Cách Trình Bày Bố Cục Và Cấu Trúc Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh Nhất

4.5/5 - (8 bình chọn)

Một bài tiểu luận đạt chuẩn luôn phải có cấu trúc logic và mạch lạc. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng cấu trúc bài tiểu luận hoặc phân vân chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Đừng lo lắng vì Luận Văn Việt sẽ hướng dẫn và giới thiệu đến bạn cấu trúc một bài tiểu luận hoàn chỉnh nhất kèm theo các mẫu hot nhất. Tham khảo ngay nhé!.

Mục lục Ẩn
  • 1. Phần mở đầu của bài tiểu luận
    • 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu
    • 1.4. Các phương pháp nghiên cứu
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu
  • 2. Phần nội dung
    • 2.1. Cơ sở lý luận
    • 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
    • 2.3. Đưa ra các giải pháp
  • 3. Phần kết luận
    • 3.1. Trình bày, đánh giá về vấn đề nghiên cứu
    • 3.2. Đưa ra các đề xuất, đóng góp cải tiến
  • 4. “2 lưu ý” về hình thức trình bày một bài tiểu luận gây ấn tượng nhất
    • 4.1. Nội dung
    • 4.2. Trình bày
  • 5. Chọn lọc 5 mẫu bài tiểu luận hoàn chỉnh [FREE DOWNLOAD]
    • 5.1. Tiểu luận: quản trị nguồn nhân lực
    • 5.2. Tiểu luận: kinh tế lượng
    • 5.3. Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
    • 5.4. Tiểu luận: Hợp tác quốc tế
    • 5.5. Tiểu luận: Triết học

1. Phần mở đầu của bài tiểu luận

Lời mở đầu của bài tiểu luận là phần bắt đầu cho bài luận. Nó tiếp cận và gây ấn tượng với người đọc đầu tiên. Vì thế, nếu sở hữu phần mở đầu ấn tượng sẽ hấp dẫn được người đọc và khiến họ muốn khám phá những nội dung tiếp theo.

Vậy các bạn hẳn rất thắc mắc phần mở đầu của bài tiểu luận gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu

  • Đây là phần quan trọng vì nó sẽ đặt ra câu hỏi “ Lý do vì sao bạn lựa chọn đề tài này?”, “Tại sao đề tài này quan trọng và cấp thiết ra sao?”.
  • Nếu đề tài tiểu luận có tính thực tiễn hay cấp thiết cho xã hội sẽ được hội đồng chấm thi đánh giá rất cao.

1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài

  • Mục đích nghiên cứu: Cho ra kết quả, giải pháp phù hợp với vấn đề đặt ra khi thực hiện đề tài của bài tiểu luận.
  • Mục tiêu tổng quát: Là đích đến bạn đặt ra để chinh phục. Nó bao hàm tính khái quát toàn bài, là yếu tố để phân loại đề tài đang nghiên cứu.
  • Mục tiêu cụ thể: Những mục tiêu nhỏ của từng phần mà bạn đề ra để từng bước chinh phục được mục tiêu tổng quát.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu được xác định là những sự vật, sự việc hoặc con người có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài.

1.4. Các phương pháp nghiên cứu

Thông thường mỗi bài tiểu luận sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm 2 nhóm là phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Bạn cần phải chú ý đặc điểm trong mỗi cách thức để lựa chọn phương pháp áp dụng cho chính xác.

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Là phương pháp sử dụng số liệu sẵn có để phân tích và kết luận cho đề tài nghiên cứu, bao gồm:

  • Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết
  • Phương pháp giả thuyết
  • Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
  • Phương pháp lịch sử
  • Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là phương pháp giúp bạn áp dụng các mô hình vào thực tiễn để hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề, bao gồm:

  • Phương pháp điều tra
  • Phương pháp quan sát khoa học
  • Phương pháp thực nghiệm khoa học
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
  • Phương pháp khảo sát
  • Phương pháp chuyên gia
  • Phương pháp phân tích – đúc kết.

1.5. Phạm vi nghiên cứu

  • Phạm vi nghiên cứu được hiểu là bạn xác định rõ giới hạn của nghiên cứu nằm trong phạm vi cụ thể nào. Được thống nhất về mặt thời gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu.

