Cách Trị Bệnh Trĩ - Nhện - Rệp Cho Người Mới Chơi Hồng

Ai đã trồng hoa hồng sẽ “được” bộ ba Trĩ – Nhện – Rệp ghé thăm ít nhất một lần vào mùa nắng nóng. Đây thực sự là cơn ác mộng với những người chăm hoa hồng lần đầu tiên hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm.

Trĩ – Nhện – Rệp là các loại côn trùng chích hút, sống bằng nhựa cây, có khả năng kháng thuốc cao và xuất hiện nhiều vào mùa nắng nóng.

Nếu như biết cách phòng và điều trị thì những con côn trùng này không khó chữa như các bạn nghĩ.

Hãy cùng “yeuhoahong” tìm hiểu đặc điểm và cách phòng/trị các bệnh trên nhé !

Sẵn sàng thôi nào?

Bạn Trần Tuân chia sẻ: Mình có cây tree Sapa mà chồi đâm ra 1 đoạn là hỏng lá cả cây như vậy:

Ngọn hoa bị trĩ (ảnh Trần Tuân FB)
Cây bị Trĩ nhìn mặt trước lá

Thứ nhất phải kể đến cơn ác mộng mang tên bệnh Trĩ chích nhựa trên cây hồng.

Con bọ trĩ: Thường có màu trắng đục chạy trên lá rất nhanh và cư trú chủ yếu mặt dưới lá non, trong nụ hoặc ẩn trong cánh hoa nên khi điều trị trĩ bắt buộc phải cắt hết nụ, hoa mang đi nơi khác đốt.

Biểu hiện của cây khi bị bệnh Trĩ hút nhựa:

Lá non, lá bánh tẻ xoăn tít biến dạng, có những vệt lằn màu nâu mặt dưới lá và thân non.

Ở chồi: Thâm đen, không phát triển ra lá non được.

Ở nụ và hoa: Nụ biến dạng, thâm đen khó nở hoa, khi nở hoa thì không đúng form, hoa bé nhạt màu và biến dạng hoàn toàn.

Xuất hiện: Bọ Trĩ xuất hiện quanh năm mà nhiều nhất vào thời tiến khô nóng (tháng 3 – tháng 10 âm lịch là phát triển mạnh nhất).

Ảnh hưởng đến hoa hồng : Trĩ chích nhựa ồ ạt làm cho cây biến dạng hoàn toàn trông rất đáng sợ và xấu xí, cây khó phục hồi, yếu, còi cọc => nhanh chết.

Ảnh Vợ Hải FB

Thuốc phòng/trị bệnh Trĩ cho hoa hồng.

Trĩ là một loài chích hút ăn tạp và gây hậu quả nặng nề trên cây trồng. Trĩ nhanh kháng thuốc và phải thay đổi và cộng các loại thuốc liên tục.

Phòng bệnh trĩ bằng cách cắt hết cành tăm, hoa tàn tạo độ thông thoáng cho cây hồng.

Xịt vòi áp lực mạng ở hai mặt của lá có thể kiểm soát được trĩ >50% bệnh.

Làm các chế phẩm như rượu- gừng- tỏi- ớt, dùng oxi già, neem oil, mùi tạt, trồng cúc vạn thọ để phòng bệnh. Các bạn có thể tham khảo trong bài: Cách Trị Bọ Trĩ Chích Hút Hoa Hồng Đơn Giản Không Tốn Kém của “yeuhoahong” để biết cách làm và phun phòng.

thuốc trị bệnh trĩ

Nếu cây bị nặng không thể khắc phục các bạn có thể phun cộng Radiant 60sc + Anvado 200sc kèm dưỡng lá hoặc Radian+Confidor 100S kèm dưỡng lá để diệt tận gốc bọ trĩ. Ngoài ra phải thay đổi thuốc và cộng các loại thường xuyên để tăng hiệu quả cho thuốc.

Thứ hai là bệnh Nhện chích nhựa trên cây hồng, nổi ám ảnh nhờn thuốc, dễ quay lại.

Nhện có 2 loại chích hút trên cây hoa hồng : Nhện đỏ và nhện trắng, chúng nằm mặt dưới lá và chủ yếu chích hút chất diệp lục.

