long distance. For example, people can enjoy going shopping while letting their children in the kid zone. After buying clothes or daily supplies for the family, the whole family can have some snacks in the food court, which is an ideal way of shopping for many people. However, it's also needed to say that shopping in the mall is definitely more expensive than any other traditional models like markets or convenience stores due to superior infrastructure.

Có thể thấy phần 3 yêu cầu sự phản xạ nhanh trong việc tư duy đồng thời trong khả năng ngôn ngữ. Hơn thế, đặc biệt khi bị hỏi các chủ đề khó liên quan đến công nghệ, kinh tế, kiến trúc,..., thí sinh sẽ dễ gặp phải vấn đề bí từ, không biết bắt đầu từ đâu hoặc gặp phải những chủ đề không thuộc lĩnh vực hiểu biết. Vì vậy, bên cạnh công thức trả lời như trên, thí sinh nên nắm được một số phương pháp để có thể dễ dàng ứng phó với những chủ đề khó.

Một số cách ứng phó khi gặp chủ đề khó

Hãy thẳng thắn

Khi gặp những chủ đề lạ, thí sinh không có kiến thức về nội dung đó thì hãy cứ thẳng thắn mở đầu, đưa ra luận điểm, chân thật về cảm xúc cũng như khả năng của bản thân. Đừng quá cố gắng bịa câu trả lời, điều này chỉ khiến thí sinh rẽ vào ngõ cụt và đưa ra những câu trả lời rất ấp úng.

Vì thế, khi nhận được câu hỏi không như mong muốn, thí sinh có thể thẳng thắn nói rằng thí sinh “không thích” hoặc không có kiến thức sâu về câu hỏi đó hay đưa ra những lời nhận xét nói giảm nói tránh. Cách làm này đồng thời cũng giúp thí sinh kéo dài thời gian để suy nghĩ cũng như tạo ra lối trả lời tự nhiên. Một số mẫu câu trả lời có thể áp dụng trong những tình huống như trên:

  • That's obviously a grand question…

  • To be honest, I don’t obtain much knowledge about this topic…

  • Well, this is not a common question really…

  • Frankly, this isn’t something I’m used to talking about…

  • Well, this question is interesting, really interesting I must say…

  • I’ve never thought about that before. Can you give me a couple of seconds to think?

  • Hm, an intriguing question I must say. Could you please give me a moment?

  • This may come as a shock, but actually I’m not a big fan of..., so I think I need a couple of seconds…

Ví dụ:

BGK đặt ra câu hỏi: “How do you think global warming is going to affect architecture?”

cach-tra-loi-nhung-chu-de-kho-trong-ielts-speaking-part-3-global-warming

Đây là 2 vấn đề không mấy phổ biến, vì thế thí sinh nên thành thật khi mở đầu câu trả lời thay vì cố gắng bịa, đồng thời điều này cũng sẽ giúp thí sinh có nhiều thời gian để suy nghĩ hơn.

Thí sinh có thể trả lời như sau: “That’s obviously a very grand question. To be honest I don’t know the first thing about global warming and I know even less about architecture.”

Diễn đạt lại câu hỏi

Thẳng thắn là điều đáng được khuyến khích. Tuy nhiên, không biết hoặc không có kiến thức không đồng nghĩa với việc không trả lời hay chỉ dừng lại đưa ra những câu nhận xét ngắn gọn như trên. Bài viết sẽ cung cấp những phương pháp hữu ích để kể cả thí sinh không biết cũng có thể trả lời và phát triển ý cho những câu hỏi lạ, khó. Một trong số đó chính là diễn đạt lại câu trả lời. Paraphrase (diễn đạt lại) câu hỏi là việc biến đổi câu hỏi mà BGK đưa ra theo cách đơn giản hơn và theo cách thí sinh hiểu. Điều này sẽ giúp ích khi thí sinh dù không có kiến thức về chủ đề đó nhưng vẫn cho thấy khả năng đưa ra những nhận định chung về câu hỏi. Và từ việc diễn đạt theo cách đơn giản như thế cũng sẽ tạo ra thời gian cho thí sinh suy nghĩ và gợi thêm nhiều ý tưởng để phát triển.

Một số cách paraphrase (diễn đạt lại) như:

  • Đảo thứ tự các từ trong câu: Đây là dạng paraphrase đơn giản nhất vì không cần phải thêm, bớt hay thay đổi loại từ của bất cứ từ nào trong câu.

Ví dụ: People eat more food produced in other regions than local food.

Câu trên sẽ được diễn đạt lại như sau: The consumption of imported food has gained popularity in recent years.

Trong câu đầu, people (mọi người) là chủ ngữ, nhưng khi được paraphrase, the consumption of imported food/food produced in other regions (sự tiêu thụ của thực phẩm nhập khẩu) mới là chủ ngữ.

  • Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ khác nhau nhưng có cùng một ý nghĩa. Hoặc nếu câu được cho có yếu tố phủ định, thí sinh có thể sử dụng từ trái nghĩa và đổi câu sang dạng khẳng định.

