Cách Trị Viêm Lỗ Chân Lông Ở Lưng Đơn Giản - Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Vùng lưng được đánh giá là một trong những vị trí trên cơ thể dễ bị viêm nang lông. Tình trạng viêm lỗ chân lông ở lưng sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, đồng thời ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Cần sớm có biện pháp can thiệp đúng đắn để nhanh chóng đẩy lùi bệnh, tránh nhiễm trùng da lan rộng.

Tìm hiểu về bệnh viêm nang lông ở lưng

Tình trạng viêm lỗ chân lông ở lưng là hiện tượng mà các nang lông ở khu vực này bị vi khuẩn hay tụ cầu tấn công gây nhiễm trùng. Thống kê cho thấy rằng, bệnh thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa hè.

Bệnh viêm nang lông ở lưng có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào và không phân biệt giới tính. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà triệu chứng kích hoạt ở mỗi người bệnh cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.

1. Nguyên nhân bệnh viêm nang lông ở lưng

Tình trạng viêm lỗ chân lông kích hoạt ở vùng lưng được cho là có liên quan đến một số vấn đề sau:

  • Cạo hoặc tẩy lông không đúng cách: Tình trạng này thường gặp ở chị em phụ nữ. Việc cạo hay tẩy lông cũng sẽ tác động rất lớn đến da ở vùng lưng. Có thể khiến cho các lỗ chân lông bị sưng viêm, nhất là khi dùng dụng cụ cạo lông không đảm bảo vệ sinh.
  • Do vệ sinh kém: Việc không thường xuyên tắm rửa, kỳ cọ vùng lưng sạch sẽ cũng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tồn đọng trên da, tấn công gây viêm lỗ chân lông.
  • Tắm nước ấm: Một số người thường bị viêm lỗ chân lông ở lưng sau khi tắm bồn với nước ấm. Theo các chuyên gia, nhiệt độ cao có thể khiến cho da bị kích thích. Từ đó dẫn đến tình trạng tổn thương và gây viêm nang lông.
  • Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức: Vùng lưng cũng là vùng da rất dễ đổ mồ hôi. Thời tiết nóng, vận động nhiều hay mặc quần áo quá chật cũng kiếm cho mồ hôi đổ không kiểm soát. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây viêm nang lông sinh sôi.
viêm lỗ chân lông ở lưng
Cần chú ý khi các triệu chứng viêm lỗ chân lông xuất hiện ở vùng lưng

Ngoài ra, thống kê cũng ghi nhận rằng, bệnh viêm nang lông ở lưng có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở những người có sức đề kháng yếu hay thường xuyên sử dụng thuốc Tây. Bên cạnh đó, cơ địa và di truyền cũng được cho là những yếu tố có thể liên quan.

2. Dấu hiệu viêm lỗ chân lông ở lưng

Khi bị viêm nang lông ở lưng, người bệnh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

  • Trên vùng lưng xuất hiện các nốt sần, mẩn ngứa màu đó.
  • Cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu ngay tại vùng da bị tổn thương.
  • Trường hợp bị nặng thì các nốt sần có thể trở thành nhọt trên lưng.
  • Mụn nhọt vỡ ra có thể chảy dịch mủ hay rò rỉ máu và hình thành các vết loét.
  • Luôn có cảm giác nóng rát châm chích, đôi khi còn cảm thấy đau nhẹ ở lưng.

3. Viêm nang lông ở lưng có lây không?

Theo các bác sĩ da liễu, hầu hết các trường hợp viêm nang lông ở lưng không lây nhiễm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp lây từ người này sang người khác do nguyên nhân gây bệnh là các loại vi khuẩn, nấm men truyền nhiễm. 

Viêm nang lông ở lưng lây nhiễm chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp ở da hoặc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm…

Viêm nang lông ở lưng có lây không
Người bệnh thường thấy khó chịu, ngứa ngáy ngay tại vùng da tổn thương

4. Những vấn đề ảnh hưởng

Bệnh viêm nang lông ở lưng hoàn toàn không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được can thiệp đúng cách kịp thời thì triệu chứng sẽ trở nên nặng nề gây nhiễm trùng sâu trong da. Đôi khi còn gây ảnh hưởng và lây lan tới hạch bạch huyết cũng như lẫn vào máu.

Ngoài ra, bệnh nếu kích hoạt ở lưng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Bởi vùng lưng là vùng da rộng nhất tiếp xúc với nệm giường. Nếu tình trạng nhiễm trùng diễn tiến sẽ có thể khiến người bệnh bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Nhiều trường hợp người bệnh còn không thể ngủ ở tư thế ngửa. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.

Cách trị viêm lỗ chân lông ở lưng đơn giản, hiệu quả

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sẽ có biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu bệnh nhẹ thì hoàn toàn có thể điều trị bằng các giải pháp tại nhà. Tuy nhiên nếu bệnh nặng với những triệu chứng nghiêm trọng hơn thì cần sớm thăm khám để can thiệp điều trị chuyên sâu.

