Cách Trị Mụn ẩn Dưới Da Triệt để, An Toàn Không để Lại Thâm Mụn
Có thể bạn quan tâm
Trong tất cả các loại mụn, có lẽ loại gây khó chịu và phổ biến nhất chính là mụn ẩn ở dưới da. Không sưng đau như mụn mủ, không mất thẩm mỹ như mụn đầu đen, nhưng mụn ẩn lại là loại mụn cứng đầu và khó trị dứt điểm nhất. Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách trị mụn ẩn dưới da để từ đó có được những phương pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời nhé!
1. Mụn ẩn ở dưới da là gì? Dấu hiệu nhận biết mụn ẩn
Để biết mụn ẩn là gì, đầu tiên bạn cần phân biệt được mụn ẩn với các loại mụn khác. Không giống với mụn mủ và mụn đầu đen, mụn ẩn dưới da là loại mụn không viêm, không sưng, không nhức nhưng lại có nhân nằm sâu trong nang lông. Biểu hiện là những nốt mụn nhỏ li ti, không mọc riêng lẻ mà sẽ mọc theo từng cụm và ngày càng lan rộng ra các khu vực xung quanh trên da mặt, khiến bề mặt da sần sùi mụn ẩn.
Thực tế, loại mụn này rất khó quan sát bằng mắt thường, cách đơn giản nhất để biết sự “tồn tại” của chúng là dùng tay sờ trực tiếp lên da sẽ thấy có cảm giác thô ráp, gồ ghề. Mụn thường xuất hiện ở hai bên má, trên trán và dưới cằm. Đây là những vùng da rất dễ chịu tác động của các yếu tố bên ngoài, cộng với việc chăm sóc da không tốt sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ bã nhờn, bụi bẩn sinh ra mụn.
Mụn ẩn dưới da tuy không nguy hiểm so với những loại khác, nhưng nếu không có biện pháp xử lý đúng cách hoặc bị ảnh hưởng bởi tác động từ môi trường ngoài hay chính trong cơ thể như căng thẳng quá mức, thói quen sinh hoạt kém lành mạnh … thì mụn sẽ trở nên sưng, viêm và để lại những vết thâm, sẹo mụn rất khó điều trị.
2. Tiến triển của mụn ẩn
Thông thường mụn ẩn sẽ xuất hiện dưới dạng những cục u dưới bề mặt da, gây khó chịu. Tuỳ vào từng loại da và phương pháp điều trị mà mụn ẩn phát triển nhanh hay chậm.
Nếu mụn ẩn viêm có thể hiện lên da sau một thời gian thì thời gian điều trị so nhanh hơn so với mụn ẩn nằm in dưới da.
3. Nguyên nhân mụn ẩn ở dưới da
Có 4 nguyên nhân gây mụn ẩn phổ biến dưới đây:
3.1. Vệ sinh làn da sơ sài
Làm sạch da là bước cơ bản nhất trong phác đồ chăm sóc da. Nếu không kết hợp tẩy trang cùng việc rửa mặt đúng cách, bạn sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn xâm nhập vào sâu bên trong da, từ đó gây viêm nhiễm và tạo thêm nhân mụn.
Khá nhiều người mắc phải sai lầm trong cách rửa mặt, điển hình như việc dùng tay chà sát da quá mạnh vì nghĩ rằng điều này sẽ loại bỏ chất bẩn hiệu quả. Thế nhưng, hành động này vô tình lại khiến da bạn trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn bao giờ hết. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng tay chà nhẹ da mặt theo chuyển động tròn, kết hợp massage cho làn da để “cuốn trôi’ đi các tạp chất bám trên da.
Ngoài ra, không khí ô nhiễm không chỉ có cát bụi mà còn có cả khói xăng dầu, các tạp chất gây hại cùng lớp kem chống nắng và trang điểm hằng ngày có thể tích tụ sâu trong nang lông và gây tắc lỗ chân lông. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mụn ẩn ngày càng phát triển và lan sang các khu vực khác trên da.
3.2. Nguyên nhân mụn ẩn: Lạm dụng mỹ phẩm
Trong nhiều trường hợp, bạn đã chăm sóc làn da rất kỹ nhưng vẫn bị mụn ẩn. Lý do có thể bắt nguồn từ việc bạn đã sử dụng mỹ phẩm sai cách.
