Cách Trị Giời Leo Ở Mặt (Miệng, Môi, Mũi, Má, Cằm...)
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Bệnh giời leo ở mặt có thể gây nổi phát ban, mụn nước ngứa rát ảnh hưởng đến nhiều bộ phận như miệng, môi, mũi, má, cằm hay tai… Khi không được kiểm soát tốt, căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh da mặt và tích cực sử dụng thuốc điều trị theo đơn bác sĩ để bệnh nhanh lành.
Nguyên nhân gây bệnh giời leo ở mặt
Giời leo ở mặt là một vấn đề về da liễu xảy ra khi virus Varicellae zoster tấn công vào các dây thần kinh ở các khu vực mắt, mũi, tai hay các vị trí khác trên khuôn mặt. Loại virus này được xem là mầm bệnh tiềm ẩn bởi chúng vốn tồn tại sẵn trong cơ thể ở trạng thái ngủ sau khi chúng ta mắc bệnh thủy đậu.
Virus Varicellae zoster có thể tái hoạt động bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi sức đề kháng bị suy giảm. Chúng không chỉ gây viêm đau thần kinh mà còn dẫn đến nhiều tổn thương trên da mặt.
Bệnh giời leo ở mặt có thể dễ dàng lây lan cho người khác khi tiếp xúc da kề da, hôn nhau hoặc sử dụng chung khăn mặt, gối đầu, nằm chung giường. Tùy theo thể trạng của bệnh nhân mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Những người có hệ miễn dịch yếu thường bị tổn thương nặng nề và kéo dài hơn so với những đối tượng khác.
Những ai dễ mắc bệnh giời leo ở mặt?
Bệnh giời leo nói chung hay giời leo ở mặt nói riêng hiếm khi xảy ra ở trẻ em. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ với tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau.
Những đối tượng dưới đây là có nguy cơ bị giời leo cao nhất:
- Người già trên 60 tuổi, người cao tuổi
- Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch
- Người nhiễm HIV/AIDS
- Bệnh nhân bị ung thư, đang được điều trị bằng hóa chất hoặc những đối tượng mắc các bệnh lý khác gây suy giảm hệ miễn dịch.
- Những người đã từng bị thủy đậu
Triệu chứng bệnh giời leo ở mặt
Ban đầu khi mới giời leo trên mặt, người bệnh thường có cảm giác ngứa châm chích ở cằm, môi, má hay mắt tùy theo vị trí dây thần kinh bị virus tấn công. Kèm theo đó, da cũng có cảm giác đau rát dữ dội, nổi các mảng phát ban và vệt dài tấy đỏ, sưng dọc theo đường đi của dây thần kinh.
Sau vài ngày, khu vực tổn thương nổi lên nhiều mụn nước nhỏ như bỏng. Chúng mọc sát nhau kết thành chùm, bên trong chứa đầy dịch màu đục nhạt, sau chuyển sang màu hơi đỏ. Chúng tồn tại trên da khoảng 1 – 2 tuần rồi bị vỡ ra. Khi khô sẽ đóng vảy trên mặt và bong tróc ra để lại sẹo.
Bên cạnh các triệu chứng ngoài da, người bị giời leo ở mặt còn có các dấu hiệu toàn thân như:
- Nóng sốt
- Nhức đầu
- Mờ mắt
- Trong người mệt mỏi
- Cơ thể nhạy cảm hơn với ánh sáng.
Bị giời leo ở mặt khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu có triệu chứng nghi ngờ bị giời leo ở mặt, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Đặc biệt nếu rơi vào các trường hợp dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ ngay:
- Bị giời leo ở mắt hoặc gần mắt
- Người già có độ tuổi từ 60 trở lên. Càng lớn tuổi, nguy cơ gặp biến chứng do bệnh giời leo càng cao.
- Có hiện tượng giảm thị giác, thính lực sau khi bị giời leo
- Bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bị ung thư, hóa trị liệu, HIV hoặc do mắc các bệnh lý mãn tính.
