Cách Trị Mụn ẩn Trên Trán - Phòng Khám O2 SKIN
Mụn ẩn trên trán không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt mà còn gây ra nhiều khó chịu, cùng cảm giác thô ráp và sần sùi khi chạm vào. Nếu không điều trị đúng cách, mụn ẩn ở trán có thể chuyển biến thành mụn viêm và khiến chúng ta gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ chúng. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng mụn này, hãy theo dõi ngay bài viết sau để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả ngay từ đầu nhé.
1. Mụn ẩn trên trán là gì?
Mụn ẩn là tình trạng các nhân mụn li ti nằm sâu trong nang lông và thường mọc theo cụm thay vì lẻ tẻ như mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn nang, mụn bọc. Mụn ẩn trên trán trán có thể bao gồm mụn nhân mở (mụn đầu đen) và mụn nhân đóng (mụn đầu trắng). Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng mụn ẩn trên trán lại tồn tại dai dẳng và ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Vì thế, nếu không được can thiệp và xử lý đúng cách, mụn ẩn li ti trên trán có thể lan rộng ra những vị trí xung quanh, thậm chí là nguyên nhân khởi phát mụn sưng, mụn nang, mụn bọc.
Mụn ẩn trên trán có khó điều trị không khi loại mụn này thường mọc thành cụm và nhân mụn nằm sâu bên trong làn da?
2. Dấu hiệu nhận biết mụn ẩn ở trán
Bạn có thể nhận biết mụn ẩn trên da qua các biểu hiện:
- Mụn ẩn có kích thước nhỏ, thường là các nốt mụn li ti và xuất hiện từng cụm lớn trên trán.
- Nhân mụn ẩn nằm sâu dưới da vì vậy khá khó để nhận biết.
- Khi chạm vào vùng da trán có cảm giác sần sùi, thô ráp. Nhất là khi trang điểm, cảm nhận rõ lớp nền trang điểm không được mịn màng, dễ bị vỡ.
3. Nguyên nhân bị mụn ẩn trên trán
Thông thường mụn ẩn trên trán do các tuyến bã nhờn gây tắc lỗ chân lông tạo nên. Nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông có thể do:
3.1. Vệ sinh da không sạch
Lười tẩy trang hoặc tẩy trang không đúng cách, dùng sữa rửa mặt không hợp với da sẽ khó làm sạch lớp trang điểm, bụi bẩn, bã nhờn sâu trong lỗ chân lông. Từ đó gây bí da và sinh ra nhân mụn, hoặc có thể làm nặng thêm tình trạng mụn ẩn hiện có.
Xem thêm: Hướng dẫn các bước làm sạch sâu da mặt đơn giản tại nhà3.2. Thường xuyên tiếp xúc với các vật dụng chưa được vệ sinh sạch sẽ
Trán là nơi tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với nón, mũ bảo hiểm. Nếu các vật dụng này không được vệ sinh sạch sẽ mà tiếp xúc với làn da sẽ có nguy cơ gây mụn ẩn li ti rất cao.
Không chỉ vậy, khác với mụn ẩn ở má, mụn ẩn ở cằm thì mụn ẩn li ti vùng trán thường xuất hiện phổ biến nhất ở những bạn có thói quen để tóc mái. Lý do là lượng dầu tiết ra trên da có thể bám vào tóc, kết hợp cùng bụi bẩn và mồ hôi sẽ gây ra mụn. Bên cạnh đó, các sản phẩm chăm sóc tóc tích tụ trên tóc mái, khi cọ xát sẽ bám vào da, làm bít tắc lỗ chân lông và cũng gây hình thành mụn.
3.3. Trang điểm quá dày
Trang điểm quá dày dễ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn ẩn, đặc biệt là mụn ẩn ở trán. Ngoài ra, khi làn da không được tẩy trang, những cặn mỹ phẩm, dầu khoáng cùng bụi bẩn, bã nhờn vẫn tồn đọng trên da thì mụn ẩn là điều không thể tránh khỏi.
