Cách Trị Cuốn Chiếu, Sên, Sùng đất ăn Rễ Hoa Hồng Hiệu Quả Nhất

Cách trị Cuốn chiếu, sên, sùng đất ăn rễ hoa hồng sao cho hiệu quả nhất là câu hỏi nhiều bạn quan tâm. Cuốn chiếu cắn rễ cây hoa có đáng sợ không? Sên ăn lá hay ăn rễ hoa? Sùng đất sao nhiều ở dưới gốc cây thế?

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Cuốn chiếu trong đất trồng hoa hồng
    • Cách phòng và diệt con cuốn chiếu nhỏ và to:
  • 2. Ốc sên
    • Biện pháp phòng trừ ốc sên hại hoa hồng
  • 3. Sùng đất ăn rễ cây hoa hồng
    • Tìm hiểu về loài Sùng đất
    • Khả năng gây hại của sùng hại rễ cây
    • Cách trị sùng đất:

1. Cuốn chiếu trong đất trồng hoa hồng

Đầu tiên phải kể đến cuốn chiếu, số lượng nhiều, phát triển nhanh ở chậu hoa hồng.

Mỗi buổi sáng tưới nước tôi lại thấy cuốn chiếu rất nhiều ở trong các chậu hoa hồng.

Đặc điểm con cuốn chiếu: Cuốn chiếu có hai loại. Một loại to (4-5cm), màu đỏ sẩm, đỏ cam, thân bóng, có những đường viền vàng trên thân.

Cuốn chiếu loại to

Loại bé có màu đen, chiều dài khoảng 2,5 -3cm, loại này sinh trưởng nhanh và rất nhiều.

Quấn chiếu rất ưa ẩm nên thời tiết mới mưa xog xuất hiện rất nhiều, sống ở trong và xung quanh chậu hồng. Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy cuốn chiếu thân to sống ở dưới đáy chậu, nơi có độ ẩm cao.

(Ảnh vuonrauxanh.com) Cuốn chiếu loại bé

Cuốn chiếu chủ yến ăn lá, cành mục, phân và rơm rạ hoai mục khi chúng ta bón vào gốc hồng. Khi ăn hết thực vật mục rữa trước, chúng ăn sang rễ non của cây hồng, thậm chí còn bò lên lá ăn cả mầm, nụ non.

Ảnh hưởng đến cây hồng: Cuốn chiếu là lọi sống trong đất ở chậu hồng nên chủ yếu gây hại đến bộ rễ dẫn đến cây còi cọc, bộ rễ phát triển kém.

Cách phòng và diệt con cuốn chiếu nhỏ và to:

  • Cuốn chiếu không thể diệt sạch được hoặc diện được một thời gian ngắn lại thấy xuất hiện nên chúng ta đành sống chung với lũ và diệt dần.
  • Cuốn chiếu ăn những thứ mục rữa nên khi bạn ăn xong vứt hạt xoài vào chậu hồng hoặc vỏ chuối hay miếng vỏ dưa hấu vào chậu hồng. Sau đó để ý con cuốn chiếu ăn chui ra ăn vỏ, hạt thì bắt rồi rồi vứt nơi xa.
  • Thay đất cho cây hoa hồng thì bỏ đất cũ vì có trứng cuốn chiếu ở trong sẽ nở thành ấu trùng.
  • Dùng tay bắt cuốn chiếu sau những ngày mưa hoặc vào sáng sớm.
  • Nếu vườn bạn số lượng cây nhiều, con cuốn chiếu phát triển mạnh thì nên dùng thuốc để  diệt triệt để cuốn chiếu hại hoa hồng.
thuốc trị quấn chiếu
thuốc trị quấn chiếu vifu-super 5gr dùng để rắc xung quanh đất ở chậu hoa hồng, sau 2-3 ngày con cuốn chiếu sẽ bị chết

2. Ốc sên

Có 2 dạng ốc sên hay bám ở gốc cây hoa hồng.

– Ốc sên vỏ nâu: ốc có vỏ cứng bên ngoài

– Sên trần nhỏ và sên trần lớn

Nhìn chúng có vẻ vô hại nhưng chúng có thể ăn rễ non hoặc ăn chồi non của cây hoa hồng. Trong mùa mưa sức phá hoại của ốc sên vô cùng ghê gớm. Thế có cách nào ngăn ngừa, hạn chế cũng như diệt trừ ốc sên làm hại hoa hồng không?

Sên vỏ cứng

Một số đặc tính của ốc sên mà bạn cần biết:

– Thời điểm gây hại: Ốc sên vỏ, sên trần nhỏ và sên trần lớn đều gây hại cho hoa hồng vào buổi chiều tối, lúc trời mưa nhỏ hoặc thời tiết ẩm thấp. Ban ngày, khi ẩm độ thấp hoặc trời nắng nóng, các loại sên đều bò xuống đất. Chúng chui xuống núp dưới lớp cỏ hoặc khe đất nơi đáy chậu. Ban đêm chúng mới bò ra tìm thức ăn.

– Ốc sên hoạt động  mạnh nhất sau những trận mưa đầu mùa hạ, mùa thu. Ở miền Nam, trong mùa mưa (tháng 9 – tháng 12) hàng năm là thời gian ốc sên phát triển sinh sôi nảy nở và gây hại nhiều nhất cho hoa hồng.