- Nổi nhiều phát ban, đau đớn ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt
- Tổn thương trên mặt lan rộng xuống phần dưới của cơ thể
Giời leo ở mặt có nguy hiểm không?
Khu vực mặt là nơi chứa nhiều dây thần kinh quan trọng và khá nhạy cảm. Do vậy nếu không được kiểm soát tốt, bệnh giời leo ở mặt có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các cơ quan như mắt, mũi, tai, miệng, môi hay má…
– Biến chứng của giời leo ở mắt
Bị giời leo ở mắt là nguy hiểm nhất. Virus, vi khuẩn gây bệnh từ vùng tổn thương có thể xâm nhập vào trong giác mạc hay các tế bào thần kinh phản ứng gây nhiễm trùng nặng cho vùng mắt.
Người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều vấn đề xấu có liên quan đến sức khỏe của mắt như:
- Viêm kết mạc
- Loét giác mạc
- Để lại nhiều sẹo ở giác mạc
- Liệt dây thần kinh số 5
- Suy giảm thị lực hoặc nghiêm trọng hơn là mù lòa vĩnh viễn
– Biến chứng bệnh giời leo ở miệng, cằm, má:
Khi xuất hiện ở môi, má hoặc khu vực xung quanh miệng, bệnh giời leo ở mặt có thể gây ra các chùm mụn nước ngứa ngáy và đau rát gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống của người bệnh. Trường hợp nhiễm trùng nặng thậm chí còn khiến người bệnh bị thay đổi vị giác, mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn.
Đặc biệt, nếu virus giời leo gây tổn thương đến dây thần kinh số 7, người bệnh có thể bị liệt mặt.
– Biến chứng bệnh giời leo ở tai:
Bệnh giời leo ở mặt, cụ thể là ở tai hay các vị trí lân cần đều có thể ảnh hưởng đến cơ quan thính giác. Nhiễm trùng ảnh hưởng đến tai dẫn đến nhiều hậu quả như:
- Viêm tai giữa
- Giảm khả năng nghe
- Điếc vĩnh viễn
- Cơ mặt hoạt động thiếu linh hoạt
– Các biến chứng khác:
- Đau dây thần kinh kéo dài: Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh giời leo ở mặt. Virus có thể gây tổn thương dây thần kinh nghiêm trọng dẫn đến những cơn đau nhức kéo dài trong nhiều tháng ngay cả khi bệnh đã được điều trị khỏi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như sinh hoạt của người bệnh.
- Bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng máu: Nếu không được chăm sóc tốt, các nốt phỏng nước trên da có thể vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, lở loét, làm mủ trên da, bội nhiễm, thậm chí là nhiễm trùng máu.
- Ảnh hưởng đến não bộ: Bệnh giời leo ở mặt tiến triển nặng có thể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não dẫn đến những tổn thương cho não bộ.
Cách trị giời leo ở mặt
Để khắc phục bệnh giời leo ở mặt, bạn có thể áp dụng các giải pháp dưới đây:
1. Chăm sóc da đúng cách giảm ngứa, chống nhiễm trùng khi bị giời leo ở mặt
Khi giời leo tấn công lên mặt, bạn cần đảm bảo công tác giữ gìn vệ sinh da mặt sạch sẽ và chăm sóc da đúng cách. Đây là việc làm vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ giúp cải thiện tình trạng ngứa rát mà còn giúp ngăn ngứa biến chứng nhiễm trùng, thúc đẩy tổn thương trên da mặt nhanh lành.
Khi chăm sóc vùng da bị giời leo cần chú ý:
- Rửa mặt mỗi ngày 3 – 4 lần. Sử dụng một cái khăn mềm để dùng vệ sinh riêng cho vùng da bị tổn thương để ngăn chặn tình trạng lây lan virus sang các khu vực khác. Khi rửa mặt nên nhẹ nhàng, tránh lau mạnh khiến mụn nước bị bể.