3.4. Thói quen sờ, cạy gãi da vùng trán
Rất nhiều người có thói quen chạm tay lên mặt, cạy nặn mụn. Thói quen này chính là một trong những nguyên nhân khiến mụn ẩn nổi lên ồ ạt. Bởi lẽ bàn tay của chúng ta luôn chứa hàng triệu vi khuẩn, khi không làm sạch và thường xuyên chạm tay lên mặt quá nhiều, sờ mụn, cạy nặn mụn ẩn sẽ khiến vi khuẩn lây lan, làn da bị tổn thương, bụi bẩn tích tụ và phát sinh mụn ẩn.
Thói quen dùng tay cạy mụn sẽ khiến tình trạng mụn bị nặng hơn.
3.5. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp da
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da (serum, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng,…) không phù hợp là nguyên nhân làm da bị kích ứng, bít tắc lỗ chân lông gây mụn ẩn. Do đó, bạn nên lưu ý chọn mỹ phẩm dành cho tuýp da của mình, ưu tiên sản phẩm có nhãn noncomedogenic (không chứa thành phần gây bít tắc lỗ chân lông) để ngăn ngừa mụn xuất hiện.
3.6. Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến vừa kể trên, thì mụn ẩn li ti ở trán còn do nhiều yếu tố khác như:
- Thay đổi nội tiết tố: Khi nồng độ hormone cơ thể thay đổi sẽ làm kích thích tuyến bã nhờn tăng tiết dầu hơn; cùng với tế bào chết và bụi bẩn tạo điều kiện cho mụn xuất hiện. Vì thế, người đang tuổi dậy thì, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hay đang mang thai dễ bị nổi mụn ẩn.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: Ăn nhiều thực phẩm ngọt, cay nóng, đồ ăn nhanh hay thiếu ngủ, căng thẳng thường xuyên,… sẽ rất dễ ảnh hưởng đến làn da và tăng khả năng gây mụn.
- Môi trường sống ô nhiễm: Môi trường sống nhiều khói bụi hay làm việc trong môi trường nhiều dầu mỡ,… cũng làm tăng nguy cơ hình thành các loại mụn ẩn.
4. Có nên tự nặn mụn ẩn trên trán không?
Nặn mụn ẩn là một trong các bước cần thiết để giảm mụn và hỗ trợ rút ngắn thời gian trị mụn. Tuy nhiên, việc nặn mụn ở trán cần phải được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm cũng như có sự hỗ trợ từ các dụng cụ cần thiết, đảm bảo đạt tiêu chuẩn Y khoa.
Bạn không nên tự ý nặn mụn ẩn tại nhà, nhất là khi nhân mụn còn nằm sâu dưới da hoặc chưa thấy nhân mụn. Vì bất kỳ tác động sai nào cũng có thể làm da bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí mụn không viêm chuyển biến thành mụn viêm, khó điều trị hơn.
Vì thế, tốt nhất bạn nên đến địa chỉ trị mụn uy tín, có quy trình nặn mụn chuẩn Y khoa và được thực hiện bởi điều dưỡng viên có tay nghề cao, có kiến thức về da.
Không nên tự ý dùng tay nặn mụn vì không đảm bảo vệ sinh, dễ khiến vi khuẩn xâm nhập.
5. Các phương pháp điều trị mụn ẩn trên trán
Có nhiều cách trị mụn ẩn khác nhau, chẳng hạn như dùng thuốc bôi, peel da, chiếu ánh sáng xanh, điện di tinh chất,… Cụ thể như sau:
5.1. Điều trị mụn ẩn bằng thuốc bôi
Các sản phẩm bôi chứa Salicylic acid, Benzoyl peroxide, Azelaic acid, Retinoids,… có thể giúp bạn cải thiện tình trạng mụn ẩn nhẹ. Hoạt chất sẽ kích thích bong lớp sừng dày, giúp lỗ chân lông thông thoáng, từ đó hạn chế mụn ẩn.
Lưu ý nên chọn thuốc bôi có thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Khi dùng nên đọc kỹ cách sử dụng và kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất cho làn da. Trước khi bôi thuốc, bạn nên thoa sản phẩm ở vùng da nhỏ để chắc rằng không có kích ứng xảy ra.
