Cách Trị Bớt đen ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ, Cha Mẹ Nhất định Phải Biết

3.5/5 - (2 bình chọn)

Vết bớt đa phần đều lành tính nhưng lại có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ. Đây chính là lý do tại sao có nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi phát hiện con mình bớt. Vậy cách trị bớt đen ở trẻ sơ sinh là gì, nên tiến hành ở đâu. Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ sau đây bạn nhé!

Contents

  • 1 Bớt bẩm sinh là gì?
  • 2 Có cần trị bớt bẩm sinh hay không?
  • 3 Khi nào cha mẹ nên điều trị bớt đen bẩm sinh cho trẻ
  • 4 Địa chỉ điều trị bớt bẩm sinh uy tín dành cho bạn
  • 5 Một số lưu ý khi điều trị bớt cho trẻ

Bớt bẩm sinh là gì?

Bớt là tên dùng để gọi các vùng da sẫm màu. Vết bớt có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Có đến 80% trẻ sơ sinh xuất hiện bớt. Đa phần bớt sẽ mờ dần và biến mất khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, cũng có một số vết bớt đi theo trẻ đến hết cuộc đời, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và tinh thần của trẻ. 

Do đó, khi thấy trẻ bị bớt, các bậc phụ huynh nên chú ý hơn để có thể điều trị hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho trẻ tự tin bước vào đời. Và hãy chú ý đến các dấu hiệu sau:

  • Da xuất hiện bớt với các màu sắc như hồng, đỏ, xanh, đen…
  • Bớt ở các vùng da như mông, bụng, đùi, chân, tay, mặt…
  • Bề mặt bớt có thể lồi lên trên da hoặc phẳng.
  • Diện tích bớt càng lớn càng cần chú ý nhiều hơn.

Có cần trị bớt bẩm sinh hay không?

Bớt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đa phần không phải là bệnh lý nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Vết bớt có thể mờ dần theo thời gian và đến một thời điểm nào đó sẽ tự biến mất mà không để lại vết tích trên da. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bớt liên quan đến bệnh lý nên nếu vết bớt của trẻ quá to và có xu hướng đậm màu, mở rộng diện tích cha mẹ có thể cho trẻ đến bệnh viện thăm khám nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.

Trên thực tế, có không ít các bậc phụ huynh đang tự trị bớt bẩm sinh tại nhà cho trẻ. Phổ biến nhất vẫn là sử dụng tôm đồng và nước cốt chanh. Cách trị bớt đen ở trẻ sơ sinh thực hiện bằng cách lột vỏ tôm đồng rồi nhúng vào nước chanh. Sau đó, dùng thịt tôm chà lên vùng da có bớt nhằm làm cho vùng da này nhạt màu dần.

Cách trị bớt đen ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ nhất định phải biết

Tuy nhiên, hiện chưa ghi nhận trường hợp nào có thể trị bớt bẩm sinh bằng cách làm dân gian này. Nhưng lại có không ít trường hợp trẻ phải nhập viện do nhiễm trùng da gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, nếu muốn biết vết bớt bẩm sinh có cần trị hay không tốt nhất cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ da liễu.

Khi nào cha mẹ nên điều trị bớt đen bẩm sinh cho trẻ

Các vết bớt bẩm sinh thường xuất hiện từ rất sớm. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi sẽ chưa cần điều trị ngay. Bởi đa phần bớt đều lành tính và có khả năng tự cải thiện. Chính vì thế, cha mẹ không nên nóng vội điều trị bớt bẩm sinh cho trẻ.

Khi trẻ được 6 tuổi chính là thời điểm lý tưởng đến thực hiện xóa bớt đen bẩm sinh. Nhất là các vết bớt nằm ở vị trí hở, dễ nhận biết bằng mắt thường. Bởi trong độ tuổi này, trẻ đã tự ý thức được mức độ ảnh hưởng của bớt trên cơ thể.

Việc bị bạn bè chọc, chê cười sẽ khiến trẻ tự ti về các vết bớt. Chính vì thế, cha mẹ cần cho trẻ tới cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị bớt đen bẩm sinh một cách an toàn và hiệu quả nhất. Vẫn lưu ý là không điều trị bớt tại nhà bằng các phương pháp dân gian. Bởi da của trẻ còn khá non yếu, khả năng bị tổn thương khi tự điều trị là rất cao.

Địa chỉ điều trị bớt bẩm sinh uy tín dành cho bạn

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại cha mẹ có thể yên tâm rằng vết bớt bẩm sinh của con em mình sẽ được xóa bỏ một cách nhanh chóng và an toàn nhất.

Tùy từng tình trạng bớt sắc tố mà cha mẹ có thể lựa chọn các giải pháp điều trị như laser hoặc phẫu thuật thẩm mỹ. Trong đó, phẫu thuật xử lý bớt thường là giải pháp cuối cùng, áp dụng cho các trường hợp bớt sắc tố lớn.

Dr.thaiha xin giới thiệu cùng bạn công nghệ điều trị bớt bẩm sinh với năng lượng Laser Yag hiện đại số 1 thế giới. Công nghệ xóa bớt đen bẩm sinh cho trẻ đã được kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn cao. Khả năng làm mờ bớt sắc tố đạt trên 90% sau khi hoàn thành liệu trình.

Ưu điểm của cách trị bớt đen ở trẻ sơ sinh bằng công nghệ laser gồm:

  • An toàn tuyệt đối khi không gây ra hiện tượng xâm lấn.
  • Không đau rát và không khiến cho trẻ phải sợ hãi.
  • Hiệu quả xóa bớt bẩm sinh cao đến 99% và không để tái phát.
  • Xóa bớt sơ sinh chỉ trong một liệu trình với mức chi phí hợp lý.
  • Không để lại sẹo xấu và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ…

Công nghệ laser điều trị bớt bẩm sinh hiện đã có mặt tại phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà. Nếu quý vị phụ huynh quan tâm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để đặt hẹn thăm khám để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Một số lưu ý khi điều trị bớt cho trẻ

Phương pháp xóa bớt hiện đại sẽ rất an toàn cho làn da của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau:

+ Chỉ điều trị bớt đen khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được xử lý bớt một cách an toàn và hiệu quả nhất.

+ Nên đều trị bớt theo liệu trình. Tùy từng tình trạng bớt mà số lượng buổi laser sẽ thay đổi. Có thể chỉ là vài buổi nhưng cũng có thể lên đến chục buổi.

+ Nên chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi làm laser bớt sắc tố. Điều này sẽ giúp trẻ không có cảm giác lo lắng, bất an khi làm laser.

+ Sau khi làm laser bạn cần chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ da cho trẻ để giúp da được phục hồi toàn diện nhất.

Chú ý, kết quả xóa bớt cap hay thấp do nhiều yếu tố quyết định. Chính vì thế cha mẹ không nên nóng vội khi điều trị bớt đen cho trẻ sơ sinh. Hãy đồng hành cùng bac sĩ chuyên khoa để con mình sớm có làn da đẹp và tìm lại sự tự tin vốn có.

Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật các kiến thức da liễu, thẩm mỹ nội khoa và nhận hỗ trợ khi cần thiết nhé.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU THẨM MỸ BÁC SĨ VŨ THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 8 ngõ 26 Hoàng Cầu cũ, Ô Chợ Dừa – Đống Đa Hà Nội.

Facebook: https://www.facebook.com/BSVuThaiHa

Facebook: https://www.facebook.com/trungcahocduong.dalieuthaiha

Hotline: 0967571166 hoặc 0968571166

  • 10:12 Chiều 12/10/2021
  • 11917 lượt xem
  • Administrator

Từ khóa » Cách Trị Bớt Xanh ở Trẻ Sơ Sinh