Cách Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Chuẩn 2022

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo chuẩn 2024Hướng dẫn cách ghi tài liệu tham khảoMua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Tài liệu tham khảo là mục mà gần như bài luận nào cũng cần đến để bài viết sát với thực tế. Tuy nhiên có nhiều người không biết hoặc trích dẫn không chính xác. Sau đây HoaTieu.vn sẽ hướng dẫn các bạn Cách trích dẫn tài liệu tham khảo.

Hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo

  • 1. Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?
  • 2. Tầm quan trọng của trích dẫn tài liệu tham khảo
  • 3. Các hình thức và nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo
    • 3.1. Hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo
    • 3.2. Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu tham khảo
  • 4. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo
    • 4.1. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài luận
    • 4.2. Cách trích dẫn đối với tài liệu tham khảo là sách
  • 5. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn
    • Cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn
  • 6. Ví dụ về cách trích dẫn trang tài liệu tham khảo:
  • 7. Lưu ý trong trích dẫn tài liệu tham khảo
  • 8. Cách ghi danh mục tài liệu tham khảo
  • 9. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong tiểu luận
  • 10. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo từ trang web 

1. Trích dẫn tài liệu tham khảo là gì?

Trích dẫn là việc sử nguyên câu văn trong tài liệu đã tham khảo vào bài của mình.

– Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận văn, luận án, khóa luận, bài báo....

– Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với báo cáo nghiên cứu khoa học (làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,... với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được) và với người viết báo cáo (phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin; bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp, tránh hành động đạo văn...). Có hai cách trích dẫn phổ biến nhất là trích dẫn theo “tên tác giả - năm” (hệ thống Havard) và trích dẫn theo chữ số (hệ thống Vancouver) là cách hiện đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam lựa chọn.

– Nguồn trích dẫn phải được ghi nhận ngay khi thông tin được sử dụng. Nguồn trích dẫn có thể được đặt ở đầu, giữa hoặc cuối một câu, cuối một đoạn văn hay cuối một trích dẫn trực tiếp (ví dụ hình vẽ, sơ đồ, công thức, một đoạn nguyên văn).

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo

2. Tầm quan trọng của trích dẫn tài liệu tham khảo

Có thể thấy trích dẫn tài liệu tham khảo rất quan trọng đối với những người làm sách, làm báo hay các bài luận văn. Cụ thể là:

  • Khi có trích dẫn chứng tỏ bạn có nghiên cứu các tài liệu liên quan, nhằm đánh giá sự tìm tòi của tác giả viết và có những đánh giá tốt cho việc tìm hiểu mở rộng này. Vì bạn đã dày công nghiên cứu tìm tòi cho lập luận của mình;
  • Khi trích dẫn cụ thể sẽ giúp cho người đọc tìm được những nguồn tài liệu mà bạn đang tìm hiểu khi họ cần;
  • Khi trích dẫn cụ thể sẽ có những minh chứng chính xác cho những lập luận của bạn tron bài viết, bởi vì nhiều bài viết khi bạn không có khả năng tìm hiểu một cách cụ thể đời thực thì bằng cách nghiên cứu những tài liệu có nghiên cứu cụ thể sẽ là căn cứ xác thực cho những lời lẽ của bạn;
  • Và thực tế là khi bạn có trích dẫn cụ thể thì điểm số cũng tốt hơn khi không trích dẫn mà chỉ nói suông;
  • Cuối cùng cũng là quan trọng nhất là trích dẫn tài liệu chính xác, đúng nguồn sẽ giúp bài luận của bạn không bị coi là đạo văn. Đạo văn là tình trạng tồi tệ nhất của mỗi người làm luận văn, vì khi đạo văn thì bạn sẽ bị điểm thấp. Còn nếu đạo văn mà công bố ra ngoài thì bạn dễ gặp phải vấn đề pháp lý liên quan vì người chủ tài liệu đó kiện bạn.

3. Các hình thức và nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo

3.1. Hình thức trích dẫn tài liệu tham khảo

– Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu.

– Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc.

– Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác giả B. Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả A trong danh mục tài liệu tham khảo. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.

3.2. Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu tham khảo

– Tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề, tổng quan, phương pháp nghiên cứu, bàn luận. Phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, kiến nghị không sử dụng tài liệu tham khảo.

– Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo.

– Việc trích dẫn là theo thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, 314-315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và theo thứ tự tăng dần, cách nhau bằng dấu phảy và không có khoảng trắng, Ví dụ [19],[25],[41].

– Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận án không được duyệt để bảo vệ.

– Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.

– Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.