Bôi thuốc trị mụn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
5.2. Peel da điều trị mụn ẩn
Một cách trị mụn ẩn trên trán khác là peel da. Đây là phương pháp dùng các hoạt chất tác động lên da, làm sạch tế bào chết và vi khuẩn, đồng thời hỗ trợ đẩy mụn ẩn, giảm viêm, cải thiện thâm sạm,…
Peel da là phương pháp tẩy tế bào chết hóa học với nồng độ cao hơn. Phương pháp này có khả năng loại bỏ được mụn li ti, giảm nhờn và bít tắc lỗ chân lông hiệu quả. Bên cạnh đó, peel da còn tăng sinh collagen, tái tạo làn da nhờ vậy mà cải thiện thâm sạm, lỗ chân lông to.
Tuy nhiên, việc peel da cần phải chọn cơ sở uy tín, điều dưỡng có kinh nghiệm thực hiện mới mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, bạn cần chăm sóc da sau peel thật cẩn thận ví dụ như không được sờ hoặc dùng tay cạy lớp da bị bong, tránh nắng thật kỹ để bảo vệ làn da vì lúc này da đang rất yếu và nhạy cảm,…
Không được tự ý peel tại nhà khi bạn chưa có kiến thức về peel da vì nồng độ sản phẩm peel không phù hợp có thể gây bỏng da,…. Người có làn da bị nhiễm khuẩn, vết thương hở, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người vừa sử dụng vitamin C hay các axit khác trên da trong vòng 48 tiếng,… thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi peel da để chọn hoạt chất peel phù hợp.
5.3. Chiếu ánh sáng xanh (Blue Light) hỗ trợ gom cồi mụn
Thực hiện phương pháp sử dụng ánh sáng xanh trị mụn (xanh lam) sẽ giúp làm khô nhân mụn, kích thích nhân mụn trồi lên trên, tiêu diệt vi khuẩn C.acnes và điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn. Chiếu ánh sáng rất thích hợp để điều trị mụn ẩn trên trán và thực hiện được cho mọi loại da.
Nên chọn địa chỉ uy tín để thực hiện trị mụn bằng ánh sáng xanh, thiết bị phải được tiệt trùng trước và sau khi sử dụng với cồn 90 độ, để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
5.4. Lấy nhân mụn y khoa
Mụn ẩn cần phải được nặn sạch khi nhân mụn đã chín, khô và gom cồi. Thực hiện thao tác nặn mụn chuẩn y khoa bằng tăm bông giúp lấy sạch các nhân mụn ẩn phía dưới da, đồng thời cũng ngăn ngừa thâm sẹo. Tuy nhiên, nặn mụn cần đúng thời điểm, nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, một số lưu ý khác như:
- Khi sử dụng dụng cụ không phù hợp sẽ khiến da bị tổn thương.
- Dùng máy hút mụn sẽ khiến lỗ chân lông to hơn.
- Dụng cụ không được tiệt trùng, sát khuẩn mà sử dụng cho nhiều người sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây lây lan vi khuẩn gây mụn.
- Nếu điều dưỡng viên dùng lực quá mạnh khi nặn mụn sẽ dẫn đến nguy cơ thâm sẹo cao, tổn thương vùng da bên dưới.
Nên tìm đến cơ sở uy tín đảm bảo lấy nhân mụn chuẩn Y khoa giúp điều trị hiệu quả.
5.5. Đắp mặt nạ kiềm nhờn, hỗ trợ trị mụn ẩn
Như đã nói ở trên, da mụn thường là do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, nên sinh ra mụn. Do đó, mà sử dụng phương pháp đắp mặt nạ trị mụn sẽ giúp làm sạch bụi bẩn, thông thoáng lỗ chân lông, bổ sung các dưỡng chất để cải thiện tình trạng da.
Một số sản phẩm mặt nạ sẽ giúp làm dịu da, kiểm soát bã nhờn khá hiệu quả. Vì thế có thể giúp giảm tình trạng viêm sưng do mụn và hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông. Nhưng không phải tình trạng da mụn nào cũng hợp với các sản phẩm mặt nạ. Do đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xem sản phẩm đó có phù hợp với mình không. Đồng thời, bạn phải lưu ý không nên lạm dụng đắp mặt nạ quá nhiều, tần suất thực hiện tối đa 2 lần/ tuần.