1. Các mẹo tự nhiên chữa viêm lỗ chân lông ở lưng

Các mẹo điều trị tại nhà chỉ đáp ứng với trường hợp bệnh nhẹ, vùng da lưng chưa xuất hiện mụn nhọt có dịch mủ. Ưu điểm vượt trội của phương pháp điều trị này chính là lành tính, an toàn, dễ thực hiện.

Bạn có thể áp dụng các giải pháp sau khi bệnh viêm lỗ chân lông ở lưng kích hoạt với mức độ nhẹ.

Chườm ấm:

Liệu pháp này rất dễ thực hiện nhưng lại đem loại hiệu quả tốt trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm nang lông ở lưng. Nhiệt độ cao phù hợp sẽ giúp làm giãn nở lỗ chân lông. Đồng thời làm giảm sưng đau và thúc đẩy quá trình thoát nước để đào thải tác nhân gây hại ra ngoài.

  • Chuẩn bị 1 chiếc khăn mềm lớn và 1 chậu nước ấm khoảng 60 – 70 độ.
  • Nhúng khăn vào trong chậu và vắt cho ráo bớt nước.
  • Đắp khăn lên vùng lưng trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Có thể lặp lại cách này 2 – 3 lần/ngày khi bạn cảm thấy khó chịu.

Dầu dừa chữa viêm lỗ chân lông ở lưng:

Nguyên liệu này được đánh giá tốt với tác dụng làm mềm da. Đồng thời giảm ngứa ngáy trên da nhờ khả năng hạn chế tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, những tinh chất có trong dầu dừa còn được cho là có thể hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương trên da. Cùng với đó là có thể kích hoạt quá trình tái tạo các tế bào da mới.

  • Cần có khoảng 2 – 3 muỗng cà phê dầu dừa.
  • Thoa 1 lớp dầu dừa mỏng nhẹ trực tiếp lên vùng da lưng bị tổn thương.
  • Giữ nguyên trong khoảng từ 10 – 15 phút rồi rửa sạch lưng với nước mát.

Xem thêm: 7 Mẹo Trị Viêm Nang Lông Bằng Dầu Dừa Tại Nhà Hiệu Quả

cách trị viêm nang lông ở lưng
Dầu dừa có thể làm dịu da và hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng bệnh viêm nang lông ở lưng

Chữa viêm nang lông ở lưng bằng lá trầu không:

Là trầu không chứa rất nhiều thành phần có dược tính cao. Nhất là khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Có thể sử dụng nguyên liệu này để ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, vi nấm trên da. Đồng thời đẩy lùi các triệu chứng sưng viêm.

  • Cần 1 nắm lá trầu không cùng 2 thìa muối hạt.
  • Đun nguyên liệu trên trong 2 lít nước đến khi sôi.
  • Dùng nước lá trầu không để vệ sinh vùng lưng đang bị tổn thương.

Sử dụng bã cà phê:

Bã cà phê có chứa một hoạt chất giống với than hoạt tính. Chính vì thế mà có thể dùng để loại bỏ tế bào chết và làm sạch thoáng lỗ chân lông. Từ đó hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh viêm nang lông ở lưng.

  • Chuẩn bị khoảng 4 thìa bã cà phê và 4 thìa sữa tươi không đường.
  • Trộn đều nguyên liệu trên và thoa lên vùng da cần điều trị.
  • Massage nhẹ nhàng và đợi khoảng 20 phút rồi dùng nước sạch rửa lại.

Tuyệt đối không sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà khi tổn thương da diễn tiến nặng. Nhất là khi các nốt viêm vỡ ra hay khi trên da xuất hiện mụn mủ, nhọt.

2. Điều trị bằng Tây y

Bạn nên chủ động tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ khi:

  • Triệu chứng không thể đáp ứng với các mẹo điều trị tại nhà.
  • Các nốt viêm vỡ ra khiến nhiễm trùng lan rộng.
  • Trên da xuất hiện mụn mủ hay mụn nhọt chảy dịch và rò rỉ máu.
  • Có triệu chứng sốt cao và mệt mỏi toàn thân đi kèm.
trị viêm nang lông ở lưng
Cần thăm khám khi các biện pháp tại nhà không thể đáp ứng triệu chứng

Đối với bệnh viêm lỗ chân lông ở lưng thì việc điều trị y tế thường bao gồm kết hợp sử dụng thuốc điều trị tại chỗ và các loại thuốc đường uống. Mục đích của việc dùng thuốc là ức chế và tiêu diệt tác nhân gây hại. Đồng thời kháng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng khiến da bị tổn thương nghiêm trọng.

  • Thuốc điều trị tại chỗ:

Có thể là kem hydrocortisone hay kháng sinh tại chỗ kết hợp. Kem hydrocortisone có tác dụng làm giảm ngứa đồng thời ức chế diễn tiến của các phản ứng viêm. Còn thuốc kháng sinh tại chỗ dùng trong trường hợp triệu chứng nhiễm trùng còn nhẹ, do vi khuẩn gây ra.