– Tài liệu được liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết.

– Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc. Chỉ trích dẫn khi người viết phải có tài liệu đó trong tay và đã đọc tài liệu đó. Không nên trích dẫn những chi tiết nhỏ, ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ quan, những kiến thức đã trở nên phổ thông.

– Khi một thông tin có nhiều người nói đến thì nên trích dẫn những nghiên cứu/ bài báo/ tác giả có tiếng trong chuyên ngành.

4. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo

4.1. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài luận

Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối Báo cáo, sau phần kết luận và được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật… (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).

Tài liệu tham khảo sắp xếp thứ tự ABC lần lượt theo họ tên tác giả, tên bài viết và theo thông lệ của từng nước:

  • Tác giả là người nước ngoài: Xếp thứ tự ABC theo họ.
  • Tác giả là người Việt Nam: Xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
  • Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v…

Tài liệu tham khảo là sách, luận văn, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

4.2. Cách trích dẫn đối với tài liệu tham khảo là sách

Mẫu chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản

Ví dụ: Định Thị Thu Phương (2016). Sách Khoa học pháp lý, NXB Chính Trị, Hà Nội

– Đối với tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên tạp chí khoa học hoặc Kỷ yếu hội thảo khoa học trong và ngoài nước

Mẫu chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, Tên tạp chí, Số ISSN của tạp chí

(hoặc số ISBN của Kỷ yếu hội thảo), số phát hành, khoảng trang chứa nội dung bài báo trên tạp chí, chỉ số doi (nếu có)

Ví dụ: Tran Thi Bich Ngoc; Barysheva, Galina A.: and Shpekht, Lyubov S. (2016). “The Care

of Elderly People in Vietnam”, European Proceedings of Social and Behavioural Sciences,

ISSN: 2357-1330, 7, 485-501

– Đối với tài liệu tham khảo là bài báo, tài liệu trên trang thông tin điện tử:

Mẫu chuẩn: Họ tên tác giả (năm xuất bản). “Tên bài báo”, tên tổ chức xuất bản, <liên kết đến ấn phẩm/ bài báo trên website>, ngày tháng năm truy cập.

Ví dụ: World Bank (2016), World Development Indicators Online, http://publications.worldbank/WDI/ , truy cập ngày 17/7/2016.

5. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn

Có 3 cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn: Trích dẫn trực tiếp, trích dẫn gián tiếp và trích dẫn thứ cấp.

  • Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn. Đó có thể một câu nói, đoạn văn, các biểu hình vẽ, biểu tượng. Tài liệu được trích cần để trong dấu ngoặc kép và số tài liệu tham khảo để trong dấu ngoặc vuông.
  • Trích dẫn gián tiếp là thuật lại thông tin bằng lời văn của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần giữ được nét sinh động cũng như nội dung nguyên thủy của phần tài liệu tham khảo. Điều quan trọng hơn cả là bạn cần đảm bảo ý nghĩa nội dung như bản gốc.
  • Trích dẫn thứ cấp là việc trích dẫn thông tin của người này qua việc thuật lại của người khác. Ví dụ như bạn không tìm thấy nguồn gốc của tài liệu, nhưng tài liệu đã được thuật lại qua lời kể của tác giả kia thì bạn có thể dẫn rằng: Theo lời của tác giả kia,...

Để đánh giá 3 cách trích dẫn, cách trích dẫn gián tiếp được đánh giá cao nhất. Cách trích dẫn này mang tính chuyên nghiệp cao và bạn có thể phô bày được khả năng viết lách, biến tấu của mình nhưng trên cơ sở vẫn giữ nguyên nội dung cũ. Cùng với đó cũng thể hiện một lối tư duy của bạn trong câu văn trích dẫn đó.

Ngoài ra, cách trích dẫn trực tiếp thì không được đánh giá cao vì bài làm của bạn sẽ trở nên tẻ nhạt. Cách trích dẫn thứ cấp lại càng cần hạn chế sử dụng hơn nữa vì một tác phẩm luận văn cần đảm bảo độ chân thực, tính chính xác và tính chuyên nghiệp.

Cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn

Sắp xếp tài liệu tham khảo sẽ thể hiện tính chuyên nghiệp của bài luận văn. Tùy theo từng loại tài liệu sẽ có sự sắp xếp phù hợp. Đó là các loại tài liệu tham khảo là sách, báo chí, internet, khóa luận. Hãy tuân theo trật tự sắp xếp như sau:

  • Tài liệu tham khảo là sách:

Tên của tác giả hoặc nơi phát hành, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (viết in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên sách), lần xuất bản (lần xuất bản thứ hai trở đi mới ghi), nhà xuất bản (có dấu phẩy cuối tên), nơi xuất bản (Tên thành phố, có dấu chấm cuối tên).