- Sử dụng nước sạch hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ để rửa. Tránh dùng các sản phẩm chứa hương thơm nhân tạo, chất làm trắng hoặc chất tạo bọt.
- Ngưng sử dụng mỹ phẩm, trang điểm trong thời gian đang điều trị giời leo ở mặt.
- Không dùng tay gãi lên mặt hoặc chạm vào mụn nước
- Trường hợp bị giời leo ở môi, miệng có thể súc miệng vài lần trong ngày với nước muối pha loãng để sát khuẩn.
Xem thêm: 5 Cách Trị Bệnh Giời Leo Dân Gian Dễ Dùng, Hiệu Quả
2. Chườm đá lạnh giảm ngứa rát và sưng da mặt
Để đối phó với tình trạng bỏng rát, ngứa ngáy do giời leo ở mặt gây ra, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm đá lạnh. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm chậm lại phản ứng sưng phồng trên da, xoa dịu cơn ngứa và giảm đau rát cho da mặt.
Các bước thực hiện như sau:
- Bọc vài viên đá nhỏ vào trong một miếng vải sạch
- Áp bọc đá trực tiếp vào vùng da bị giời leo khoảng 5 – 10 phút, cảm giác khó chịu trên da mặt sẽ được xoa dịu tức thì.
- Bạn có thể chườm đá lạnh lặp lại vài lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Nếu không muốn chườm đá, bạn có thể thay thế bằng một cái khăn ẩm đã được nhúng vào nước lạnh để chườm lên khu vực tổn thương. Cách này đơn giản hơn nhưng cũng cho hiệu quả tương tự.
3. Chữa giời leo ở mặt bằng bài thuốc từ cây cam thảo đất
Theo y học cổ truyền, cam thảo đất có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, làm mát da, sát khuẩn, ức chế hoạt động của virus gây bệnh. Dược liệu này được sử dụng làm thuốc uống trong và đắp ngoài để trị giời leo ở mặt.
- Thuốc đắp ngoài: Hái 1 nắm cây cam thảo đất đem rửa sạch đất cát. Ngâm nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra cho ráo. Cuối cùng, cắt nhỏ, giã nát, đắp bên ngoài khu vực bị giời leo. Mỗi ngày thay thuốc 1 – 2 lần trong vài ngày liên tục.
- Thuốc uống: cây cam thảo đất sau khi rửa sạch sẽ, chặt khúc ngắn, sao vàng. Mỗi ngày lấy 20 – 30g đem nấu với 500ml nước. Đun sôi kỹ khoảng 10 phút gạn uống vài lần trong ngày.
4. Mẹo chữa bệnh giời leo ở mặt bằng nha đam
Nha đam có đặc tính sát khuẩn, chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, các thành phần có trong gel nha đam còn giúp dưỡng ẩm, làm dịu cơn ngứa, đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào mới để sửa chữa những tổn thương do giời leo gây ra cho da mặt.
Cách sử dụng:
- Nha đam tươi gọt vỏ
- Lấy ruột bên trong đem cắt lát mỏng hoặc xay nhuyễn
- Đắp lên khu vực da bị tổn thương 15 – 20 phút
- Thực hiện cách trị giời leo ở mặt bằng nha đam theo hướng dẫn ở trên mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.
5. Điều trị giời leo trên mặt bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên nổi tiếng với tác dụng chống viêm, giải độc, kháng khuẩn cho da. Ngoài ra, các thành phần dưỡng chất có trong mật ong còn giúp dưỡng ẩm, xoa dịu cơn ngứa, đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương và giúp cho da mặt khỏe mạnh hơn.
