Cách Trả Lời Phỏng Vấn Du Học Mỹ Xuất Sắc Nhất - Wiki Phununet
Có thể bạn quan tâm
Cách trả lời phỏng vấn du học Mỹ suất sắc nhất. Trước khi đi phỏng vấn du học đặc biệt là du học Mỹ, tất các các du học sinh tương lai đều có một tâm trạng hồi hộp và lo lắng cho kết quả của cuộc phỏng vấn. Chúng tôi xin hướng dẫn một số bước chuẩn bị và trả lời phỏng vấn như sau:
Cách trả lời phỏng vấn du học Mỹ?
Chuẩn bị phỏng vấn du học Hoa Kỳ Khi trả lời phỏng vấn xin Visa du học Mỹ, trước tiên bạn cần chú tâm trình bày về chương trình và kế hoạch học tập phải tương thích với nội dung trong thư mời nhập học. Thông thường, du học sinh sẽ trình bày kế hoạch học tập từ 6-12 tháng tiếng Anh, thời gian học tiếng Anh có thể rút ngắn hoặc lâu hơn sau khi nhà trường ở Mỹ đã kiểm tra trình độ tiếng Anh. Sau đó học vào ngành chính: quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin... của hai năm cao đẳng và hai năm đại học hoặc là vào thẳng bốn năm đại học. Với các giấy tờ liên quan tới học vấn, thu nhập, tài chính, tài sản…, bạn chia ra từng nhóm, bỏ trong từng bìa hồ sơ riêng theo thứ tự để khi người phỏng vấn hỏi tới loại giấy tờ nào bạn nhanh chóng trình ra vì họ không có nhiều thời gian, tránh đưa thừa các giấy tờ. Khi bạn đã giải trình một cách thuyết phục mục tiêu du học là chính đáng, học xong sẽ quay về thì bạn có thể hi vọng về kết quả bước đầu công việc. Không thể có một công thức chung cho tất cả các cuộc trả lời phỏng vấn vì mỗi hồ sơ du học đều có đặc điểm riêng, không giống nhau nên phải biết vận dụng cách làm từng hồ sơ cho phù hợp. Đặc thù của lĩnh vực du học là mỗi hồ sơ phải đạt được giá trị chuyên sâu và chính xác trên từng chi tiết (một hồ sơ du học có rất nhiều chi tiết). Vì vậy, khi bạn đã tự mình thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ theo ý muốn mà vẫn chưa an tâm, nếu cảm thấy cần thiết thì có thể gặp chuyên viên tư vấn của đơn vị chuyên về du học Mỹ để họ trợ giúp bạn hoàn thành hồ sơ và hướng dẫn kỹ năng trả lời phỏng vấn. Vài điều cần lưu tâm trước khi bước vào phỏng vấn: - Luôn giữ được trạng thái tâm lý vững vàng, ổn định, thoải mái, không tự gây áp lực tâm lý bằng những suy diễn nội tâm căng thẳng, biết tập trung tư tưởng để lắng nghe và trả lời đúng trọng tâm từng câu hỏi. - Xem lại một lần cuối những giấy tờ phải mang theo có bị thiếu sót hay không và toàn bộ hồ sơ phải là bản chính. - Trang phục và phong cách cần đơn giản, không cầu kỳ, phải phù hợp với HSSV. Có một thực tế cũng cần phải biết là cho dù chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ đạt yêu cầu nhưng vì thiếu bình tĩnh, tự tin, trả lời phỏng vấn lúng túng nên nhiều bạn đã vô tình tạo sự nghi ngờ nơi người phỏng vấn về mục đích chuyến du học, chính điều này dễ dẫn tới thất bại cho cuộc phỏng vấn. Trong tình huống này nếu muốn tái phỏng vấn, bạn có thể tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn để thiết lập lại mọi việc chuẩn xác hơn, mở ra cơ hội cho lần phỏng vấn sau. Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn du học Mỹ Nếu bạn trả lời trôi chảy các câu hỏi sau đây thì chắc chắn bạn sẽ được nhận Visa du học tại Mỹ.
Câu hỏi phỏng vấn du học Mỹ – Khi đi phỏng vấn Visa du học, nhân viên lãnh sự có thể đặt cho bạn nhiều câu hỏi, chủ yếu nằm trong phạm vi sau: thông tin bản thân, thông tin gia đình, thông tin người bảo trợ, kế hoạch học tập tại Mỹ, và ý định quay trở về. A. Câu hỏi phỏng vấn du học Mỹ – Thông tin cá nhân: 1. Good morning! Please introduce yourself! (Xin chao buổi sáng! Hãy tự giới thiệu bản thân của bạn!) 2. What’s your name? Why are you here today? (Tên của bạn là gì? Tại sao bạn lại ở đây hôm nay?) 3. How old are you? What’s your job? (Bạn được bao nhiêu tuổi? Công việc của bạn là gì?) 4. What are your hobbies? (Sở thích của bạn?) 5. Do you like traveling? Have you ever been abroad? (Bạn có thích du lịch không? Bạn có bao giờ đi ra nước ngoài chưa?) 6. Have you ever lived away from your parents? (Bạn có bao giờ sống xa cha mẹ hay không?) 7. Do you have any friend? How many friends do you have? (Bạn có người bạn nào không? Bạn có bao nhiêu người bạn?) 8. What do you often do at free time? (Bạn thường làm gì lúc rãnh rỗi?) 9. Do you like sports? Which kind of sport do you like best? ( Bạn có thích chơi thể thao không? Môn thể thao nào bạn yêu thích nhất?) 10. Have you ever been granted a US visa? (Bạn có bao giờ được cấp Visa đi Mỹ hay chưa?) 11. Have you ever been rejected a US Visa? (Bạn có bao giờ bị từ chối Visa đi Mỹ hay chưa?) 12. Tell me something about your country! (Hãy kể cho tôi nghe vài điều về đất nước bạn!)
B.Câu hỏi phỏng vấn du học Mỹ – Thông tin gia đình: 1. What’s your fathers name? What’s your mother’s name? (Tên cha của bạn? Tên mẹ của bạn?) 2. Do you have any siblings? (Bạn có anh chị em ruột nào không?) If you do have, what is his/her name(s)? (Nếu có, tên của anh/chị/em ruột của bạn là gì?) 3. How old is your father/ mother? (Ba/mẹ của bạn bao nhiêu tuổi?) 4. Are you living with your parents? (Bạn có sống chung với ba/mẹ hay không?) 5. Have your parents/ your siblings traveled abroad? (Cha mẹ/ anh chị em của bạn có bao giờ đi nước ngoài chưa?) 6. Why don’t your older brother(s)/sister(s) study abroad like you? (Tại sao anh hoặc chị của bạn không học ở nước ngoài như bạn?)
C. Câu hỏi phỏng vấn visa – kết quả học tập ở Việt Nam: 1. What grade are you studying in? What’s your grade? (Bạn học lớp mấy?) 2. What’s your school name? (Tên của trường bạn là gì?) 3. What’s something special about your school? Tell me something about your school? (Trường của bạn có điều gì đặc biệt hay không? Hãy giới thiệu vài điều về trường của bạn?) 4. How many classes are there in your school? (Trường của bạn có bao nhiêu lớp?) 5. What subjects are you good/bad at? (Bạn học giỏi/ dở nhất là môn học nào?) 6. What are your favourite subjects? And why do you like them? (Những môn học nào bạn yêu thích nhất? Tại sao bạn thích chúng?) 7. What do you often do after school? (Sau giờ học bạn thường làm gì?) 8. Who is your favourite teacher? (Ai là người thầy mà bạn yêu thích nhất?) 9. What’s your principle’s name? (Tên hiệu trưởng trường của bạn là gì?)
D. Câu hỏi phỏng vấn Visa – Kế hoạch học tập tại Mỹ: 1. What is the purpose of your trip? (Mục tiêu của chuyến đi của bạn là gì?) 2. Why do you choose US to study? ( Tại sao bạn chọn học tại Mỹ?) 3. Why don’t you choose another country to study? (Tại sao bạn không chọn học tại một quốc gia khác?) 4. Why don’t you choose another school to study? (Tại sao bạn lại không chọn học tại một trường khác?) 5. What make you choose this state to study? (Điều gì khiến bạn chọn tiểu bang này để học?) 6. What school will you enrol in the US? (Bạn sẽ học tại trường nào khi đến Mỹ?) 7. What city will you arrive in? Tell me something about the city that you will live in the US? (Bạn sẽ đến thành phố nào? Hãy kể cho tôi nghe vài điều bạn biết về thành phố này?) 8. Where is your school located? Why do you choose this state to study at? What do you know about the state? (Trường của bạn tọa lạc ở đâu? Tại sao bạn chọn học ở tiểu bang này? Bạn biết gì về tiểu bang này?) 9. If you are provided a choice, where do you want to come? (nếu bạn được cho một sự lựa chọn, nơi nào bạn muốn đến?) 10. What is the address of your school? (Địa chỉ trường của bạn?) 11. Tell me something about your school? (Hãy kể cho tôi nghe một vài điều về trường của bạn?) 12. Is your school a public or a private school? (Trường của bạn là trường công hay trường tư?) 13. How can you know about this school? ( Làm sao bạn biết đến trường này?) 14. How can you get the I-20/DS-2019? How did you complete the admission form? (Làm sao bạn có thể xin được giấy I-20/DS-2019? Bằng cách nào mà bạn có thể hoàn tất thủ tục xin nhập học?) 15. Why do you choose the school to study? (Tại sao bạn chọn học tại trường này?) 16. What grade will you study in the US? (Bạn sẽ học lớp mấy tại Mỹ?) 17. When will your school start? When is the upcoming intake of your school? (Khi nào trường bạn bắt đầu học? Học kỳ sắp tới của trường bạn học là khi nào?) 18. What subjects will you study at school? (Bạn sẽ học những môn học nào?) 19. Is your school religious? (Trường của bạn có đạo nào hay không?) 