Lạm dụng mỹ phẩm, trang điểm thường xuyên có thể khiến da bí bách. Ngoài ra, việc sử dụng các loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, mỹ phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng có thể khiến tình trạng da trở nên tồi tệ và khó điều trị mụn ẩn cho da dầu ở dưới da dứt điểm hơn.
Bên cạnh đó, việc không làm sạch những dụng cụ trang điểm như cọ, bông mút, bông phấn… cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ tấn công làn da.
Trong trường hợp nếu chuyển sang dùng một loại mỹ phẩm mới và phát hiện da mụn ẩn bắt đầu xuất hiện, việc đầu tiên cần làm là bạn hãy xem lại mình đã thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da hay chưa? Nếu đảm bảo quy trình dưỡng da đúng cách nhưng tình trạng mụn vẫn không mấy cải thiện thì tốt nhất bạn nên ngừng sử dụng loại mỹ phẩm đó, bởi chúng có thể chứa một số thành phần không phù hợp với làn da bạn.
>>> Đọc thêm: Nguyên nhân và cách trị mụn ẩn
3.3. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh – nguyên nhân gây mụn ẩn
Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, cay nóng và thói quen sinh hoạt không điều độ như thức khuya, thiếu ngủ, thường xuyên căng thẳng… cũng có thể hình thành nên mụn ẩn dưới da.
Đặc biệt, thói quen chạm tay lên mặt sẽ khiến tình trạng mụn cứ mãi tiếp diễn và da bị mụn ẩn, thậm chí làm cho mụn ẩn ngày càng nặng hơn. Bàn tay của chúng ta luôn tiếp xúc rất nhiều thứ và đó cũng là nơi tập trung một lượng lớn vi khuẩn. Việc đưa tay lên mặt sẽ khiến cho vi khuẩn cùng bụi bẩn xâm nhập vào da một cách nhanh chóng.
Do đó, hãy luôn giữ đôi tay sạch sẽ khi bắt đầu chu trình dưỡng da và làm sạch da, cũng như loại bỏ ngay thói quen thường xuyên chạm tay lên mặt để bảo vệ da.
3.4. Nội tiết tố
Bên cạnh những tác nhân bên ngoài, nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân gây nên mụn ẩn dưới da. Theo đó, ở tuổi dậy thì hoặc trong thời kỳ mang thai, sự thay đổi nội tiết tố sẽ kích thích các tuyến bã nhờn sản sinh ra lượng dầu lớn, kết hợp cùng với lớp da chết và bụi bẩn sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và mụn sần dưới da
>>> Bạn có thể quan tâm: Tránh ngay 8 thói quen xấu gây mụn cám khiến da kém xinh
4. Cách trị mụn ẩn ở dưới da hiệu quả bất ngờ
4.1. Dùng thuốc kháng sinh
Một lựa chọn khác mà bạn có thể áp dụng để trị mụn ẩn dưới da là sử dụng các loại thuốc kháng sinh tại chỗ để khắc phục vi khuẩn gây mụn triệt để.
4.2. Trị mụn ẩn bằng Salicylic Acid hay còn gọi là Beta Hydroxy Acid (BHA)
Nhiều người thắc mắc rằng mụn ẩn nên dùng gì? Nếu bạn đã thử các phương pháp điều trị mụn ẩn trên trán mà vẫn chưa thấy hiệu quả rõ rệt thì bạn có thể tìm mua các sản phẩm trị mụn có chứa salicylic Acid hay còn gọi là Beta Hydroxy Acid (BHA). Thành phần này là một dạng acid gốc dầu. Sau khi tiếp xúc với da, hoạt chất này có khả năng xuyên qua các lỗ chân lông chứa bã nhờn, phá vỡ tế bào chết đang dính vào lỗ chân lông. Từ đó loại bỏ sự tắc nghẽn gây mụn ẩn, đồng thời kiểm soát dầu thừa, ổn định làn da trong trạng thái sạch khoẻ.