2. Phần nội dung

Phần nội dung được xem là phần cốt lõi của toàn bài tiểu luận vì đó là nơi cho người đọc thấy được nội dung trọng tâm chính của đề tài. Thông thường phần nội dung sẽ được chia thành 3 chương: chương 1 là về lý thuyết tổng quát, chương 2 nói về thực trạng và chương 3 là đề xuất giải pháp như sau:

2.1. Cơ sở lý luận 

Cơ sở lý luận 
Cơ sở lý luận 
  • Tại phần cơ sở lý luận, bạn cần nêu lên các khái niệm cơ bản, kiến thức liên quan đến đề tài mà bạn đang nghiên cứu.
  • Bạn cần trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc để người đọc có thể hiểu được các lý thuyết và đánh giá được độ hiểu biết của bạn như thế nào đối với bài tiểu luận.
  • Lưu ý nên tránh trình bày dài dòng, lan man ở phần này vì nó có thể sẽ làm loãng bài tiểu luận của bạn mà không giải quyết được bất cứ luận điểm nào đặt ra.

2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

  • Đây được xem là phần quan trọng nhất vì nó chứa đựng nội dung để bạn chứng minh được tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài mà mình đang nghiên cứu.
  • Bạn nên sử dụng các phương pháp nghiên cứu để làm rõ hơn về thực trạng của vấn đề. Bạn có thể sử dụng phương pháp độc lập hoặc kết hợp chúng với nhau tuỳ vào hướng nghiên cứu của bạn.
  • Thực trạng luôn bao gồm tích cực và tiêu cực. Khi phân tích các mặt tiêu cực, bạn hãy xác định những điểm hạn chế và tìm ra nguyên nhân hình thành, bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan.

2.3. Đưa ra các giải pháp 

  • Sau khi xác định được nguyên do, bạn hãy đề xuất ra những giải pháp từ kiến thức chuyên môn mình nghiên cứu được cộng với những ý kiến tham khảo từ người có chuyên môn.
  • Tránh việc đưa ra các giải pháp chung chung hoặc không rõ vì phần giải pháp được hội đồng chấm thi coi trọng và đánh giá rất sát sao. Nó thể hiện được tư duy, sáng tạo và tầm nhìn của người thuyết trình.

Trong lần đầu hoàn thành một bài tiểu luận, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Để giải quyết đơn giản nhất, bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của những chuyên gia. Nổi bật lên là dịch vụ làm tiểu luận thuê của Luận Văn Việt với kinh nghiệm 20 năm, cùng 500 CTV chuyên viên trong và ngoài nước.

3. Phần kết luận

Phần kết luận là phần tổng kết lại nội dung và đưa ra kết quả cuối cùng khi nghiên cứu bài tiểu luận. Trong phần này, bạn sẽ tổng kết lại các vấn đề chính đã đề ra trong bài theo 3 hướng như sau:

3.1. Trình bày, đánh giá về vấn đề nghiên cứu

  • Trình bày, đánh giá và thảo luận về kết quả nghiên cứu: Bạn hãy nêu lên các kết quả đúc kết từ quá trình nghiên cứu mà mình đạt được. Đồng thời, bạn hãy công tâm nhận xét về thành quả nghiên cứu của mình.

3.2. Đưa ra các đề xuất, đóng góp cải tiến 

  • Đưa ra những đề xuất, dự báo: Bạn nên đưa ra những ý kiến của mình về việc áp dụng kết quả nghiên cứu trong xã hội thực tiễn.
  • Trình bày đóng góp tích cực, chỉ ra giới hạn: Bạn hãy nêu lên những khó khăn mang tính khách quan trong quá trình nghiên cứu. Hãy thẳng thắn chỉ ra giới hạn nhưng không nên kể than quá lời.

Bên cạnh việc giúp bạn đúc kết lại nội dung toàn bài, phần tổng kết còn hỗ trợ bài tiểu luận của bạn bày tỏ được 3 điều sau:

  • Nơi giúp bạn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình trong quá trình nghiên cứu tiểu luận.
  • Nếu phần mở đầu kích thích suy nghĩ của người đọc, thì phần kết là điểm nhấn mạnh nội dung để người đọc có thể ghi nhớ.
  • Kết cấu bài tiểu luận trở nên mạch lạc và có sự liên kết chặt chẽ hơn nhờ sự xuất hiện của phần tổng kết.