20. Do you have to study Bible? (Bạn có phải học kinh thánh hay không?) 21. Do you have to wear uniform? (Bạn có phải mặc đồng phục hay không?) 22. How long do you want to study in the US? (Bạn muốn học ở Mỹ bao lâu?) 23. What will you study in the US? (Bạn sẽ học gì ở Mỹ?) 24. What will you major in when you study university? (Chuyên ngành bạn chọn ở đại học sẽ là gì?) 25. Why do you choose that major? (Tại sao bạn lại chọn chuyên ngành này?) 26. What degree will you get after your graduation? (Bạn sẽ nhận được học vị gì khi tốt nghiệp?) 27. What is this program fee? (Phí của chương trình này là bao nhiêu?) 28. What is the tuition fee? (Học phí của bạn là bao nhiêu?) 29. Have you bought insurance? (Bạn đã mua bảo hiểm hay chưa?) 30. Have you paid the program fee? By what way? ( Bạn đã trả phí chương trình hay chưa? Bạn trả bằng cách nào?) 31. Where will you live in the US? (Bạn sẽ sinh sống ở đâu khi ở Mỹ?) 32. With whom will you stay in the US? (Bạn sẽ sinh sống với ai khi ở Mỹ?) 33. Tell me something about your host family? (Hãy kể cho chúng tôi nghe vài điều về gia đình người Mỹ mà bạn sẽ ở với họ?) 34. Who will pick you up at the airport upon your arrival? (Ai sẽ đưa đón bạn tại sân bay?)
E. Câu hỏi phỏng vấn Visa – Các câu hỏi về tài chính: 1. What’s your father’s/mother’s job? (Ba mẹ bạn làm nghề gì?) 2. How much do your parents earn a month? How much is your family monthly income? (Một tháng ba mẹ của bạn kiếm được bao nhiêu tiền? Mổi tháng gia đình bạn kiếm được bao nhiêu tiền?) 3. Who will pay for your study in the US? (Ai sẽ trang trải chi phí du học tại Mỹ cho bạn?) 4. How can your parents pay for your study? (Ba mẹ bạn chi trả chi phí cho bạn bằng cách nào?) 5. Do your parents have a saving book/ banking account? How much? (Ba mẹ bạn có tài khoản ngân hàng hay không? Bao nhiêu?) 6. How many houses or lands do your parents have? (Ba mẹ có bao nhiêu nhà hay đất?) 7. Do you parents have a car? (Ba mẹ bạn có xe hơi không?) 8. How much will your parents give you a month when you live in the US? (Cha mẹ bạn sẽ cho bạn bao nhiêu tiền khi sinh sống ở Mỹ?) Nếu làm ba mẹ bạn đang làm việc cho một tổ chức cụ thể: 1. Whom does your father/mother work for? (Ba mẹ bạn làm việc cho tổ chức nào?) 2. For how long have your parents worked for this company? (Ba mẹ của bạn làm cho công ty này bao lâu rồi?) 3. Do you know where is your father/mother company? What’s this company address? (Bạn biết nơi ba mẹ bạn làm việc hay không? Địa chỉ nào?) 4. What are your father/mother’s company products? (Các sản phẩm của công ty ba mẹ bạn là gì?) 5. Do you know any of your parents colleague? Who is he/she? (Bạn có biết bất kỳ đồng nghiệp nào của ba mẹ bạn hay không? Người đó tên gì?) Nếu ba mẹ bạn có cơ sở kinh doanh riêng: 1. Show me your parents’ business lisence certificate! (Hãy đưa cho tôi xem giấy đăng ký kinh doanh của ba mẹ bạn) 2. How many employees are there in your parents’ company? (Có bao nhiêu nhân công trong cơ sở kinh doanh của ba mẹ bạn?) 3. How much does this business earn a month? (Mổi tháng cơ sơ kinh doanh này kiếm được bao nhiêu tiền?) 4. How long have your parents run this business? (Ba mẹ bạn mở cơ sở kinh doanh này bao lâu rồi?) Nếu ba mẹ bạn có thu nhập từ việc cho thuê nhà: 1. Show me the renting contracts! (Hãy cho tôi xem các hợp đồng cho thuê nhà!) 2. Does this house belong to your parents? (Căn nhà này là của ba mẹ bạn à?) 3. For how long this house has been for rent? (Căn nhà này được cho thuê bao lâu rồi?) 4. How much do your parents earn a month from the houses for rent? ( Mổi tháng cha mẹ bạn cho thuê nhà được bao nhiêu tiền?) Nếu ban mẹ bạn có phần hùn từ các công ty khác: 1. Which company/corporation are your parents the shareholders of? (Ba mẹ bạn có phần hùn trong công ty nào?) 2. What are the company products? (Sản phẩm của công ty này là gì?) 3. How much do your parents earn from this company? (Ba mẹ bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ công ty này?) 4. Give me the business license of this company! (Hãy đưa tôi xem giấy đăng ký kinh doanh của công ty này!)
F. Câu hỏi phỏng vấn Visa – Ý định quay trở về Việt Nam: 1. Will you return Vietnam when you finish studying? (Bạn sẽ trở về Việt Nam sau khi học xong?) 2. How can you prove that you will return Vietnam? (Làm sao bạn chứng minh được bạn sẽ trở về Việt Nam?) 3. What do you want to become after graduation? (Bạn muốn trở nên như thế nào sau khi học xong?) 4. What will you do after you finish your study in the US? (Bạn sẽ làm gì sau khi học xong?) 5. How long do you intend to stay in the US after you finish your study? (Bạn có ý định ở Mỹ tiếp bao lâu nữa sau khi tốt nghiệp?) 6. Do you intend to work in the US? (Bạn có ý định làm việc tại Mỹ hay không?) 7. If you are offered a good job with high salary, will you agree to work? ( Nếu bạn có được một việc làm tốt với mức lương cao tại Mỹ, bạn có đồng ý ở lại làm không?)
G. Câu hỏi phỏng vấn Visa – Câu hỏi nhạy bén trong phản ứng: 1. What make me should grant you a Visa according to you? (Theo bạn điều gì khiến tôi nên cấp Visa cho bạn?) 2. What will you do if I said that you are not qualified for a Visa? (Bạn sẽ làm gì nếu tôi nói rằng bạn đã xin Visa thất bại?) 3. Why do you think I should give you a Visa? (Tại sao bạn nghĩ tôi nên cấp Visa cho bạn?) 4. Have you ever lived away from you parents? What will you do if you miss your parents? (Bạn đã bao giờ sống xa ba mẹ hay chưa? Bạn sẽ làm gì nếu bạn nhớ ba mẹ mình?) 5. Do you have any friend in the US? If you do have, tell me something about her/him (Bạn có người bạn nào ở Mỹ hay không? Nếu có, hãy kể cho tôi nghe về chị ấy/ anh ấy) 6. What difficulties do you think you may encounter in the US? (Bạn nghĩ rằng sẽ có khó khăn nào bạn có thể sẽ gặp khi ở Mỹ?) 7. What is the most memorable event in your life? (Sự kiện đáng nhớ nhất trong đời bạn là gì? 8. What will you do if your parents ran out the money and could not afford your study well? (Bạn sẽ làm gì nếu cha mẹ bạn hết tiền và không thể tiếp tục lo cho bạn du học?)
Một số kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ
Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục giữ thứ hạng cao trong danh sách những nước có số lượng sinh viên du học tại Hoa Kỳ nhiều nhất. Năm 2011, lượng sinh viên Việt Nam tăng 14%, nâng hạng từ vị trí 20 cách đây 5 năm lên vị trí thứ 8. Những con số thống kê ấn tượng đó là sự khẳng định vị thế hàng đầu và sức hấp dẫn của một nền giáo dục đẳng cấp quốc tế như Hoa Kỳ. Có thể nói việc xin cấp Visa (Thị thực) là một trong những bước quan trọng để giúp cho các bạn học sinh - sinh viên hoàn tất hồ sơ du học Mỹ. Tuy nhiên, để có thể xin được visa du học thì cũng là cả một quá trình với rất nhiều thủ tục mà nếu như không có sự hướng dẫn kịp thời và đúng đắn thì các bạn sẽ gặp phải không ít khó khăn.
Muốn có được kết quả tốt khi phỏng vấn, các bạn phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản khi xin visa du học: 1. Bạn thực sự có ý định đi học một cách nghiêm túc không? Hoặc bạn có khả năng học tốt tại Mỹ không? Các viên chức Lãnh sự quán sẽ xem xét quá trình học tập của bạn trước đó cũng như kế hoạch học tập của bạn tại Mỹ. Do đó, các bạn cần mang theo những kết quả học tập mà các bạn có như bảng điểm, học bạ, bằng cấp, giấy khen,... Ngoài ra, bạn cũng phải nắm rõ về trường, khóa học, chuyên ngành học... tại Mỹ cũng như những dự định nghề nghiệp của bạn sau này. Bạn cần phải lên kế hoạch học tập và nghề nghiệp hợp lý, rõ ràng. Kế đến, bạn cần chứng minh rằng bạn sẽ làm gì với bằng cấp mà mình có được sau khi hoàn tất chương trình học tại Mỹ, cũng như các dự định tương lai khi về nước. Nếu có thể, bạn hãy tìm hiểu một chút về ngành nghề tương lai của mình cũng như nhu cầu của ngành nghề đó hiện nay tại Việt Nam. Ngoài ra, thông tin bản thân, gia đình, khả năng tài chính của gia đình, ý định quay trở về Việt Nam... cùng một số dạng câu hỏi khác nhằm thử độ nhạy bén trong tư duy và giao tiếp của học sinh cũng sẽ được đưa ra trong buổi phỏng vấn. 2. Bạn có đủ nguồn tài chính chi trả cho việc học của mình không? Chính phủ Mỹ muốn biết các bạn có đủ nguồn tài chính hỗ trợ trong suốt thời gian bạn theo học tại Mỹ hay không để đảm bảo chắc chắn rằng bạn không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Vì vậy, bạn cần chứng minh tài chính rõ ràng và cụ thể: ai sẽ là người chi trả học phí cũng như chi phí ăn ở cho bạn? • Nếu bạn được cấp học bổng thì bạn phải có những giấy tờ liên quan đến việc bạn được cấp học bổng đó. • Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân nào đó tài trợ, bạn phải làm thế nào để chứng tỏ rằng người tài trợ cho bạn có khả năng trả tiền cho việc học của bạn. • Nếu là người khác (không phải cha mẹ), bạn cần giải thích với viên chức Lãnh sự quán về mối quan hệ của bạn với người này, để chứng minh cho việc tại sao người tài trợ này sẵn sàng cam kết trả hàng chục nghìn đôla cho việc học của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cung cấp sự những bằng chứng về khả năng tài chính của người tài trợ cho bạn, đặc biệt là nguồn thu nhập và mức thu nhập. Điều này sẽ giúp cho viên chức lãnh sự tin rằng tiền sẽ được cung cấp đầy đủ trong suốt thời gian bạn học. 3. Luôn trung thực Thời gian phỏng vấn chỉ kéo dài trong khỏang từ 3 đến 4 phút vì thế các bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để nói một cách ngắn gọn, rõ ràng nhưng chính xác và đầy tính thuyết phục. Các bạn hãy tự tin, đừng che giấu sự thật, nên trả lời trung thực theo hồ sơ của mình, trong khoảng thời gian phỏng vấn ngắn ấy các bạn cần cung cấp cho viên chức càng nhiều thông tin càng tốt, và đặc biệt không nên trả lời theo cách học thuộc lòng như những lập trình có sẵn mà phải trả lời thật tự nhiên. Các viên chức của Lãnh sự quán Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc của họ, do đó sẽ không quá khó để họ nhận ra được là các bạn đang nói thật hay không về việc bạn xin visa đi học. Ông Michael Sestak, Trưởng phòng Visa không di dân - Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, cho biết: "Khi phỏng vấn chúng tôi không mong chờ câu trả lời hoàn hảo, mà trông chờ vào sự thành thật của bạn. Mặc dù hồi hộp bạn cũng phải thư giãn để đưa ra câu trả lời trung thực. Khi phỏng vấn chúng tôi không yêu cầu nói tiếng Anh, sẽ có phiên dịch. Tuy không bắt buộc nhưng nói được tiếng Anh sẽ có ích vì chứng minh bạn đã chuẩn bị kỹ để học tại Mỹ". 4. Chứng minh sẽ quay về Việt Nam Đây là điều quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất cho tất cả các viên chức Lãnh sự quán khi xem xét. Bởi lẽ, Luật Thị thực của Mỹ quy định rằng các cán bộ lãnh sự phải coi tất cả các ứng viên xin thị thực không nhập cư là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ có thể thuyết phục cán bộ lãnh sự rằng họ không có ý định đó. Vì vậy, theo điều luật này thì các viên chức lãnh sự luôn xem các bạn như đang có ý định định cư tại Hoa Kỳ vĩnh viễn cho đến khi nào các bạn chứng minh được điều ngược lại. Các bạn có thể đưa ra những bằng chứng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tất cả chúng phải đủ mạnh mẽ để giúp cho viên chức lãnh sự tin là bạn sẽ không định cư Mỹ. Do đó các bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để trình bày hoàn cảnh của mình thật rõ ràng và chính xác để đảm bảo rằng việc các bạn ở Mỹ chỉ là tạm thời. Theo ông Michael Sestak, sau khi tốt nghiệp sinh viên có quyền ở lại Mỹ một năm để làm việc. Khi hết hạn, nếu làm việc tốt, công ty có thể bảo lãnh để có thể ở Mỹ làm việc thêm 5-6 năm nữa. Vậy làm sao có thể chứng minh ứng viên học xong sẽ về Việt Nam? "Tôi biết rất khó có một câu trả lời về việc quay về Việt Nam. Để xem xét yếu tố này chúng tôi căn cứ vào nhiều khía cạnh khác như: Bạn có người thân ở Mỹ không, nếu có thì sẽ xem xét người thân có làm hồ sơ bảo lãnh diện định cư không, còn nếu có người thân đang học ở Mỹ thì sẽ xem dịp lễ người đó có về Việt Nam thăm gia đình không... Kế tiếp là xem bạn đã từng sang các nước khác chưa, có tuân thủ các quy định xuất nhập cảnh không..." - ông Michael Sestak nói. Lưu ý: • Các bạn nên sử dụng tiếng Anh cho phần phỏng vấn của mình và hạn chế sử dụng tiếng Việt vì nếu không các viên chức Lãnh sự quán sẽ cho rằng các bạn không đủ khả năng tiếng Anh để đi du học. Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng Anh hãy nói "Pardon me" và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho các bạn nhưng nhất thiết các bạn phải trả lời họ lại bằng tiếng Anh. Trừ khi nào không thể nói bằng tiếng Anh, hoặc các bạn cảm thấy nói bằng tiếng Anh các bạn sẽ không thể giải thích hết ý thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt. • Trong lúc chờ đợi đến lượt mình phỏng vấn, các bạn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lợi cho các bạn lúc phỏng vấn. • Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và tiến đến phòng phỏng vấn, mỉm cười và chào những người phỏng vấn" Good..., sir/madam". Khi phỏng vấn xong dù được hay không các bạn cũng phải nói cám ơn và chào tạm biệt họ: "Thanks for your interview". • Hồ sơ phỏng vấn phải được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự để khi viên chức phỏng vấn yêu cầu xem những giấy tờ nào thì các bạn có thể đưa cho họ ngay lập tức mà không bị lúng túng. • Đặc biệt không nên xin visa không quá 120 ngày và không vào Mỹ trước 30 ngày so với ngày nhập học. Phỏng Vấn Visa đi du học Mỹ
Những điều Du học sinh và phụ huynh cần quan tâm khi đi phỏng vấn xin Visa du học Mỹ để được cấp Visa:
1- Điều cốt lõi là bạn là chứng minh khả năng học tập.
2- Khả năng tài chính của gia đình chi trả cho cả quá trình học tập tại Mỹ của bạn.
3- Khả năng quay về Việt Nam sau khi bạn hoàn tất chương trình học tại Mỹ.
Trên là 3 yêu cầu cơ bản của Lãnh sự quán Mỹ trước khi cấp visa du học cho bạn.
Bạn cần chứng minh được bạn thực sự muốn học và có khả năng học tốt ở Mỹ. Đại diện, lãnh sự quán sẽ hỏi rõ nhưng gì bạn đã học hoặc làm ở Việt Nam. Bạn nên mang theo bằng cấp, học bạ các giấy tờ liên quan đến việc bạn đã học ở Việt Nam phù hợp với chuyên ngành bạn định du học tại Mỹ. Bảng điểm của bạn càng cao và việc học liên tục không bị gián đoạn là một lợi thế. Về tài chính, bạn cần giới thiệu cụ thể về người hỗ trợ cho bạn như nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng, giấy tờ liên quan (giấy phép kinh doanh, thu nhập cao, thuế rõ ràng) Sổ tiết kiệm khoảng hơn một tỷ đồng và thời gian gởi ở ngân hàng tối thiểu phải từ 4 tháng trở lên trước khi làm hồ sơ và nộp hồ sơ phỏng vấn. Trường hợp bố mẹ có một vị trí nhất định trong cơ quan nhà nước cũng sẽ giúp bạn xin visa dễ dàng hơn. Bạn nên khẳng định một cách tự tin với Lãnh sự quán rằng sau khi học xong chắc chắn bạn sẽ quay về làm việc tại Việt Nam. Điều này rất quan trọng, trong trang web của Đại sự quán Mỹ ghi rõ, đương đơn sẽ được mặc định xem là có ý định ở lại Mỹ cho tới khi chứng minh được điều ngược lại. Ngày hẹn phỏng vấn bạn và người thân nên đến sớm 30 phút để không có cảm giác vội vã. Điều bạn cần làm là thể hiện sự tự tin bằng cách nói dõng dạc và nhìn vào mắt người đối diện. Gương mặt nên thể hiện sự vui vẻ, gần gũi và cố gắng không căng thẳng. Tập trung hình dung ra cách người ta hỏi b���n như thế nào và bạn trả lời làm sao cho thuyết phục nhất. Bạn chủ động, ví dụ khi được hỏi "Bạn qua Mỹ làm gì?", thay vì trả lời: "Tôi qua Mỹ để du học" bạn nên trả lời một cách cụ thể việc học của bạn bằng những gì bạn đã tìm hiểu và chuẩn bị trước đó. Không nên học thuộc lòng những câu hỏi mà Bạn có thể dẫn chứng bằng các tài liệu, chứng chỉ, giấy tờ bằng cấp mang theo. Chỉ có bạn mới biết mình có những gì và tốt nhất bạn nên tham khảo câu luyện phỏng vấn trả lời của dịch vụ du học để hoàn chỉnh thêm cho riêng bạn.
Cuối cùng nếu không may phỏng vấn hỏng bạn vẫn nên nói câu cám ơn, và quan trọng nhất là xin lý do vì sao để chuẩn bị hồ sơ hoặc luyện kỹ năng phỏng vấn tốt hơn cho lần sau. Vì bạn vẫn còn phỏng vấn lại những lần sau vì lần đầu lỡ không đạt thì bạn đừng buồn rầu mà là một kinh nghiệm và tự tin hơn cho lần phỏng vấn sau .
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du học Mỹ Kinh nghiệm săn học bổng du học Mỹ Cách chọn trường đại học Mỹ tốt nhất cho con Có nên cho con đi du học? Gia đình của Tóc Tiên và những câu chuyện về lý do cô đi du học Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ Kinh nghiệm học ở Mỹ hữu ích cho bạn (ST)
IELTS Champion
- Giới thiệu cuộc thi
- Thể lệ cuộc thi
- Cơ cấu giải thưởng
- Tin tức du học
Thông thường, du học sinh sẽ trình bày kế hoạch học tập từ 6-12 tháng tiếng Anh, thời gian học tiếng Anh có thể rút ngắn hoặc lâu hơn sau khi nhà trường ở Mỹ đã kiểm tra trình độ tiếng Anh. Sau đó học vào ngành chính: quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin… của hai năm cao đẳng và hai năm đại học hoặc là vào thẳng bốn năm đại học. Với các giấy tờ liên quan tới học vấn, thu nhập, tài chính, tài sản…, bạn chia ra từng nhóm, bỏ trong từng bìa hồ sơ riêng theo thứ tự để khi người phỏng vấn hỏi tới loại giấy tờ nào bạn nhanh chóng trình ra vì họ không có nhiều thời gian, tránh đưa thừa các giấy tờ. Khi bạn đã giải trình một cách thuyết phục mục tiêu du học là chính đáng, học xong sẽ quay về thì bạn có thể hi vọng về kết quả bước đầu công việc. Không thể có một công thức chung cho tất cả các cuộc trả lời phỏng vấn vì mỗi hồ sơ du học đều có đặc điểm riêng, không giống nhau nên phải biết vận dụng cách làm từng hồ sơ cho phù hợp. Đặc thù của lĩnh vực du học là mỗi hồ sơ phải đạt được giá trị chuyên sâu và chính xác trên từng chi tiết (một hồ sơ du học có rất