Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết Và Những điều Kiêng Kỵ - CafeLand
Có thể bạn quan tâm
Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày tết
Truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” luôn được xem là nét đẹp văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Chính vì vậy, việc thờ cúng ông bà, tổ tiên, dọn dẹp trang trí bàn thờ ngày Tết có một ý nghĩa hết sức quan trọng và thiêng liêng mỗi độ Tết đến, xuân về.
Trang trí bàn thờ ngày Tết
Qua đó, việc dọn dẹp bàn thờ vào ngày Tết là một việc làm để con cháu bày tỏ lòng thành kính và biết ơn những công lao dưỡng dục của ông bà, tổ tiên và thường được thực hiện sau lễ cúng “ông Công, ông Táo” vào ngày 23 tháng Chạp.
Một số công việc chủ yếu là dọn dẹp, lau chùi lư đèn, bàn thờ, hóa chân nhang (đốt các chân nhang cũ), treo đèn, kết hoa, bày biện đồ lễ và các đồ thờ tự lúc này có thể được hạ xuống để lau chùi, đánh bóng.
Cách trang trí bàn thờ ngày tết
Dọn dẹp bàn thờ gia tiên sạch sẽ: gia chủ sử dụng chổi quét hoặc khăn lau dùng riêng cho bàn thờ và sử dụng nguồn nước sạch để lau chùi tàn nhang rơi trên bàn thờ.
Lau dọn bàn thờ gia tiên sạch sẽ vào ngày Tết
Trang trí bàn thờ chính: chính giữa bàn thờ đặt bát hương có cây trụ để cắm nhang vòng và có hai bát hương bên trái, bên phải tạo nên thế tam tài. Ở hai góc ngoài đặt hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng bên phải.
Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết
Bày biện lễ cúng chu đáo: vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã; một vài cái ly nhỏ và bình trà; đĩa hoa quả lớn đặt ở trung tâm bàn thờ; một bình hoa lớn như hoa ly, hoa huệ, hoa cúc; một bình rượu ngon và xung quanh bày thêm bánh mứt.
Bày biện lễ cúng trên bàn thờ ngày Tết chu đáo
Bày mâm ngũ quả: thường sử dụng 5 loại quả có 5 màu khác nhau tượng trưng cho ngũ hành trong phong thủy và để cầu mong một năm mới thêm giàu có, khỏe mạnh và bình yên.
Bày mâm ngũ quả ngày Tết
Những điều kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ ngày tết
Không đặt bàn thờ sát nhà vệ sinh bởi đây là khu vực gia chủ tắm rửa để trút bỏ ô uế, sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm.
Không đặt bàn thờ ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất sự thanh tịnh ở nơi thờ cúng. Bàn thờ đặt quay ra cửa chính và không đặt hướng ngược lại dễ gây bất trắc, phản bội hoặc con cái không hòa thuận, gia đình làm ăn sa sút.
Bát hương thờ tổ tiên thường có tay cầm, bát hương thờ thần không có tay cầm. Sử dụng bát hương bằng sứ là tốt nhất, sau đó đến đồng và tránh sử dụng bát hương bằng đá hoa cương.
Khi lau dọn bàn thờ bát cắm hương được giữ nguyên không được xê dịch mà chỉ được dùng khăn ướt vắt ráo để lau bát hương.
Khi lau dọn chân hương, rút từng cây một cho đến khi còn lại khoảng 9 cây chân hương đẹp trong bát hương thì dừng lại. Số chân hương đã rút ra phải được hóa vàng và mang rải ở sông, suối không được vứt lung tung bừa bãi.
Trang trí bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa.
Từ khóa » Hạ Lễ Trên Bàn Thờ Ngày Tết
-
Thắp Hương Bao Lâu Thì được Hạ Lễ? Và Những điều Bạn Cần Lưu ý
-
Thắp Hương Bao Lâu Thì Hạ Lễ - Lưu ý Nhất định Phải Biết
-
Chúng Ta Nên Thắp Hương Bao Lâu Thì Hạ Lễ? - Gốm Sứ Cương Duyên
-
Thắp Hương Trên Bàn Thờ Gia Tiên Bao Lâu Thì Hạ Lễ?
-
Tìm Hiểu Về Phong Tục Hóa Vàng Ngày Tết
-
Cách Làm Lễ Hoá Vàng Tiễn Tổ Tiên, ông Bà đúng Cách - Hànộimới
-
Bài Trí Bàn Thờ Gia Tiên Ngày Tết Thế Nào Cho Chuẩn? - Hànộimới
-
Văn Khấn Hạ Lễ Hóa Vàng Chuẩn Nhất Theo Phong Tục Truyền Thống ...
-
Thắp Hương Bao Lâu Thì Hạ Lễ
-
Cách Bài Trí Bàn Giờ Gia Tiên Vào Ngày Tết Chuẩn Phong Thủy
-
Hạ Lễ
-
Cách Làm Lễ Hóa Vàng Ngày Tết 2022 - Cúng Hóa Vàng Mùng 3 Tết
-
Bài Văn Cúng Khấn Lễ Hóa Vàng