4.3. Tiêm cortisone
Ngoài ra, cách nhanh nhất để loại bỏ mụn ẩn dưới da là đến gặp bác sĩ da liễu để tiêm cortisone cho da. Những mũi tiêm này sẽ được đưa trực tiếp vào mụn, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và cải thiện tình trạng viêm da. Sau khoảng từ 24 – 48 tiếng thì các nốt mụn ẩn sẽ dần biến mất và cũng giảm nguy cơ để lại sẹo thâm sau mụn. Nếu mụn vẫn tiếp tục thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm 1 số loại thuốc uống như thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, cân bằng nội tiết tố và kiểm soát dầu thừa trên da hiệu quả.
4.4. Trị mụn ẩn bằng Retinol
Các loại kem hoặc gel có chứa retinoid có tác dụng giúp làm thông thoáng lỗ chân lông của các nốt mụn ẩn và ngăn ngừa mụn mới phát triển.
Retinoids là dẫn xuất của Vitamin A. Thành phần này có thể kết hơp trong sản phẩm sữa rửa mặt giúp làm sạch da. Ngoài ra, retinol cũng là thuốc bôi tại chỗ ở dạng kem và gel hoặc dạng đường uống ở dạng viên nang như Isotretinoin làm sáng da, ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ.
>>> Tham khảo thêm: Retinol là gì? Công dụng và cách dùng retinol trị mụn, chống lão hóa da
4.5. Alpha hydroxy acids (AHAs)
Alpha Hydroxy Acids (AHAs) là axit tẩy tế bào chết da, giảm bã nhờn, vi khuẩn và các yếu tố hình thành mụn ẩn khác, và thúc đẩy sự thâm thấu của các loại thuốc trị mụn khác
4.6. Benzoyl peroxide
Cách hết mụn ẩn bằng benzoyl peroxid: Benzoyl peroxide dạng sữa rửa mặt , kem dưỡng da hoặc gel đều là sản phẩm điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Bởi thành phần này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trên da và chữa lành mụn ẩn rất tốt.
4.7. Cách trị mụn ẩn bằng tinh dầu cây tràm trà
Tinh dầu tràm trà mang hiệu quả trong điều trị mụn ẩn dưới da nhờ khả năng: Chống viêm và kháng khuẩn. Vì vậy tinh dầu tràm có thể tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn P. acnes – một trong những nguyên nhân gây mụn ẩn.
5. Cách phòng ngừa mụn ẩn để da luôn khỏe đẹp, sạch mịn
5.1. Cấp ẩm, cấp nước cho da để trị mụn ẩn
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc cung cấp đủ nước và độ ẩm cho da sẽ giúp cải thiện độ đàn hồi và loại bỏ các tạp chất cùng vi khuẩn trên da. Đồng thời kiểm soát lượng dầu cũng như tăng cường khả năng bảo vệ da, giúp da trở nên mịn màng và giảm mụn ẩn ở dưới da một cách rõ rệt.
Bên cạnh đó, ngoài việc thoa kem dưỡng ẩm cho da, bạn hãy bổ sung 7-8 ly nước mỗi ngày, hoặc xen kẽ bằng các loại nước ép hoa quả để giúp da khỏe mạnh từ bên trong để trị mụn ẩn hay mụn đen dưới da.
5.2. Cách ngăn ngừa mụn ẩn dưới da: Làm sạch da mặt đúng cách
Đây là bước vô cùng quan trọng, bạn cần làm sạch da đúng cách, có như vậy mới đẩy mụn và loại sạch tận gốc mụn. Việc làm sạch giúp bạn loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết dưới da, tạo điều kiện giúp cho lỗ chân lông thông thoáng và dễ chịu.
Làm sạch da mặt thật kỹ sau khi sử dụng mỹ phẩm hay sau khi thoa kem chống nắng, rửa mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp vào mỗi sáng và tối và kết hợp tẩy tế bào chết từ 1-2 lần/tuần sẽ phần nào ngăn ngừa cũng như loại bỏ dần các nốt mụn ẩn. Tuy nhiên bạn chỉ nên rửa mặt khoảng 2 lần/ngày, tuyệt đối không nên lạm dụng làm sạch da quá mức vì có thể xảy ra tác dụng ngược, khiến da dễ lên mụn ẩn. Đồng thời trong quá trình rửa mặt, cần tránh chà xát làn da quá mạnh vì có thể khiến làn da bị tổn thương và tình trạng mụn ngày càng trầm trọng hơn.