  • Tài liệu tham khảo là tạp chí, bài báo:

Nếu là tạp chí nước ngoài thì tuân theo cấu trúc sau: Họ, tên gọi và tên đệm (viết tắt)

Nếu là tạp chí trong nước thì viết đầy đủ họ tên như bình thường.

Sau đó, lắp ghép 1 trong 2 với cấu trúc sau: Năm xuất bản (trong ngoặc đơn). Tên bài báo. Tên tạp chí (viết in nghiêng), tập (không có dấu ngăn cách và là số), các số trang.

Ngoài ra, có nhiều tác giả cùng một lúc, hãy liệt kê tên theo hướng dẫn trên, ngăn cách các tên bằng dấu phẩy và viết chữ “và cộng sự”. Trường hợp có 2,3 tên thì chỉ cần ngăn cách bằng dấu phẩy.

  • Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet:

Trên thực tế, bài luận của bạn sẽ không được đánh giá cao khi các tài liệu tham khảo của bạn lấy từ nguồn Internet bởi ở đó chứa rất nhiều những thông tin gây nhiễu.

Trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể sắp xếp bằng cách sau:

Tên tác giả, năm. Tên tài liệu tham khảo, thời gian trích dẫn.

  • Tài liệu tham khảo từ các nguồn khóa luận, bài luận khác

Tên tác giả, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên đề tài luận văn (in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên), bậc học, tên cơ sở đào tạo.

Như vậy, trên đây là hướng dẫn đầy đủ các cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn và cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn.

6. Ví dụ về cách trích dẫn trang tài liệu tham khảo:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

  1. Cục quản lý cạnh tranh (2011), Báo cáo hoạt động thường niên Cục Quản lý cạnh tranh, Hà Nội.
  2. Phạm Thị Thu Hà (2014). Giáo trình Quản lý dự án, NXB Bách khoa, Hà Nội.
  3. Nguyễn Danh Nguyên, Phạm Thị Thanh Hồng (2016). “Mô hình sản xuất hiệu suất cao: Đặc điểm và vai trò đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung”, Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 75, 73-79, ISSN: 1859-039X.

Tiếng Anh

  1. Pham Thi Thanh Hong and Dinh Kim Quynh Diep, (2016). “The Influence of Branding Management on Business Performance: An Empirical Evidence from Vietnamese Food and Beverage Industry”, International Journal of Business Administration, ISSN: 1923-4007, 3(7), 36-43, doi:10.5430/ijba.v3n7p.
  2. Trinh Thu Thuy, Pham Thi Thanh Hong, and Mai Fujita (2016). “Supporting Industries in Vietnam: Situation and Determinants”, Proceedings of International Conference on Emerging Challenges: Partnership Enhancement, ISBN: 978-604-93-8961-0, 3-16.

7. Lưu ý trong trích dẫn tài liệu tham khảo

Nguyên tắc ghi tên tác giả trong trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu APA:

  • Đối với tác giả là người nước ngoài: Họ và viết hoa các chữ cái đầu trong phần tên, kết nối với nhau bởi dấu chấm. Ví dụ: Lenin, V.I.
  • Còn đối với Tiếng Việt, chúng ta sẽ viết tắt Họ, tên đệm. Ví dụ: N. Q. T. Tiến.

Nguyên tắc sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo:

  • Tài liệu được sắp xếp theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả.
  • Trong trường hợp tên giống nhau, ta sẽ xét đến chữ cái tiếp theo trong phần tên.
  • Nếu cùng tác giả, sắp xếp theo năm.

Trong một văn bản cần thống nhất cách ghi nguồn trích dẫn, không nên sử dụng nhiều cách ghi khác nhau. Hiện nay có nhiều ghi trích dẫn ở khu vực khác nhau như ghi nguồn trích dẫn, tham khảo ở khu vực cuối trang hoặc ghi trực tiếp ở khu vực nội dung và lập thành danh sách ở trang cuối cùng của tài liệu.

8. Cách ghi danh mục tài liệu tham khảo

Cách ghi tài liệu danh mục tham khảo rất quan trọng, tài liệu tham khảo cần phải ghi một cách rõ ràng, logic và có khoa học. Cách viết tài liệu tham khảo là thể hiện tôn trọng bản quyền của tác giả và tài liệu được trích dẫn, hơn nữa, nếu không trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy cách bên dưới rất dễ bị cho là đạo văn.