Các loại ốc sên, nhớt  thích cắn phá rễ non, nhất là chồi non, lá hồng mới mọc ra và nhất là các chồi hoa. Nói chung với các cây hồng bụi thấp hay bị Ốc sên phá nhất.

Biện pháp phòng trừ ốc sên hại hoa hồng

a. Biện pháp diệt ốc thủ công

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, ốc sên gây hại cho hoa hồng cũng không ghê gớm như sâu xanh hay bọ rệp bọ rầy. Nên ta có thể áp dụng một số cách diệt ốc sau:

– Thường xuyên làm sạch cỏ dại phía dưới gốc, đặc biệt trong mùa khô. Loại bỏ lá cây rụng trong chậu và vườn …

– Tìm và diệt hết ốc thủ công: sau khi tưới nước,  đợi đến đêm (khoảng 8 giờ tối) dùng đèn để bắt giết khi sên nhớt ra ăn; Bắt ốc sên vào lúc sáng sớm cũng rất hiệu quả.

Đặt bẫy bắt ốc sên

– Dùng rau xanh hay cám đặt ở những vị trí có nhiều sên, nhớt để dẫn dụ chúng ra rồi bắt chúng.

– Đặt bẫy ốc sên bằng các mảnh giấy báo nhúng nước, vỏ dưa, vỏ táo, cành râm bụt có nhiều lá xanh (nhớ để cho héo) … để dụ chúng đến ăn và bắt chúng.

– Rắc vôi bột trên mặt đất để diệt ốc sên và sên trần. Nhưng cần chú ý không được rắc gần gốc quá, nên rắc ít không sẽ làm đất bị kiềm hóa, cây hoa sẽ bị vàng lá.

b. Sử dụng thuốc BVTV diệt trừ ốc sên

Khuyến nghị không nên dùng.

3. Sùng đất ăn rễ cây hoa hồng

Tìm hiểu về loài Sùng đất

Sùng đất chuyên cắn rễ cây là một loại ấu trùng bọ cánh cứng (Coleoptera)

– Nhận dạng sùng đất: Dùng que hoặc bay đào thử lớp đất trên mặt chậu xuống gần rễ cây để kiểm tra có bị con sùng đất hay không. Vì con sùng phát triển có thể đạt kích thước bằng ngón tay út nên dễ nhận biết.

– Nguyên nhân: Trong quá trình trồng cây hoa hồng trong chậu và sử dụng phân mục làm giá thể trồng. Thường xuyên tưới nhiều nước làm giá thể bị ẩm ướt liên tục. Điều đó có thể tạo điều kiện cho con sùng đất sinh sôi và phát triển. Ban đầu chúng ăn chất mùn có trồng giá thể trồng. Sau khi phần chất hữu cơ đã hết, Chúng chuyển qua ăn rễ non của cây hoa hồng.

Khả năng gây hại của sùng hại rễ cây

– Sùng có vòng đời trong 1 năm. Chúng thích sống trong chậu hoặc vườn cây có đất xốp ẩm, nhiều xác bả, phân chuồng, vỏ chuối, vỏ hoa quả ủ chưa kỹ…nơi có nhiều đất mùn mục rữa.

– Con trưởng thành cắn gặm rễ, nhất là rễ non hoa hồng. Sự gây hại của sùng trưởng thành làm giảm sinh trưởng của cây hoa hồng, hoặc có khi làm cây bị vàng lá, kém sức sống. Nếu có quá nhiều sùng phá rễ cây sẽ làm cây hoa hồng chậm lớn, hoa còi cọc hoặc có thể dẫn đến chết cây.

Cách trị sùng đất:

– Tuyệt đối không bón phân hữu cơ chưa hoai mục. Không chôn nhiều trứng ung hoặc bón trực tiếp phân xanh kiểu vỏ chuối, vỏ dưa … Thường xuyên kiểm tra xung quanh chậu cây hoa, xới đất quanh gốc cây và phát hiện các dấu hiệu bất thường. – Từ tháng 4-5 và 8-10, đặt bẫy bằng phân chuồng tươi gần gốc để dẫn dụ sùng trưởng thành đến đẻ trứng sau đó thu bẫy diệt. Nếu cách bắt thủ công không hết, có thể tham khảo một số thuốc trị sùng đất.

– Chế phẩm sinh học :BIO-B: pha liều lượng 10g với 50 lit nước, tiến hành tưới xung quanh gốc

– Thuốc FISAU 135EC: pha theo liều lượng ghi trên vỏ thuốc

– Thuốc Richgro: Bạn nên trộn thuốc diệt SÙNG ĐẤT vào giá thể trước khi trồng hoặc hòa nước tưới vào chậu cũng có hiệu quả tốt. 

Để được tư vấn và tham khảo dịch vụ chăm sóc hoa hồng tai nhà, xin liên hệ:

Hotline -zalo/facebook: 0366.136.283.

Facebook: Phạm Thị Giang

Youtube: Yêu Hoa Hồng.

Chúc các bạn chơi hoa có một vườn hồng khỏe/đẹp.

Từ khóa » Con Gì ăn Cuốn Chiếu