 Biểu hiện của cây hồng khi bị nhện chích nhựa: Khi bị hút lá hồng nhợt nhạt rồi chuyển màu nâu phồng rộp, vàng khô và rụng đi giống như lá bị bỏng. Nếu cây bị bệnh nhện nặng các bạn có thể thấy tơ nhện giăng kín cả trên hoa và mặt dưới của lá màu trắng ngà.

nhện trắng

Xuất hiện: Quanh năm nếu như không kiểm soát tốt BỆNH, nhưng chủ yếu phát triển mạnh nhất vào thời tiết nắng nóng.

Ảnh hưởng đến hoa hồng: Nhện hút dịch của lá cây làm hết dần chất diệp lục, lá bệnh khô dần và rụng. Lá non mới sinh ra tiếp tục bị nhiễm bệnh yếu và rụng. Cây ko quang hợp được, dặt dẹo và chết dần chết mòn. Sức khỏe của cây suy giảm rất nhanh chóng.

Cách phòng và chữa trị bệnh nhện cho hoa hồng:

Thực ra nhện rất nhanh kháng thuốc và điều trị rất khó hiệu quả nếu không biết đặc điểm hoạt động của chúng. Nhện cực kỳ sơ nước nên các bạn dùng vòi áp lực mạnh để xịt vào mặt dưới rửa lá sẽ kiểm soát được gần như hoàn toàn. Ngoài ra nếu cây bị nặng thì bắt buộc phải dùng thuốc để trị nhện cho cây như: ORTUS 5SC, radian+confido…

Thứ ba là bệnh Rệp chích nhựa trên cây hồng, đuổi không đi, đẻ siêu nhiều, bò siêu nhanh.

Rệp có hai dạng phổ biến ở hoa hồng đó là rệp vảy và rệp nâu, đặc điểm của chúng là những con có hình tròn nhỏ, vỏ cứng bám chặt vào các cành của cây để chích hút nhựa, khi xịt vòi với áp lực mạnh rất khó đi.

Biểu hiện khi cây bị Rệp chích nhựa: Từng mảng bám kín ở trên thân cây trông xù xì rất đáng sợ.

Xuất hiện  quanh năm và đặc biệt vào thời điểm khô nóng.

Ảnh hưởng của Rệp trên câu hồng: Đây là dòng chích nhựa trực tiếp trên cây hồng nên gây ảnh hưởng rât nặng nề như: Cây còi cọc, quang hợp kém và đen hết thân => cây chết nhanh.

Rệp vảy trên thân cây

Cách phòng và trị bệnh Rệp trên cây hồng:

Dùng miếng bông gòn nhúng vào dầu rửa bát pha loãng phết phết vào thân cây nơi có rệp. Làm liên tục trong vài ngày. Mỗi ngày 2 lần, cách này hiệu quả ít nhưng kiên trì thì rệp đi hết. Hoặc dùng bàn chải đánh răng loại mềm rồi phết dầu rửa bát/ xà phòng cọ vào cây (ở dưới hứng miếng bìa rệp rơi xuống mang đi đốt hoặc vứt thật thật xa ko có chân nó lại bò).

Neem Oil thì đổ ra bông rồi phết lên thân cây nơi có con rệp bám (cách này rất hiệu quả). Lưu ý : Neem oil mua ở shopee rất nhiều. Nếu như cây bị nặng và nhiều cây thì bắt buộc phải phun thuốc MOVENDO150OD phun liên tục 3 ngày,

thuốc trị rệp

Trong quá trình trị bệnh phải có miếng bìa lót dưới mặt chậu để con rệp rơi xuống thì mang đi đốt để diệt rận gốc mầm bệnh.

Vậy theo các bạn Trĩ – Nhện – Rệp có khó chữa không và có dịch vụ chữa bệnh cho cây không?

Các bạn có thể liên hệ “yeuhoahong” để nhận cách pha thuốc phổ rộng đặc trị các bệnh Trĩ – Nhện – Rệp trên miễn phí.

DỊCH VỤ PHUN THUỐC/ CHĂM SÓC CHO HOA HỒNG TẠI HÀ NỘI Ở ĐÂU UY TÍN ?

Các bạn hãy liên hệ “yeuhoahong” để được tư vấn miễn phí và chăm sóc cây uy tín giá rẻ tại nhà.

Hotline -zalo/facebook: 0366.136.283.

Facebook: Phạm Thị Giang

Youtube: Yêu Hoa Hồng.

Chúc các bạn chơi hoa không bị trĩ, nhện, rệp ghé thăm.

Từ khóa » Bọ Trĩ Trên Cây Hoa Hồng