Cách Trị Táo Bón Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Ba Mẹ Nên Biết | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trẻ sơ sinh bị táo bón khiến cha mẹ lo lắng và không biết nên làm thế nào cho đúng bởi ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ vô cùng nhạy cảm. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả cũng như những kiến thức cơ bản nhất về tình trạng này của trẻ.
Menu xem nhanh:
- 1. Cha mẹ nhận biết bé bị táo bón
- 1.1. Số lần đại tiện giảm rõ rệt
- 1.2. Trẻ quấy khóc và ít ăn hơn
- 1.3. Tình trạng đầy bụng
- 2. Nguyên nhân có thể khiến trẻ bị táo bón
- 2.1. Táo bón do không được cung cấp đủ nước
- 2.2. Chế độ ăn uống của mẹ
- 2.3. Sử dụng kháng sinh điều trị
- 2.4. Táo bón do bệnh lý
- 3. Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả
- 3.1. Điều chỉnh chế độ ăn của cả mẹ và bé
- 3.2. Sử dụng các biện pháp kích thích đi ngoài cho trẻ
- 4.3. Đưa bé đưa đi kiểm tra
- 4.4. Phân biệt táo bón ở và thời kỳ giãn ruột ở trẻ
1. Cha mẹ nhận biết bé bị táo bón
Táo bón ở trẻ cũng giống như ở người lớn, là tình trạng bé khó đi ngoài, các chất thải qua đường đại tiện khó đẩy ra ngoài cơ thể. Khi trẻ bị táo bón, cơ thể bé sẽ phát ra một số tín hiệu sau đây:
1.1. Số lần đại tiện giảm rõ rệt
Đây là dấu hiệu cơ bản và dễ dàng nhận biết nhất khi trẻ bị táo bón. Nếu trẻ đi ngoài ít hơn thông thường và tình trạng đi ngoài giảm rõ rệt theo từng ngày thì rất có thể trẻ đang gặp phải vấn đề táo bón. Cha mẹ có thể dựa vào mức đi ngoài bình thường ở trẻ theo từng độ tuổi dưới đây để biết con có đang tiêu hóa bình thường hay không:
– Trẻ 1 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn đi ngoài từ 3 – 5 lần, trẻ có ăn sữa công thức sẽ đi ngoài từ 1 – 3 lần.
– Trẻ từ 2 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ đi ngoài từ 2 – 3 lần/ ngày. trẻ ăn sữa công thức hoặc có bổ sung sữa công thức sẽ đi ngoài từ 1 – 2 lần/ngày, tính chất phân cũng dẻo và hăng hơn so với trẻ ăn sữa mẹ hoàn toàn.
1.2. Trẻ quấy khóc và ít ăn hơn
Quấy khóc và bỏ ăn là dấu hiệu thứ hai cha mẹ cần lưu tâm. Khi bị táo bón, phân không được đào thải ra ngoài gây nên tình trạng ứ tắc, thậm chí hấp thụ ngược khiến trẻ có cảm giác chán ăn. Đồng thời, khi bị táo bón, phân ở lâu trong ruột sẽ bị hấp thu nước khiến tính chất phân trở nên rắn hơn, vô hình chung khiến trẻ khó chịu và đau đớn khi cơ thể cố đẩy phân ra bên ngoài.
1.3. Tình trạng đầy bụng
Đầy bụng là hệ quả thường gặp của tình trạng táo bón. Cha mẹ có thể dùng tay sờ nhẹ vào bụng của trẻ thấy cương cứng và hơi phình bụng. Ngoài ra, trẻ liên tục phải đỏ mặt do cố gắng đẩy phân ra ngoài khi muốn đi tiêu.
2. Nguyên nhân có thể khiến trẻ bị táo bón
Nhiều cha mẹ thường thắc mắc tại sao trẻ chỉ ăn sữa mẹ hoàn toàn vẫn bị táo bón. Trên thực tế, táo bón ở trẻ sơ sinh do rất nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động.
2.1. Táo bón do không được cung cấp đủ nước
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Nguồn nước cung cấp cho trẻ được cung cấp hoàn toàn bởi sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bé không được bú đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức pha quá đặc,.. đều khiến trẻ không được uống đủ nước dẫn đến phân khô hơn và lâu dần gây nên táo bón. Tuy nhiên theo thống kê, tỷ lệ trẻ bú mẹ hoàn toàn bị táo bón thấp hơn rất nhiều lần so với trẻ uống sữa công thức một phần hoặc hoàn toàn.
2.2. Chế độ ăn uống của mẹ
Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa. Đặc biệt với trẻ bú mẹ hoàn toàn, nếu mẹ thường xuyên ăn đồ cay nóng, chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ và các khoáng chất thì bé dễ bị táo bón hơn.
2.3. Sử dụng kháng sinh điều trị
Khi mẹ phải sử dụng kháng sinh hoặc bé sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh lý nào đó thì tình trạng táo bón cũng rất dễ xảy ra. Nguyên nhân bởi cơ thể trẻ lúc này cần một lượng lớn nước để có thể đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể nên dễ gây táo bón.
2.4. Táo bón do bệnh lý
Trẻ gặp các bệnh lý bẩm sinh như các bệnh về đại tràng, suy giáp ,.. sẽ khiến trẻ bị táo bón.
Trẻ gặp
3. Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ hãy bình tĩnh và xử lý theo từng bước sau đây:
3.1. Điều chỉnh chế độ ăn của cả mẹ và bé
Trước hết, ba mẹ hãy xem bé đã được bú đủ hay chưa, sữa công thức pha có đúng tỷ lệ hay không để điều chỉnh phù hợp. Song song với đó, nếu bé có ăn sữa mẹ, hãy thay đổi chế độ ăn của mẹ: dùng nhiều rau xanh hơn, hạn chế các đồ ăn dầu mỡ, cay nóng. Đối với trẻ dùng sữa công thức, hãy xem xét bé có thực sự phù hợp với loại sữa này hay không và có biện pháp đổi sang loại sữa phù hợp với trẻ hơn.
3.2. Sử dụng các biện pháp kích thích đi ngoài cho trẻ
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, một số biện pháp tác động vật lý sau đây cũng giúp trẻ dễ đi ngoài hơn:
– Cho trẻ ngồi trong chậu nước ấm: Nước ấm sẽ giúp phần hậu môn của trẻ được thư giãn và thả lỏng. Khi ngâm hậu môn của trẻ trong nước ấm, cha mẹ có thể kết hợp xoa mông cho trẻ để trẻ dễ đi ngoài hơn.
– Matxa bụng cho bé: Sau khi ăn 1h, ba mẹ có thể nhẹ nhàng mát xa bụng cho bé. Mẹ dùng ngón tay trỏ và ngón tay giữa đặt ở rốn của trẻ, xoa nhẹ xung quanh theo chiều kim đồng hồ hình xoắn ốc để giúp bé được thư giãn. Động tác này sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ co bóp tốt hơn. Mỗi lần xoa nên kéo dài 5 – 10 phút.
– Động tác đạp xe: Khi đạp xe cho bé, cha mẹ cầm hai chân và di chuyển nhẹ nhàng chân bé mô phỏng đạp xe theo không trung. Lưu ý không nên thực hiện khi bé vừa ăn xong.
4.3. Đưa bé đưa đi kiểm tra
Khi đã cải thiện bằng một loạt các biện pháp nêu trên nếu bé vẫn bị táo bón và không thể đi ngoài trong suốt 2 – 3 hôm, hãy đưa bé đi kiểm tra ngay để can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
4.4. Phân biệt táo bón ở và thời kỳ giãn ruột ở trẻ
Táo bón và giãn ruột ở trẻ đều có chung biểu hiện là trẻ không đi ngoài. Thậm chí trong thời gian giãn ruột, bé có thể nhịn đi ngoài đến 1 tuần. Cha mẹ cần phân biệt rất rõ táo bón và giãn ruột sinh lý thông qua những dấu hiệu sau đây.
– Giãn ruột sinh lý có thể xuất hiện từ tháng thứ hai.
– Giãn ruột sinh lý có thể kéo dài 5 ngày, 7 ngày và thậm chí tới 15 ngày tùy thuộc vào cơ địa của trẻ.
– Hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới ăn uống của trẻ: trẻ ăn uống bình thường, ngủ bình thường, không quấy khóc, không bỏ bú.
– Khi bé đi ngoài phân vẫn rất mềm và hoàn toàn không có bất thường gì so với trước đó.
Trên đây là một số chia sẻ cho ba mẹ về cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Hi vọng rằng bài biết sẽ giúp cha mẹ có thêm những thông tin hữu ích áp dụng trong hành trình nuôi dạy con trẻ đúng cách và thông minh nhé!
Từ khóa » Cách Xoa Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón
-
Cách Massage Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Dễ đi Cầu
-
Cách Massage Cho Trẻ Bị Táo Bón | Vinmec
-
Hướng Dẫn Mát-xa Khi Bé Bị Táo Bón - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách Massage Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón
-
9 Cách Massage Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón - Fitobimbi
-
6+ Cách Mát Xa Bụng Để Chữa Táo Bón Cho Trẻ Cực Hiệu Quả
-
Mẹ đã Biết Cách Massage Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Hay Chưa? - PQA
-
Cách Xoa Bụng Chữa Táo Bón Cho Trẻ - Bạn đã Biết Chưa?
-
Massage Chữa Táo Bón Cho Trẻ Sơ Sinh Cực Hay - MarryBaby
-
Táo Bón ở Trẻ Sơ Sinh: 7 Cách Khắc Phục Nhanh Hiệu Quả*
-
Cách Xử Lý Và Nhận Biết Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón
-
Một Vài “mẹo” Bỏ Túi Cho Mẹ Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón | Medlatec
-
3 Mẹo Trị Táo Bón Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà Hiệu Quả
-
ÁP DỤNG NGAY 10 Cách Trị Táo Bón Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả