Cách Trình Bày Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học Chuyên Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Bài viết chia sẻ với bạn đọc cách trình bày luận văn tốt nghiệp sao cho đúng để có thể đạt được kết quả tốt nhất và tránh được các lỗi sai không đáng có trong bài. Những kiến thức dưới đây sẽ cung cấp về cách trình bày được cập nhật mới nhất giúp bạn đọc bám sát với các yêu cầu và bố cục của một bài luận văn tốt nghiệp. Hãy theo dõi để hoàn thiện bài luận văn của mình nhé!
1. 8 yêu cầu trình bày luận văn tốt nghiệp nhất định phải biết
1.1. Định dạng kiểu chữ
- Công cụ: Luận văn tốt nghiệp thường được soạn thảo trên Microsoft Word với bộ chữ unicode theo tiêu chuẩn
- Font chữ: Font chữ thường được sử dụng là “Times New Roman”,
- Cỡ chữ: 13 được áp dụng cho toàn bộ nội dung của khóa luận.
- Đối với tên các mục cấp 1, 2: thì được để chữ in thường và được bôi đậm.
- Đối với các mục cấp 3: thì cần phải để chữ in thường, đậm và in nghiêng. Với các mục khác phân cấp nhỏ hơn thì để như là văn bản thường.
1.2. Định dạng căn lề
Việc định dạng căn lề cũng là một phần rất quan trọng bởi nó góp phần rất lớn giúp bài luận văn trong sạch sẽ, gọn gàng và rõ ràng cho người đọc. Các chú ý cần phải tuân thủ khi căn lề là:
- Căn lề
- Lề trên (top margin): Cách mép trên từ 3.5cm
- Lề dưới (bottom margin): Cách mép dưới từ 3cm
- Lề trái (left margin): Cách mép trái từ 3.5cm
- Lề phải (right margin): Cách mép phải từ 2cm
- Khoảng cách giữa các dòng cũng phải đặt theo tiêu chuẩn là 1.5 Lines
- Mật độ chữ chuẩn không cách quá xa, đạt chuẩn không đè nén lên nhau
- Về số trang: nên được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy.
1.3. Định dạng khổ giấy
- Khổ giấy tiêu chuẩn được sử dụng là khổ giấy A4 (Kích thước chuẩn là 210x297 mm).
- Sự thống nhất: Tất cả các phần trong bài luận đề chỉ sử dụng trong một khổ giấy và không sử dụng nhiều khổ giấy trong một bài luận. Nếu sử dụng nhiều khổ giấy trong bài luận bạn đọc rất dễ bị trừ điểm và điều này là không đáng có.
1.4. Định dạng tiêu đề
Định dạng tiêu đề là rất quan trọng và bạn đọc phải lưu tâm để không mắc lỗi ở phần này. Các tiêu đề sẽ đóng vai trò định hướng cho người đọc về nội dung sẽ được triển khai tiếp theo. Do đó, bạn đọc cần lưu ý các vấn đề dưới đây:
- Tiêu đề cần phải viết chữ hoa, in đậm, căn lề giữa
- Tiêu đề chương: Viết chữ thường, in đậm, căn lề giữa
- Tiêu đề 1.1, 2.1, 3.1,.. viết chữ thường, in đậm, căn lề trái
- Tiêu đề 1.1.1, 2.1.1,.. viết chữ thường, in nghiêng
Lưu ý : không dùng quá 4 chữ số trong luận văn
1.5. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
Bài luận văn sẽ thuyết phục hơn khi bạn đưa vào các minh họa như bảng biểu, hình vẽ, phương trình và các số liệu rõ ràng. Tuy nhiên, điều đó cũng đi kèm rất nhiều yêu cầu khắt khe để đảm bảo tính trung thực cũng như sự chuyên nghiệp của người viết bài luận.
- Bảng biểu, hình, đồ thị, sơ đồ cũng cần phải được đánh số theo từng loại và thứ tự của chương.
- Ví dụ: Hình 1.1, Hình 1.2,... sẽ gắn vào với các hình được thêm vào trong chương 1 của bài luận.
- Bảng 2.1, Bảng 2.2,... sẽ được sử dụng khi bảng nằm trong phần nội dung của chương 2 của bài luận.
- Bảng biểu, hình vẽ, phương trình và các dạng tương tự phải có tên, đơn vị tính, nguồn. Thường thì tên, đơn vị tính sẽ được đặt ở phía trên, còn các nguồn sẽ đặt ở phía dưới bảng biểu, hình vẽ, phương trình.