5 điều cần chú ý khi thực hiện phần tổng kết bài tiểu luận:

  • Bạn tuyệt đối không đề xuất ý tưởng mới, nội dung mới trong phần kết.
  • Không trích dẫn ở phần kết, chỉ nên trích dẫn ở phần nội dung.
  • Phải bao quát được toàn bộ nội dung bài, không tập trung vào một quan điểm hay một vấn đề nhỏ.
  • Tránh sử dụng ngôn từ hoa mỹ, rườm rà. Khuyến khích sử dụng từ ngữ rõ ràng, súc tích.
  • Tránh lạm dụng những cụm từ sáo rỗng xuất hiện lặp đi lặp lại như: Tóm lại, Kết luận lại, Cho rằng… vì sẽ gây nhàm chán và không thể hiện sự chuyên nghiệp.

4. “2 lưu ý” về hình thức trình bày một bài tiểu luận gây ấn tượng nhất

"2 lưu ý" về hình thức trình bày một bài tiểu luận gây ấn tượng nhất
“2 lưu ý” về hình thức trình bày một bài tiểu luận gây ấn tượng nhất

Phần kết của bài tiểu luận nên được trình bày ở một trang riêng biệt. Điều này giúp cho cấu trúc trình bày bài tiểu luận trở nên khoa học và chuyên nghiệp hơn.

4.1. Nội dung 

Khi trình bày nội dung một bài tiểu luận cần phải đặc biệt chú ý những điểm sau:

  • Trình bày câu văn ngắn gọn, súc tích, mạch lạc, khoa học sạch đẹp.
  • Chú ý dò tìm các lỗi chính tả cẩn thận để không mắc phải những lỗi cơ bản.
  • Đạo văn là một điều cực cấm kỵ khi làm tiểu luận. Vì thế hãy check đạo văn cẩn thận trước khi nộp bài.

4.2. Trình bày

Khi trình bày bài tiểu luận, bài viết cần phải đảm bảo các tiêu chí trình bày theo đúng quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:

  • Size giấy: A4, kiểu trang đứng.
  • Định dạng lề:
  • Bottom: 2.0 đến 2.5 cm
  • Right: 2.0 cm
  • Left: 3.0 đến 3.5 cm
  • Font chữ: Time New Roman hoặc Arial.
  • Cỡ chữ: 13cm (đối với phần nội dung).
  • Giãn dòng: 1,5cm.
  • Độ dài tối đa: 30 trang.

5. Chọn lọc 5 mẫu bài tiểu luận hoàn chỉnh [FREE DOWNLOAD]

5.1. Tiểu luận: quản trị nguồn nhân lực

  • Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại tập đoàn vận tải Phượng Hoàng.
  • Ảnh mẫu
Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực
Tiểu luận quản trị nguồn nhân lực

Link tải miễn phíMẫu bài tiểu luận hoàn chỉnh số 1

5.2. Tiểu luận: kinh tế lượng

  • Tên đề tài: Bài tiểu luận Kinh tế Lượng.
  • Ảnh mẫu
Bài tiểu luận Kinh tế Lượng.
Bài tiểu luận Kinh tế Lượng.

Link tải miễn phíMẫu bài tiểu luận hoàn chỉnh số 2

5.3. Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

  • Tên đề tài: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
  • Ảnh mẫu
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.

Link tải miễn phí: Mẫu bài tiểu luận hoàn chỉnh số 3

5.4. Tiểu luận: Hợp tác quốc tế

  • Tên đề tài: Hợp tác quốc tế.
  • Ảnh mẫu
Hợp tác quốc tế.
Hợp tác quốc tế.

Link tải miễn phí: Mẫu bài tiểu luận hoàn chỉnh số 4

5.5. Tiểu luận: Triết học

  • Tên đề tài: Những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước Việt Nam.
  • Ảnh mẫu
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết học

Link tải miễn phí: Mẫu bài tiểu luận hoàn chỉnh số 5

Bài viết trên đây Luận Văn Việt đã giới thiệu và hướng dẫn đến bạn đọc cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi đã tổng hợp 5 mẫu tiểu luận hay nhất 2024 kèm link tải miễn phí. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ nắm được những cấu trúc đạt chuẩn và hoàn thành xuất sắc bài tiểu luận của mình!

5/5 (1 Review) Lưu Hà Chi( Content Leader )

CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.

Post Views: 41.647

Từ khóa » Cấu Trúc Một Bài Tiểu Luận Hoàn Chỉnh