Ngoài ra, một số loại kem có chứa Axit Salicylic hoặc Benzoyl Peroxide cũng có thể sẽ đáp ứng. Chúng thường không cần kê toa và có thể mua ở các tiệm thuốc Tây. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các vấn đề không mong muốn phát sinh.

  • Các loại thuốc dùng theo đường uống:

Trong nhiều trường hợp, việc chỉ dùng thuốc điều trị tại chỗ sẽ không thể nào giải quyết được vấn đề. Một số loại thuốc uống có thể được chỉ định kết hợp để sớm đẩy lùi bệnh, ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng.

Kháng sinh đường uống được sử dụng với mục đích ức chế hoạt động của vi khuẩn hay vi nấm gây bệnh. Đồng thời có thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da lan tỏa trên diện rộng. Dicloxacillin, Ciprofloxacin, Levofloxacin, Doxycyclinr, Cephalexin, Minocycline… là các loại kháng sinh được dùng phổ biến nhất.

Ngoài ra, các thuốc kháng viêm hay thuốc tác động đến hormone cũng có thể được dùng trong trường hợp bệnh nặng. Mục đích là hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng hơn.

Chữa viêm lỗ chân lông ở lưng
Các loại kem bôi tại chỗ cũng có thể được dùng để hỗ trợ chữa lành tổn thương trên da

Cần lưu ý rằng, dù là thuốc điều trị tại chỗ hay thuốc đường uống cũng đều cần dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Các tác dụng phụ sẽ rất dễ phát sinh nếu dùng sai liều lượng hay tần suất. Khi gặp vấn đề bất thường hãy chủ động tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

3. Điều trị bằng Đông y

Hiện nay điều trị viêm nang lông bằng Đông y đang làm giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi những ưu điểm như: Giúp điều trị dứt điểm tình trạng viêm nang lông, sử dụng các bài thuốc có thành phần tự nhiên an toàn, lành tính và không gây các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo Đông y, bệnh viêm nang lông là do nhiệt độc, hỏa độc xâm nhập cơ thể dẫn tới tình trạng bì phù, tấu lý các khối sưng đỏ, gây đau và có cảm giác nóng. Bệnh thường xảy ra ở người có cơ địa huyết nhiệt hoặc do các yếu tố dị nguyên ngoài môi trường, vi khuẩn, nấm men gây ra.

Để điều trị hiệu quả viêm nang lông, Đông y sử dụng các bài thuốc có tính thanh nhiệt, giải độc nhằm loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh. Đồng thời bổ sung các vị thuốc giúp dưỡng da, tái tạo và phục hồi da.

Xem chi tiết: Các bài thuốc Đông y điều trị viêm nang lông hiệu quả, lành tính

Chăm sóc và dự phòng

Ngoài việc điều trị bằng mẹo tại nhà và dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ thì việc chăm sóc cũng được cho là rất quan trong trong phác đồ điều trị bệnh viêm nang lông ở lưng. Chăm sóc tốt có thể giúp đẩy lùi triệu chứng, đồng thời dự phòng bệnh tái phát trở lại.

Người bệnh cần đặc biệt chú ý đến một số khuyến nghị sau đây:

  • Tắm hay vệ sinh vùng lưng thật sạch sẽ sau các hoạt động khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi.
  • Không dùng các sản phẩm sữa tắm hay các loại xà phòng tẩy rửa mạnh dễ gây kích ứng da. Thay vào đó có thể dùng các sản phẩm chỉ định với những người bị viêm nang lông. Hoặc cũng có thể tham khảo các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên.
  • Tuyệt đối không gãi hay chà xát mạnh lên vùng da lưng đang bị ảnh hưởng. Điều này có thể khiến cho các tổn thương trên da xấu thêm và trở nên nghiêm trọng.
  • Không nên mặc các loại áo quá chật bởi chúng thường làm tăng ma sát trên lưng. Bạn nên chọn các loại áo rộng thoáng với những chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, thường là 2 lít/ngày nhưng khi đang bị viêm lỗ chân lông ở lưng thì bạn có thể uống nhiều hơn. Bên cạnh nước lọc thì nước ép trái cây hay rau củ đều được cho là những lựa chọn hữu ích.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin cao để thúc đẩy quá trình hàn gắn tổn thương trên da. Tránh đồ ăn cay nóng hay chứa nhiều dầu mỡ bởi chúng có thể khiến phản ứng viêm thêm nặng nề.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh viêm nang nông ở lưng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tốt nhất khi các triệu chứng mới xuất hiện, bạn nên chủ động thăm khám. Việc điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ là cách nhanh chóng nhất để kiểm soát và đẩy lùi bệnh. Tránh tổn thương da thêm nghiêm trọng, dễ để lại sẹo sau điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

  • Viêm nang lông ở mặt: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
  • Trị Viêm Lỗ Chân Lông Bằng Baking Soda Có Hiệu Quả?

Từ khóa » Tắc Lỗ Chân Lông ở Lưng