- Số phải được phân cách hàng nghìn bằng dấu chấm và phân cách dấu thập phân bằng dấu phẩy.
- Ví dụ: 2.890.674.347
- Không để bảng biểu, hình vẽ, phương trình và các dạng hình biểu thị số tương tự bị chia cắt thành hai trang. Điều đó có thể gây ra mất số liệu quan trọng và rất mất thẩm mỹ cho bài luận.
- Khi đặt số thứ tự ở phần này cũng không dùng quá 4 chữ số.
1.6. Định dạng trang bìa
- Trình bày trang bìa: Đối với nhiều bạn do chưa có kinh nghiệm nên đã chọn đóng bìa các tông màu xanh, chữ vàng nhưng điều đó đã vô tình làm cho phần bìa trở lên rất tối và khó nhìn. Thay vào đó, bạn đọc có thể lựa chọn đóng bìa ngoài là phim mica trong suốt. Bìa sau là bìa màu để còn có thể dán phong bì đựng đĩa.
- Phần trong bìa cần được trình bày đầy đủ các nội dung trang bìa bao gồm:
- Tên trường, tên khoa
- Logo trường
- Luận văn tốt nghiệp
- Chuyên ngành
- Tên đề tài
- Tên cán bộ hướng dẫn (học hàm, học vị)
- Tên giảng viên theo dõi (học hàm, học vị)
- Tên sinh viên thực tập, mã số sinh viên
- Địa điểm, thời gian hoàn thành báo cáo
Trên đây là những thông tin cần thiết và lưu ý khi trình bày một trang bìa cho bài luận văn tốt nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, bạn đọc có thể tham khảo các mẫu bìa luận văn tốt nghiệp từ Trung tâm để có thể tải về và sử dụng ngay cho bài luận văn của mình. Một bìa luận văn đẹp và ấn tượng chưa bao giờ là thừa đối với một bài luận văn đạt điểm cao và đánh giá tốt từ giảng viên.
1.7. Phụ lục của luận văn
- Phụ lục là những bảng, biểu, số liệu, sơ đồ, hình vẽ, kết quả điều tra, khảo sát nằm ở phần đầu hoặc cuối của bài luận có tác dụng chứng minh, minh họa cho các nội dung của luận văn.
- Phụ lục không được có dung lượng nhiều hơn phần nội dung chính của bài luận văn.
- Chỉ đánh số trang ở phụ lục đầu tiên, từ trang phụ lục thứ hai trở đi không đánh số trang
1.8. Trích dẫn và tài liệu tham khảo
- Các trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn tốt nghiệp được trình bày và biên soạn theo hệ thống trích dẫn APA.
- Đối với tác giả nước ngoài thì bạn đọc cần ghi chú tại nơi thông tin được trích dẫn họ tác giả cùng năm xuất bản của tài liệu tham khảo cũng như ghi chú tại nơi thông tin trích dẫn họ.
- Đối với tác giả là người Việt Nam, bạn đọc cần ghi lại tên đầy đủ của tác giả và năm xuất bản của tài liệu tham khảo.
- Các phần tài liệu này thường được trình bày ở cuối bài luận và trước phần phụ lục. Hãy liệt kê đầy đủ chi tiết từng tài liệu tham khảo sắp xếp chúng theo thứ tự ABC. Có hai cách trích dẫn, đó là trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp.
- Trích dẫn trực tiếp: là cách trích dẫn trong đó người viết dẫn nguyên văn trong ngoặc kép. Có thể là một phần, một câu văn hay một đoạn văn vào trong bài viết từ tác giả khác.
- Trích dẫn gián tiếp: nội dung trích dẫn không cần đặt vào dấu ngoặc kép, tuy nhiên phần trích nguồn tài liệu phải đặt vào dấu ngoặc đơn. Cần cẩn trọng với lối trích dẫn này, tránh diễn giải sai ý tưởng ban đầu của tác giả
- Ví dụ: Trần Văn A (2022, trang 20) cho rằng “việc không dẫn nguồn thông tin đầy đủ là một thực trạng khá phổ biến trong các khóa luận của sinh viên Việt Nam”.
- Trích dẫn gián tiếp: là viết lại một cụm từ hay ý tưởng của tác giả khác bằng từ ngữ riêng của mình.
- Ví dụ: Các khóa luận của sinh viên Việt Nam thường không tuân thủ quy định về dẫn nguồn tài liệu tham khảo (Nguyễn Văn A, 2022).
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, ... để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?
Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.
2. Bố cục của bài luận văn tốt nghiệp chi tiết
Các bài luận văn tốt nghiệp đại học với các đề tài và chuyên ngành khác nhau thì có những bố cục khác nhau tùy theo nội dung và ý tưởng mà người viết muốn triển khai. Nhưng thông thường, một bài luận văn tốt nghiệp luôn được trình bày với 3 nội dung chính.
2.1. Phần mở đầu
Phần mở đầu của luận văn đóng vai trò như là một cánh cổng dẫn lối cho người đọc đến với bài nghiên cứu của bạn và khơi gợi về chủ đề mà bạn muốn đề cập. Khi viết luận văn tốt nghiệp phần mở đầu phải bao gồm các vấn đề dưới đây:
- Tính cấp thiết của đề tài: Phần này cần nêu được lý do lựa chọn đề tài, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu đối với chủ thể và những đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Tổng quan đề tài nghiên cứu: Tóm tắt vấn đề nghiên cứu chính của các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của bạn nên có từ 5 bài, bao gồm cả nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ đó, sẽ rút ra kết luận đề tài nghiên cứu về tính độc nhất của đề tài lựa chọn?
- Mục tiêu nghiên cứu: Nêu mục tiêu nghiên cứu tổng quan và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là là gì? Là sự vật, hiện tượng hay tình huống nghiên cứu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu cần phải chỉ rõ phạm vi nghiên cứu cụ thể để việc nghiên cứu trở lên thuận tiện hơn.
- Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu mà bạn dự định sẽ sử dụng để thực hiện đề tài của mình.
- Kết cấu luận văn: Nêu các nội dung chính của bài nghiên cứu, hãy nêu ra tên các chương hay phần cụ thể được trình bày trong phần nội dung.
2.2. Phần nội dung
Đối với phần nội dung chính để trình bày luận văn tốt nghiệp đại học thường gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Trình bày các khái niệm và lý luận có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- Chương 2: Thực trạng đề tài nghiên cứu.
- Giới thiệu doanh nghiệp mà bạn nghiên cứu
- Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu tại doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng đề tài nghiên cứu.
- Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
- Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và phân tích các nhân tố môi trường bên trong của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu tại doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng đề tài nghiên cứu.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp
- Chương này có vai trò rất quan trọng và được đánh giá rất cao bởi người chấm.
- Trong phần này bạn đọc cần đưa ra các đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao những nhược điểm còn tồn tại tại công ty. Bao gồm các đề xuất với công ty và các ban ngành và cơ quan có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
2.3. Phần kết luận
- Phần kết luận sẽ là phần tổng hợp tất cả các nội dung mà bạn đã trình bày ở bên trên và rút ra kết luận cụ thể cho đề tài.
- Đối với phần này thì chúng ta sẽ không được thêm bất cứ lập luận hay giả thuyết nào cả để tránh làm loãng nội dung đã trình bày.
- Bạn đọc cũng có thể hiểu rằng phần kết luận chính là yếu tố sâu kết nội dung toàn bài lại với nhau, để lại ấn tượng nhất định đối với người đọc.
- 3 phần chính mà phần kết luận phải có mà bạn đọc nên chú ý gồm có:
- Kết luận vấn đề nghiên cứu và chỉ ra các đề xuất nghiên cứu tiếp theo
- Danh sách tài liệu tham khảo
- Phần phụ lục
Bố cục của một bài luận văn tốt nghiệp trên đây là tất cả những nội dung và các ý mà bạn nhất định phải có trong bài luận của mình. Để có thể hiểu rõ và tham khảo nhiều hơn bạn có thể xem các các phương pháp nghiên cứu trong luận văn từ Trung tâm để bổ sung hoàn chỉnh cho bố cục mà đề tài của mình đang làm. Đừng ngần ngại vì mẫu đề cương là hoàn toàn miễn phí nhé!
3. 5 sai lầm dễ gặp trong cách trình bày bài luận văn tốt nghiệp đại học
Một bài luận hoàn chỉnh thì cần người viết phải đảm bảo rất nhiều yêu cầu và đương nhiên là sẽ không thể tránh khỏi những lỗi nhỏ trong bài. Dưới đây là một vài lỗi mà nhiều bạn thường gặp phải trong bài luận và bạn nên biết để tránh mắc phải những lỗi này để có được bài luận văn tốt nhất.
3.1. Trích dẫn tài liệu không đúng
- Trích dẫn cụ thể: Chúng ta thường trích dẫn tất cả các tài liệu mà mình đã tham khảo từ tất cả các nguồn mà chưa chỉ rõ nằm ở phần nào và trang bao nhiêu. Việc đưa cụ thể nội dung trích dẫn sẽ giúp cho luận văn thuyết phục hơn trong mắt người chấm nên hãy chú ý phần này nhé.