Ví dụ: When managers motivate employees to work together, they feel more obligated to stay with the company.

Câu được paraphrase lại như sau: Staff are less likely to change jobs if cooperation is encouraged.

Ở ví dụ trên, từ trái nghĩa đã được áp dụng cho cụm “obligated to stay with company" để diễn đạt lại câu.

  • Đổi từ thể chủ động sang bị động và ngược lại: Khi paraphrase theo dạng này, động từ là loại từ chủ yếu được thay đổi.

Ví dụ: People say that global warming is caused by the burning of fossil fuels.

Câu được biến đổi lại như sau: Global warming is said to be caused by the burning of fossil fuels.

  • Sử dụng từ cùng gia đình: Từ cùng gia đình là những loại từ khác nhau hướng chung một ý nghĩa và có thể biến đổi cho nhau. Có rất nhiều loại từ, như: động từ, tính từ, danh từ, trạng từ. Đổi dạng của một từ hay nói cách khác, sử dụng từ cùng gia đình có thể giúp thí sinh đảm bảo về nghĩa của câu và ngữ cảnh không bị thay đổi khi paraphrase.

Ví dụ: Education is obviously a much better measure for raising awareness of laws.

Câu được diễn đạt lại là: People who are properly educated have stronger heightened awareness of laws.

Ở đây, Education ở dạng danh từ có nghĩa giáo dục được paraphrase bằng cách đổi sang động từ là educate nhưng vẫn mang chung ý nghĩa như thế.

  • Phương pháp liệt kê: thay vì phải paraphrase, thí sinh có thể liệt kê, cụ thể hoá những cụm từ liên quan mật thiết đến từ cần paraphrase.

Ví dụ: Advertising is all around us.

Câu được diễn đạt lại là: Pop-ups, flyers and billboards are virtually everywhere.

Trong ví dụ này, câu đã được biến đổi bằng cách liệt kê ra những hình thức quảng cáo (advertising) bao gồm pop-ups, flyers, billboards. Cách này là một trong những cách phù hợp khi thí sinh gặp phải chủ đề lạ. Bằng cách break down (chia nhỏ) vấn đề, thí sinh sẽ biết cách bắt đầu từ đâu để dễ dàng giải quyết vấn đề, từ đó thêm nhiều idea và dần dần phát triển ý ở các phần tiếp theo.

Ví dụ: Vẫn từ ví dụ với câu hỏi là “How do you think global warming is going to affect architecture?”

Sau khi thẳng thắn nhận xét câu hỏi, thí sinh vẫn nên tiếp tục trả lời và đưa ra nhận định chung bằng cách diễn đạt lại câu hỏi. Thí sinh có thể trả lời như sau: That’s obviously a very grand question. To be honest I don’t know the first thing about global warming and I know even less about architecture. However, in the light of global warming, the way we build houses is going to change." Ở đây, phương pháp liệt kê đã được sử dụng để paraphrase lại câu hỏi, architecture nghĩa là kiến trúc cũng sẽ bao hàm những phạm trù liên quan đến xây nhà. Có thể thấy là từ việc cụ thể hoá chủ đề như vậy sẽ giúp thí sinh có nhiều ý tưởng hơn và phát triển câu trả lời cho chủ đề khó này.

Hai phương pháp trên đã hướng dẫn thí sinh cách mở đầu, đưa ra luận điểm để ứng phó những chủ đề khó cũng như cách để dẫn dắt và xây dựng tiền đề cho câu trả lời ở các phần Reason, Example, Alternative tiếp theo.

Chia nhỏ ý tưởng

Sau khi đã có Answer (luận điểm chính) cho câu trả lời của mình, những phần tiếp theo bao gồm Reason, Example, Alternative sẽ là những phần giải thích, chứng minh cho luận điểm. Những thí sinh không có kiến thức về chủ đề được hỏi thì sẽ phải chứng minh, giải thích điều đó như thế nào. Một trong những cách đó là phân tích ý lớn thành những ý nhỏ và phát triển từng ý nhỏ để chứng minh cho ý lớn. Với cách làm này, thí sinh sẽ dễ dàng nảy ra nhiều idea hơn và bố cục câu trả lời cũng trở nên liên kết và tương trợ lẫn nhau.

Vẫn tiếp tục với ví dụ trên, sau khi đưa ra luận điểm rằng global warming sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta xây nhà. Từ ý lớn này, thí sinh có thể minh hoạ cách nó thay đổi bằng cách chia nhỏ những khía cạnh trong việc xây nhà đó là xây tường, nhiệt,... rồi chứng minh những việc như thế sẽ thay đổi như thế nào khi sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng. Thí sinh có thể tham khảo cách trả lời như sau: “I assume as global temperatures rise and the world gets increasingly hotter, the way we build houses, especially residential houses, has to be adapted somewhat to these climatic shifts. One of these changes could be the regulation of temperature inside the house. Maybe more houses will be equipped with air conditioning. The walls have to be built thicker to accommodate the hotter temperatures outside.”