5.6. Điện di tinh chất
Điện di tinh chất là phương pháp đưa những tinh chất đặc trị mụn hoặc serum se khít lỗ chân lông,… lên da và giúp da hấp thu dưỡng chất cao hơn nhiều lần so với việc bôi thoa thông thường. Công dụng phương pháp này đó là giúp loại bỏ bã nhờn, làm lỗ chân lông thông thoáng hơn, giảm thâm mụn.
Lưu ý khi thực hiện điện di là phải đảm bảo tiệt trùng máy 2 lần trước và sau khi sử dụng cho khách hàng bằng cồn 90 độ.
Khám tư vấn và điều trị mụn chuẩn Y khoa với bác sĩ giàu kinh nghiệm O2 SKIN là phòng khám tiên phong điều trị mụn chuẩn Y khoa với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu vững vàng chuyên môn. Đến nay, sau 9 năm hoạt động, O2 SKIN đã giúp cho hơn 489.000 Khách hàng được điều trị mụn thành công, lấy lại tự tin trong cuộc sống và công việc. Khám, tư vấn và điều trị mụn tại O2 SKIN, bạn luôn an tâm bởi:
Không chỉ điều trị chuyên sâu, O2 SKIN còn hướng dẫn khách hàng cách ngừa tái phát mụn lâu dài dễ áp dụng. Đồng thời, O2 SKIN luôn lắng nghe và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình điều trị. Đặc biệt phòng khám có ngân hàng ca điều trị lớn cho khách hàng tham khảo và an tâm điều trị. Case 1: Đỗ Phương Nam (17 tuổi – Q. Phú Nhuận) Bạn Phương Nam đến điều trị tại O2 SKIN với tình trạng mụn viêm, sẹo rỗ và mụn ẩn nhiều do thói quen thức khuya và sở thích ăn đồ cay nóng. Sau thăm khám, bác sĩ O2 SKIN đã chỉ định Nam thực hiện lăn kim, uống thuốc và bôi thuốc kết hợp, chăm sóc da đúng cách tại nhà. Kết quả nhận được chỉ sau 1 tháng, làn da của bạn đã sáng mịn hơn hẳn. Nam vui mừng chia sẻ “Em cảm nhận làn da đã cải thiện khoảng 90%, rất sáng, mịn màng và không còn mụn nữa. Em ấn tượng nhất với phương pháp lăn kim vì sau 1 lần điều trị thì mụn trên da mặt của em đã hoàn toàn hết hẳn.” Hình ảnh trước và sau điều trị mụn của bạn Nam: Case 2: Trương Tuệ Lâm (16 tuổi – Quận 4) Làn da có nhiều mụn viêm và mụn ẩn là khuyết điểm làm cho Tuệ Lâm cảm thấy e dè, thiếu tự tin trong giao tiếp. Sau nhiều lần đắn đo và được giới thiệu đến O2 SKIN, bằng liệu trình lấy nhân mụn, điện di C, chiếu ánh sáng đỏ kết hợp lăn kim, Tuệ Lâm đã tìm lại được làn da sạch mụn, mịn màng hơn trước rất nhiều. Tuệ Lâm chia sẻ rằng:“Sau khi điều trị mụn thành công tại O2 SKIN, em cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Em không còn tự ti với các bạn nữa và cảm thấy mặt mình sáng hơn nhiều lắm”. Hình ảnh trước và sau điều trị của bạn Tuệ Lâm:
Đừng để làn da bị mụn, thâm sẹo ảnh hưởng thẩm mỹ gương mặt và sự tự tin của bạn. Liên hệ ngay với O2 SKIN DƯỚI ĐÂY để bắt đầu thay đổi làn da của mình ngày càng khỏe đẹp hơn nhé. Yêu Cầu Gọi Lại Tư Vấn |
6. Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa mụn ẩn ở trán
Bên cạnh việc điều trị, bác sĩ O2 SKIN còn tận tình hướng dẫn bạn cách chăm sóc để chủ động phòng ngừa mụn ẩn trên trán tái phát. Tìm cách hết mụn ẩn trên trán sẽ không có kết quả nếu bạn bỏ qua những lưu ý này.
- Rửa mặt không quá 2 lần/ngày bằng sản phẩm làm sạch dịu nhẹ loại bỏ bã nhờn, thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế vi khuẩn gây mụn.
- Xông nóng, tẩy da chết kết hợp đắp mặt nạ giúp da thông thoáng, ngăn ngừa mụn và giúp da dễ dàng hấp thu các dưỡng chất và sản phẩm trị mụn sau đó tốt hơn.
- Dưỡng ẩm cho da để giảm tiết dầu của da, làm dịu da. Tránh các sản phẩm chứa dầu khoáng, sáp ong, hương liệu,… có khả năng tắc nghẽn lỗ chân lông và sinh mụn.
- Sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da và hạn chế thâm mụn. Cân nhắc chọn sản phẩm không chứa thành phần gây mụn, gây bít tắc lỗ chân lông (Non-Comedogenic).
- Loại bỏ các thói quen xấu gây ra tình trạng mụn ẩn ở trán như tránh lấy tay cạy mụn, vệ sinh chăn gối và nón bảo hiểm sạch sẽ,…
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học như ăn nhiều rau xanh, trái cây,… Tránh xa tinh bột, đồ ngọt, các thực phẩm cay nóng,… Ngủ ít nhất 8 tiếng/ ngày và uống nhiều nước.
7. Câu hỏi thường gặp
7.1. Chọn thuốc trị mụn ẩn trên trán như thế nào?
Có rất nhiều cách trị mụn ẩn, trong đó thuốc bôi trị mụn đóng vai trò quan trọng giúp gom cồi mụn, làm sạch da, bong sừng giảm bít tắc, góp phần đẩy nhanh nhân mụn ẩn lên trên bề mặt da. Bạn có thể chọn thuốc có các thành phần như: AHA, BHA, Retinol,… có tác dụng bong sừng, giúp đẩy mụn. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến Bác sĩ để chọn hoạt chất có nồng độ và tần suất sử dụng phù hợp với da để hạn chế hiện tượng dị ứng, đẩy mụn ồ ạt hoặc bùng phát mụn khó kiểm soát.
Thời gian đáp ứng tốt có thể sẽ cần khoảng 4- 8 tuần, đôi khi có thể kéo dài hơn tùy vào tình trạng mụn, đặc tính da, loại thuốc bôi, khả năng dung nạp thuốc, cơ địa mỗi người.
Ngoài ra các phương pháp y khoa mà bài viết trên gợi ý cũng là lựa chọn không tồi giúp bạn trị mụn ở trán an toàn và hạn chế thâm, sẹo đáng kể.
Lưu ý, dù áp dụng bất kì phương pháp trị mụn nào cũng cần thời gian, không nên quá vội vàng, mà cần kiên nhẫn và chờ kết quả. Trong thời gian đó, bạn đừng quên dưỡng ẩm và chống nắng để da phục hồi và tái tạo tốt hơn.
Đặc biệt, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn sản phẩm chăm sóc cho da mụn ẩn phù hợp và tăng hiệu quả điều trị nhất.
7.2. Cách nhận biết mụn ẩn li ti trên trán do mỹ phẩm gây ra?
Mỹ phẩm có công dụng chính là dưỡng và làm đẹp da, nhưng trong một số trường hợp mỹ phẩm lại trở thành thủ phạm làm xấu làn da và gây mụn li ti. Nguyên nhân có thể xuất phát từ mỹ phẩm bạn dùng không phù hợp đặc tính da, thành phẩm sản phẩm hoặc cơ địa dị ứng, các mỹ phẩm, kem bôi bào chế có chứa thành phần Corticoid nồng độ cao gây bào mòn, tổn thương da, nổi mụn li ti chi chít, đặc biệt là thường nổi mụn ẩn trán.
Dưới đây là những dấu hiệu của làn da bị mụn ẩn li ti do mỹ phẩm gây ra:
- Mụn đồng màu da, không có đầu nhân, kích thước thường nhỏ li ti.
- Vùng da không sưng viêm, đôi khi ngứa nhẹ, khi chạm vào có cảm giác sần sùi, thô ráp.
- Mụn thường mọc thành từng đám như rôm sảy, rất ít khi thấy mọc riêng lẻ.
Nhận biết và phát hiện sớm mụn li ti do mỹ phẩm là một bước quan trọng để việc điều trị mụn được hiệu quả tốt nhất. Nếu mụn li ti phát triển lâu dưới da sẽ khiến da sần sùi, thiếu sức sống, dễ để lại thâm sẹo rất khó điều trị sau này.
7.3. Nổi mụn ẩn ở trán có thể do thiếu chất gì?
Da bị mụn thường là do thiếu các vitamin và khoáng chất. Chẳng hạn như vitamin A, D, kẽm,… Do đó, cần bổ sung các thực phẩm chứa những vitamin và khoáng chất này để hạn chế tình trạng nổi mụn như hải sản (hàu, tôm, cua), cá hồi, cá ngừ, thịt đỏ, ngũ cốc, đậu, các loại hạt, bông cải xanh, trái cây,….
7.4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ để điều trị mụn ẩn?
Bất cứ khi nào có các dấu hiệu sau:
- Mụn khiến bạn mất tự tin, lo lắng quá mức, ảnh hưởng đến tâm lý và cần cải thiện sớm.
- Khi thấy da xuất hiện mụn bất ngờ và nổi thành từng cụm ngày càng nhiều,…
- Mức độ mụn từ trung bình trở lên (>20 nốt mụn không viêm).
- Mụn ẩn kèm theo các biểu hiện sưng đỏ, gây khó chịu và mất tự tin.
- Mụn tái phát liên tục.
- Không có sự cải thiện sau vài tuần đến vài tháng sau khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà, không kê đơn.
- Mụn xuất hiện như tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc như thuốc trị trầm cảm, lo âu, và các loại thuốc khác.
- Mụn để lại nhiều sẹo mụn trên da.
7.5. Điều trị mụn ẩn trên trán bao lâu hiệu quả?
Thông thường, đối với tình trạng mụn nhẹ bạn có thể nhận thấy hiệu quả cải thiện trong 6-8 tuần đầu tiên. Còn đối với trường hợp có mụn nặng hoặc tình trạng mụn phức tạp hơn, có thể cần mất từ 3-6 tháng, bao gồm cả điều trị các biến chứng sau mụn (cải thiện vết thâm mụn, hồng ban, sẹo rỗ,…).
Mong rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được tất tần tật về nguyên nhân cũng như cách trị mụn ẩn trên trán. Điều trị mụn là một quá trình dài, do đó bạn nên đến ngay những cơ sở uy tín, có bác sĩ thăm khám và tìm đúng phương pháp điều trị để mang lại hiệu quả ngay từ đầu. Chúc bạn sớm có làn da sạch mụn, khỏe đẹp.
Xem thêm- Mách bạn những cách xử lý mụn ẩn dưới da hiệu quả
- Nên ăn gì để giảm tình trạng mụn ẩn?
- Mụn ở quai hàm: Nguyên nhân, cách điều trị
Từ khóa » Da Sần ở Trán
-
Mụn Cám ở Trán: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Hello Bacsi
-
Tìm Hiểu 5 Nguyên Nhân Nổi Mụn ở Vùng Trán ít Ngờ Nhất
-
Mụn Ở Trán: 5 Nguyên Nhân, 5 Cách Chữa Trị Hiệu Quả Nhanh
-
Vì Sao Mụn Chỉ Mọc Trên Trán Và Làm Sao để điều Trị Hết?
-
#10 Cách đánh Bay Mụn ở Trán Hiệu Quả Tại Nhà Chỉ Trong 1 Tuần
-
Nguyên Nhân Nổi Mụn ở Vùng Trán Và Cằm Là Do đâu? - Vinmec
-
Nguyên Nhân Và Cách Trị Mụn ẩn Trên Trán Tại Nhà - BookingCare
-
Nổi Mụn Ở Trán Là Bị Gì? 10 Cách Trị Nhanh Tại Nhà
-
Mụn Ẩn Trên Trán: Nguyên Nhân Và Các Cách Điều Trị Triệt Để
-
Mụn ẩn Trên Trán: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết, Cách điều Trị
-
Cách Trị Mụn Li Ti Trên Trán Tại Nhà Siêu Hiệu Quả Bạn Nên Biết
-
Mụn ẩn ở Trán Nhưng Không Nặn được Phải Làm Như Thế Nào?
-
9+ Cách Trị Mụn ở Trán Nhanh Nhất Tại Nhà Từ Thiên Nhiên ! - 2Bacsi