- Trích dẫn sai tên tác giả nước ngoài: Điều này rất thường xảy ra bởi việc trích dẫn các tác giả nước ngoài là khác với các tác giả Việt Nam. Thường là sử dụng họ thay cho tên.
- Nếu tài liệu sử dụng ở dạng nguyên bản thì xếp sang mục tiếng nước ngoài, còn nếu đã được dịch sang tiếng Việt thì sắp xếp vào mục tài liệu tham khảo tiếng Việt theo thứ tự ABC.
3.2. Lỗi chính tả
- Lỗi này cũng rất thường xảy ra bởi số lượng từ trong bài là khoảng 3000 - 5000 từ và việc kiểm soát toàn bộ là rất khó.
- Để không gặp lỗi này bạn cần phải chú ý ngay từ khi đánh văn bản để giảm thiểu lỗi đến mức tối thiểu.
3.3. Viết tắt
- Bạn nên hạn chế việc viết tắt, khi bạn viết tắt thì phải mở ngoặc và đóng ngoặc (…) để giải nghĩa ngay từ các chữ viết tắt đầu tiên
- Sau đó liệt kê để đưa vào sau các trang danh mục các bảng, biểu, hình,... để nội dung không bị coi là không rõ ràng và không thuyết phục.
3.4. Văn phong không phù hợp
- Luận văn là đề tài nghiên cứu khoa học đòi hỏi sự nghiêm túc và chuyên nghiệp.
- Do đó, bạn cần phải sử dụng các ngôn từ có phần trang trọng hơn để phù hợp với bài luận thay vì cố gắng để gây sự chú ý bằng các ngôn từ không phù hợp.
- Điều này cũng đóng vai trò rất lớn cho thấy sự thuyết phục hơn trong trình bày.
3.5. Cấu trúc câu chưa chính xác
- Dấu chấm, dấu phẩy và cách ngắt dòng cần phải sử dụng hợp lý để không làm ngắt mạch đọc của người chấm và khiến bài luận của bạn trở lên kém chuyên nghiệp.
- Hãy cẩn trọng để không mắc phải lỗi rất nhỏ này mà ảnh hưởng đến nội dung toàn bài.
Xem thêm: Chi tiết cách viết lý do chọn đề tài từ A đến Z
Trên đây, Luận Văn 1080 đã hướng dẫn các bạn cách trình bày luận văn tốt nghiệp đại học một cách chi tiết nhất. Nếu có thắc mắc hoặc cần giúp đỡ vui lòng liên hệ SĐT: 096 999 1080. Email: luanvan1080@gmail.com, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp đại học tốt nhất.
Từ khóa » Bố Cục Một Luận Văn Tốt Nghiệp
-
Cách Trình Bày Luận Văn Tốt Nghiệp đại Học đầy đủ Chi Tiết Nhất
-
Quy định Về Bố Cục Nội Dung Của Luận Văn - Tri Thức Cộng Đồng
-
BỐ CỤC 1 BÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Nội Dung Chính Của Một Bài ...
-
Bố Cục Luận Văn Tốt Nghiệp Đại Học Hoàn Chỉnh Chi Tiết, Làm ...
-
Hướng Dẫn Cách Trình Bày Luận Văn Tốt Nghiệp đại Học Chuẩn Nhất
-
[PDF] HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
-
Hướng Dẫn Cách Trình Bày Luận Văn Tốt Nghiệp đại Học Chi Tiết
-
Cấu Trúc Bài Luận Văn Tốt Nghiệp - NHẬN VIẾT BÀI I NHANVIETBAI
-
Hướng Dẫn Cách Trình Bày Khóa Luận Tốt Nghiệp Chi Tiết Nhất
-
QUI ĐỊNH VỀ BỐ CỤC VÀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ - 123doc
-
Quy Dinh Về Bố Cục Hình Thức Của Cuốn Khóa Luận Tốt Nghiệp - 123doc
-
[DOC] Bố Cục Trình Bày Luận Văn Tốt Nghiệp - 5pdf
-
[PDF] Quy định Về Trình Bày Khóa Luận Tốt Nghiệp Cử Nhân
-
Bố Cục Một Bài Tiểu Luận Như Thế Nào? - Wiki Luận Văn
-
[PDF] PHỤ LỤC 4: HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY LUẬN VĂN
-
[PDF] Cách Viết Và Trình Bày Luận Văn Cao Học Và Luận án Tiến Sĩ