nhiều chi tiết). Vì vậy, khi bạn đã tự mình thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ theo ý muốn mà vẫn chưa an tâm, nếu cảm thấy cần thiết thì có thể gặp chuyên viên tư vấn của đơn vị chuyên về du học Mỹ để họ trợ giúp bạn hoàn thành hồ sơ và hướng dẫn kỹ năng trả lời phỏng vấn. Vài điều cần lưu tâm trước khi bước vào phỏng vấn Luôn giữ được trạng thái tâm lý vững vàng, ổn định, thoải mái, không tự gây áp lực tâm lý bằng những suy diễn nội tâm căng thẳng, biết tập trung tư tưởng để lắng nghe và trả lời đúng trọng tâm từng câu hỏi. Xem lại một lần cuối những giấy tờ phải mang theo có bị thiếu sót hay không và toàn bộ hồ sơ phải là bản chính. Trang phục và phong cách cần đơn giản, không cầu kỳ, phải phù hợp với HSSV. Có một thực tế cũng cần phải biết là cho dù chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ đạt yêu cầu nhưng vì thiếu bình tĩnh, tự tin, trả lời phỏng vấn lúng túng nên nhiều bạn đã vô tình tạo sự nghi ngờ nơi người phỏng vấn về mục đích chuyến du học, chính điều tình ngay lý gian này dễ dẫn tới thất bại cho cuộc phỏng vấn. Trong tình huống này nếu muốn tái phỏng vấn, bạn có thể tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn để thiết lập lại mọi việc chuẩn xác hơn, mở ra cơ hội cho lần phỏng vấn sau. Để cấp thị thực cho bạn, viên chức Lãnh sự phải hài lòng về 3 điểm sau: Thứ nhất, bạn có phải là một học sinh, sinh viên nghiêm túc hay không? Viên chức Lãnh sự Mỹ sẽ xem xét kết quả học tập của bạn ở Viêt Nam và kế hoạch học tập sắp tới của bạn tại Mỹ để biết được ý định đi du học của bạn là thật sư hay không. Bạn phải sẵn sàng trả lời với Viên chức Lãnh sự những câu hỏi như lý do bạn chọn trường này học, chuyên ngành dự định học của bạn là gì và kế hoạch nghề nghiệp trong tương lai của bạn như thế nào. Hãy mang theo đầy đủ học bạ của các năm học, kết quả các kỳ thi quốc gia, và điểm SAT, TOEFL (nếu có). Thứ hai, liệu bạn có đủ khả năng tài chính cho việc học của mình hay không? Chính phủ Mỹ cần đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ học và đi làm bất hợp pháp. Nếu bạn được gia đình hoặc một cá nhân tài trợ, bạn phải chứng minh rằng người tài trợ cho bạn có khả năng chi trả cho việc học và ăn ở của bạn Cơ hội của bạn sẽ cao hơn nếu cha mẹ của bạn tài trợ cho việc học của bạn. Nếu là người khác không phải cha mẹ bạn tài trợ cho bạn, bạn cần giải thích lý do vì sao người đó muốn tài trợ cho bạn. Thứ ba, bạn phải chứng minh rằng bạn sẽ quay trở về Việt Nam sau khi học xong. Luật thị thực của Mỹ quy định rằng các Viên chức Lãnh sự được quyền xem tất cả các ứng viên xin thị thực không di dân là những người có ý định nhập cư cho tới khi họ có thể thuyết phục được với Viên chức Lãnh sự rằng họ không có ý định đó. - See more at: http://summit.edu.vn/content/nhung-luu-y-khi-phong-van-xin-visa-du-hoc-my#sthash.0rhCkoPp.dpuf
Từ khóa » Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi đi Du Học
-
8 MẸO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN KHI DU HỌC - OSLA IVY
-
Gợi ý Cách Trả Lời Phỏng Vấn Visa Du Học Mỹ: Những Câu Hỏi Kinh điển
-
Hướng Dẫn Trả Lời Phỏng Vấn Du Học “chuẩn” Nhất
-
Gợi ý Trả Lời Phỏng Vấn Du Học Mỹ Hiệu Quả để Tỷ Lệ đậu Visa Cao
-
Mẹo Trả Lời Phỏng Vấn Khi Xin Visa Du Học
-
Kinh Nghiệm Trả Lời Phỏng Vấn Visa Du Học Mỹ
-
GỢI Ý TRẢ LỜI PHỎNG VẤN DU HỌC MỸ KHÔNG ĐƯỢC QUÊN
-
Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Du Học Mỹ Thường Gặp - Việt Đỉnh
-
Hướng Dẫn Trả Lời Phỏng Vấn Visa Du Học Anh | ISC-Intake
-
Mẹo Trả Lời Phỏng Vấn Khi Xin Visa Du Học
-
Kinh Nghiệm Trả Lời Phỏng Vấn Visa Du Học Đài Loan
-
Một Số Câu Hỏi “tủ” Khi Phỏng Vấn Xin Học Bổng - Hotcourses Vietnam
-
Cách Trả Lời Thông Minh Nhất Khi Phỏng Vấn Visa Du Học Hàn Quốc
-
Gợi ý Cách Trả Lời 5 Câu Hỏi Phỏng Vấn Du Học Mỹ Thường Gặp