Các bước sử dụng như sau:
- Trước tiên, bạn cần rửa sạch vùng da mặt bị tổn thương
- Để da mặt khô tự nhiên hoặc dùng khăn mềm thấm cho da khô hoàn toàn
- Dùng bông gòn thấm mật ong thoa một lớp mỏng bao phủ toàn bộ bề mặt da tổn thương
- Thực hiện liên tục mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 20 phút.
Gợi ý bạn: 5 Mẹo Chữa Giời Leo Bằng Mật Ong Cực Hiệu Nghiệm
6. Dùng thuốc chữa giời leo ở mặt theo đơn bác sĩ
Việc điều chỉnh lối sống kết hợp với các mẹo trị bệnh dân gian có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên chúng chỉ hữu ích trong các trường hợp bị nhẹ. Nếu giời leo ở mặt gây đau nặng, ngứa ngáy nhiều hoặc gây tổn thương sâu dưới da và có nguy cơ gặp biến chứng, bạn cần được điều trị tích cực bằng thuốc tây.
Các loại thuốc có thể được chỉ định để chữa giời leo ở mặt bao gồm:
– Thuốc kháng virus:
Đây là thuốc điều trị đặc hiệu có tác dụng ức chế virus gây bện, ngăn chặn không cho tổn thương tiến triển nặng hơn. Thuốc có hiệu quả tốt nhất nếu được sử dụng trong vòng 72 tiếng kể từ lúc xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên.
Dưới đây là một số thuốc kháng virus thông dụng:
- Valacyclovir
- Famciclovir
- Acyclovir
– Thuốc Corticosteroid:
Chẳng hạn như Prednisone. Nhóm thuốc này thường được điều chế dưới các dạng uống hoặc bôi ngoài da có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau thần kinh.
– Thuốc chống viêm không steroid:
Bao gồm Ibuprofen và Naproxen. Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc này trong ngắn ngày để để cải thiện tình trạng viêm nhiễm trên da và giảm các cơn đau nặng cho người bị giời leo ở mặt.
Vùng mặt là khu vực khá nhạy cảm và dễ xảy ra biến chứng khi bị bệnh giời leo. Chính vì vậy bạn nên thận trọng khi lựa chọn phương pháp điều trị. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn cách chữa trị đúng đắn, phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 Cách trị bệnh giời leo dân gian dễ dùng, hiệu quả
- Bệnh giời leo ở trẻ em – Biểu hiện và cách chữa trị
Từ khóa » Cách Trị Bệnh Giời Leo ở Môi
-
Cách Chữa Giời Leo ở Môi, Miệng, Cổ Không để Lại Sẹo | Vinmec
-
3 Cách Trị Giời Leo ở Miệng Nhanh Nhất Không Cần Thuốc
-
Bệnh Giời Leo ở Môi: Những Thông Tin Hữu ích Về Căn Bệnh Này!
-
GIỜI LEO Ở MÔI LÀ GÌ? CẦN HIỂU ĐÚNG BỆNH ĐỂ ... - BookingCare
-
Chia Sẻ Cách Chữa Bệnh Giời Leo ở Miệng Nhanh Nhất
-
Mách Bạn Cách Chữa Bệnh Giời Leo ở Miệng Hiệu Quả
-
Cách Chữa Giời Leo ở Môi Nhanh Nhất - VIETSKIN
-
Triệu Chứng Bệnh Giời Leo Và Cách điều Trị
-
5 Cách Trị Giời Leo ở Miệng & Môi Nhanh Nhất Không Cần Thuốc
-
Giời Leo Là Bệnh Gì? Và Cách Chữa Giời Leo ở Môi, Miệng, Cổ Không ...
-
6 Cách Trị Giời Leo ở Miệng Nhanh Nhất Không để Lại Sẹo - Beauty Blog
-
Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Bệnh Giời Leo
-
6 Cách Trị Giời Leo Tại Nhà đơn Giản Hiệu Quả - Docosan
-
Bệnh Giời Leo ở Miệng - Chia Sẻ Cách Chữa Nhanh Nhất