Liên hệ với bản thân

Liên hệ bản thân cũng là cách chữa cháy hiệu quả để chứng minh cho luận điểm do khi liên kết những chủ đề khó với những thứ gần gũi, quen thuộc, thí sinh sẽ dễ dàng cung cấp câu trả lời mạch lạc, hợp lý và có tính thuyết phục cao hơn. Liên hệ với bản thân có thể liên quan đến cảm xúc, kinh nghiệm quá khứ của cá nhân.

Tiếp tục từ ý trên, để khiến ý chính chặt chẽ hơn, thí sinh có thể bổ sung thêm những câu liên quan đến cảm xúc, cảm nhận cá nhân như ở trong nhà thường mát hơn bên ngoài do khả năng cách nhiệt của tường để chứng minh rằng những thay đổi trong cách xây nhà là hoàn toàn dễ dàng nhận thấy và hiệu quả. Câu trả lời sẽ được bổ sung như sau: “These changes can be easily seen nowadays since personally, I can feel much cooler and relaxed in the house than being outside.”

Rút lui

Với những cách trên, thí sinh sẽ dễ phát triển theo nhiều ý tưởng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dồi dào idea đặc biệt khi gặp những chủ đề lạ, khó, thí sinh thường sẽ dễ bí và rơi vào ngõ cụt. Nên vì thế, khi vào thời điểm sắp cạn ý để nói, thí sinh nên bắt đầu dẫn dắt kết thúc câu trả lời và hạ thấp giọng, ra dấu hiệu cho thấy câu trả lời chỉ đến đấy thôi. Việc này để tránh trường hợp khi không còn gì để nói, thí sinh không biết kết thúc như nào và cuộc hội thoại rơi vào khoảng lặng hoặc tiếp tục bị giám khảo làm khó. Thí sinh sẽ kết thúc bằng cách tóm tắt những ý vừa trình bày và kết hợp với một số cụm từ thường được sử dụng để chốt câu như: In the end, To sum up, In conclusion,...

Vì vậy, để kết thúc câu trả lời cho ví dụ trên, thí sinh có thể tham khảo như sau: ”So to this end, I think a very common way is to equip the houses with air conditioning. Maybe we’ll have to have thicker walls. And with my limited knowledge of global warming and architecture, I think these are some of the feasible steps.”

cach-tra-loi-nhung-chu-de-kho-trong-ielts-speaking-part-3-global-warming

Sau khi áp dụng 5 phương pháp kết hợp với bố cục trả lời dành cho IELTS Speaking Part 3, thí sinh đã có thể có câu trả lời hoàn chỉnh chinh phục câu hỏi khó “How do you think global warming is going to affect architecture?”: “That’s obviously a very grand question. To be honest I don’t know the first thing about global warming and I know even less about architecture. However, in the light of global warming, the way we build houses is going to change. I assume as global temperatures rise and the world gets increasingly hotter, the way we build houses, especially residential houses, has to be adapted somewhat to these climatic shifts. One of these changes could be the regulation of temperature inside the house. Maybe more houses will be equipped with air conditioning. The walls have to be built thicker to accommodate the hotter temperatures outside. These changes can be easily seen nowadays since personally, I can feel much cooler and relaxed in the house than being outside. So to this end, I think a very common way is to equip the houses with air conditioning. Maybe we’ll have to have thicker walls. And with my limited knowledge of global warming and architecture, I think these are some of the feasible steps.”

Một số chủ đề khó trong IELTS Speaking Part 3

Dưới đây là một số câu hỏi theo chủ đề khó thí sinh có thể luyện tập:

  • Law: Is there any situation where people disobey the law?

  • Weather: Do you think weather has an influence on people’s mood?

  • Gender: What habits are deemed as appropriate for men but inappropriate for women?

  • Health: Do you think traditional medicine is a good alternative to modern medicine?

  • Science: Do you think money should be spent to explore space or is it better spent helping people on earth? Why?

  • Photography: Is a photograph a reliable form of identification?

  • Retirement: How important are retirees to your country’s economy?

  • Invention & Creativity: Do you think intellectual property laws are too strict?

Tổng kết

IELTS Speaking Part 3 là phần thi cuối và là phần thi khó nhất của phần nói do đánh giá thí sinh sự phản xạ và nhanh nhạy trong khả năng ngôn ngữ và giải quyết tình huống qua việc đưa ra những câu hỏi lạ và khó. Nên vì thế, sự lúng túng hoặc không biết trả lời là điều khá phổ biến đối với thí sinh. Một số phương pháp và chiến lược như trên sẽ giúp thí sinh tư duy và phân tích và phát triển câu trả lời tốt hơn. Và điều này nên được kết hợp với sự luyện tập chăm chỉ, thường xuyên thì việc chinh phục và đạt điểm cao trong phần thi IELTS Speaking Part 3 này không còn là điều khó khăn.

Võ Thị Diệu Thảo

Đọc thêm: 3 cách thức tư duy câu trả lời IELTS Speaking Part 3

Từ khóa » Chủ đề Ielts Speaking Khó