>>> Tìm hiểu thêm: 7 lưu ý hạn chế tình trạng mụn ẩn dưới da
5.3. Chế độ ăn uống hợp lý
Những gì bạn ăn sẽ phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe làn da của bạn. Vì thế hãy nạp vào cơ thể những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin (A, B, C, E), protein, axit béo hữu dụng (omega-3, omega-6)… Đồng thời nên hạn chế những thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, chứa nhiều đường, caffeine để đảm bảo làn da luôn khỏe đẹp và láng mịn từ sâu bên trong.
5.4. Cách giảm hình thành mụn ẩn dưới da: Kiểm soát căng thẳng
Khi bạn bị căng thẳng thì sẽ khiến cơ thể bạn liên tục lo lắng và mệt mỏi, từ đó sản sinh ra cortisol – một hormone có hại cho da. Lượng hormone này càng cao sẽ làm tăng tuyến bã nhờn, khiến nang lông dày hơn và từ đó gây ra mụn dưới da.
Điều quan trọng nhất để loại bỏ căng thẳng là hãy xác định nguyên nhân mối lo lắng của bạn bắt đầu từ đâu. Điều này sẽ giúp bạn chấp nhận và tìm cách giải quyết chúng tốt hơn. Bên cạnh đó, việc ăn ngủ điều độ kết hợp cùng với tập thể dục hằng ngày sẽ giúp cơ thể chiến đấu với hormone cortisol và ngăn chặn triệt để sự xuất hiện của mụn.
>>> Bạn có thể quan tâm: Cách trị mụn ẩn ở má đơn giản mà hiệu quả
6. Lưu ý khi trị mụn ẩn dưới da
Cho dù bạn có thử áp dụng các cách trị mụn ẩn như trên thì hãy luôn ghi nhớ là không nên tự ý nặn mụn ẩn. Vì những nốt mụn này không nằm trên bề mặt da, do đó chúng rất khó để loại bỏ nhân mụn, hoặc thậm chí là không thể tự trồi lên được. Do đó, hành động cố lấy nhân mụn sẽ vô tình khiến cho mụn thêm viêm sưng, mẩn đỏ và tăng khả năng xuất hiện các vết thâm mụn trên da.
Mụn ẩn ở dưới da không những khiến chúng ta cảm thấy khó chịu mà còn gây nhiều khó khăn trong việc điều trị. Vì thế cần có những phương pháp và cách phòng ngừa kịp thời để tránh tình trạng mụn phát triển và lan rộng, gây ra những tổn thương nhất định cho làn da của bạn.
Từ khóa » Cách Chữa Mụn ẩn ở Mũi
-
Mụn Ẩn Ở Mũi: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị An Toàn, Nhanh Khỏi
-
Mẹo Trị Mụn ẩn ở Mũi Hiệu Quả Nhanh – Không đau
-
Mụn Ẩn Ở Mũi Là Gì? Phương Pháp Điều Trị Và Phòng Tránh Hiệu ...
-
Mụn ẩn ở Mũi: Nguyên Nhân, Cách điều Trị An Toàn, Nhanh Khỏi
-
Cách Trị Mụn ẩn An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà Ai Cũng Nên Biết
-
6 Cách Trị Mụn Cám ở Mũi đơn Giản, áp Dụng được Ngay! - Hello Bacsi
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Mụn ẩn ở Mũi Nhanh Chóng
-
Mụn ẩn ở Mũi Là Gì? Cách điều Trị Và Phòng Ngừa Như Thế Nào?
-
“Triệt Tiêu” Mụn ẩn Ngay Tại Nhà, Với 11 Cách đơn Giản Ai Cũng Có Thể ...
-
Cách đẩy Mụn ẩn Nhanh Khiến Nhân Mụn Tự Trồi Lên Mà Không Cần Nặn
-
Bí Kíp Cách Trị Mụn đầu đen ở Mũi Tại Nhà Cực Hiệu Quả | VinID
-
Nguyên Nhân Gây Mụn ở Mũi Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Mụn Bọc ở Mũi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Cách Xử Lý Nhanh Mụn Bọc ở Mũi Bạn Cần Biết - Dizigone