  • Cách viết tài liệu tham khảo là sách

Tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách. Nhà xuất bản, Nơi xuất bản.

Nếu trích dẫn của hai tác giả thì trong phần Tên tác giả, bạn liệt kê đủ 2 tác giả, nối với nhau bằng liên từ “và”.

Nếu trích dẫn của nhóm nhiều tác giả thì trong phần Tên tác giả, nêu Tên tác giả chính + và (các) cộng sự.

Nếu sách được tái bản nhiều lần thì ghi như sau: Tên tác giả (năm xuất bản). Tên sách. Lần tái bản, Nhà xuất bản, Nơi xuất bản.

Ví dụ:

  • GS.TS. Nguyễn Đăng Dung – PGS.TS. Đặng Minh Tuấn – PGS.TS. Vũ Công Giao (2018). Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
  • Trần Kim Dung (2005). Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu khoa học. Trường đại học kinh tế TPHCM, Hồ Chí Minh.
  • Biswas Asit K and John Kolars (1997). Core and Periphery: A Comprehensive Approach to Middle Eastern Water. Oxford University Press, UK.
  • Edgar. K. Browning and Mark A. Zupan (2002). Microeconomics: Theory and Applications. John Wiley & Sons, Inc.
  • Tài liệu tham khảo là một chương của sách

Tên tác giả (năm xuất bản). Tên của chương sách. In: Tên tác giả sách, tên sách. Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, pp. số trang đầu- số trang cuối của chương.

Ví dụ: Phí Mạnh Hồng (2010). Sự lựa chọn của người tiêu dùng. In: Phí Mạnh Hồng, Kinh tế vi mô. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, pp.99-128.

  • Cách viết tài liệu tham khảo là luận văn/ luận án/ khóa luận

Tên tác giả (năm xuất bản). Tên đề tài luận văn/ luận án/ khóa luận. Luận văn (học vị), Khoa chuyên ngành, tên Trường Đại học.

Ví dụ: Nguyễn Đức Núi (2014). Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm khu vực ven biển Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý. Luận văn thạc sỹ, Khoa môi trường, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.

  • Tài liệu tham khảo trích dẫn từ nguồn báo in hàng ngày

Tên tác giả (năm xuất bản). Tên bài báo, tên báo, chuyên mục, ngày ấn bản.

Ví dụ: Lê Hiệp (2020). Toàn cảnh dịch Covid-19 tới 30.3: Lây nhiễm trong cộng đồng sẽ tăng lên, Thanh Niên, Thời sự, 30/03/2020.

9. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong tiểu luận

Bạn đọc trích dẫn tài liệu tham khảo trong tiểu luận giống như trích tài liệu trong khóa luận như sau:

  • Cách viết tài liệu tham khảo là luận văn/ luận án/ khóa luận

Tên tác giả (năm xuất bản). Tên đề tài luận văn/ luận án/ khóa luận. Luận văn (học vị), Khoa chuyên ngành, tên Trường Đại học.

Ví dụ: Nguyễn Đức Núi (2014). Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm khu vực ven biển Hà Tĩnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý. Luận văn thạc sỹ, Khoa môi trường, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.

  • Với những nguồn tài liệu khác cũng được ghi giống như những nội dung nêu trong bài.

10. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo từ trang web

Hiện nay, internet/website là nguồn tài liệu dồi dào và vô vàn, hầu hết tất cả những người nghiên cứu đều tham khảo qua kênh này. Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo trích dẫn từ nguồn internet/website có điểm khác so với những nguồn khác như sách, báo, tài liệu cứng,... Do vậy, người viết cần lưu ý cách trích dẫn tài liệu như sau:

Tên tác giả (năm). Tên tài liệu [online], ngày tháng năm truy cập nguồn thông tin, từ <đường dẫn để tiếp cận tài liệu đó>.

Ví dụ: Lê Hiệp (2020). Toàn cảnh dịch Covid-19 tới 30.3: Lây nhiễm trong cộng đồng sẽ tăng lên, 31/03/2020, từ <https://thanhnien.vn/thoi-su/toan-canh-dich-covid-19-toi-303-lay-nhiem-trong-cong-dong-se-tang-len-1203365.html>

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Cách trích dẫn tài liệu tham khảo. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

  • Lấy mã số định danh cá nhân ở đâu 2022?
  • Cha mẹ bao nhiêu tuổi được giảm trừ gia cảnh 2022?
  • Bản quyền là gì? Thế nào là vi phạm bản quyền?

Từ khóa » Trình Bày Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo