Cách Trình Bày Luận Văn Tốt Nghiệp đại Học đầy đủ Chi Tiết Nhất
Có thể bạn quan tâm
Cách trình bày luận văn tốt nghiệp đại học là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn từ các bạn sinh viên năm cuối. Một bài luận văn có nội dung tốt đến mấy mà cách trình bày của bạn không đúng tiêu chuẩn, khoa học thì bài luận văn đó của bạn cũng sẽ không được đánh giá cao. Luận Văn Việt sẽ hướng dẫn bạn cách trình bày luận văn tốt nghiệp đại học sao cho logic và hợp lý.
Mục lục Ẩn- 1. Cách trình bày luận văn tốt nghiệp đại học chuẩn nhất
- 1.1. Định dạng chữ
- 1.2. Định dạng căn lề
- 1.3. Định dạng khác
- 1.4. Định dạng tiêu đề
- 1.5. Định dạng trang bìa
- 1.6. Tóm tắt khóa luận
- 1.7. Trích dẫn và tài liệu tham khảo
- 1.8. Kết luận của luận văn
- 2. Bố cục viết luận văn tốt nghiệp đại học chi tiết
- 2.1. Phần mở đầu
- 2.2. Phần nội dung chính
- 2.3. Phần kết luận
1. Cách trình bày luận văn tốt nghiệp đại học chuẩn nhất
Luận văn thể hiện kết quả cuối cùng của cả quá trình làm luận văn tốt nghiệp đại học. Đồng thời là một cơ sở quan trọng để các thầy giáo, hội đồng đánh giá và chấm điểm.
Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn trình bày luận văn tốt nghiệp cho bạn. Đây là cách trình bày luận văn tốt nghiệp tiêu chuẩn của hầu hết các trường đại học tại Việt Nam.
1.1. Định dạng chữ
Chữ Việt: Soạn thảo trên Win Word với bộ chữ unicode theo tiêu chuẩn TCVN-6909 để dễ lưu trữ, trao đổi, khai thác. Hoặc phông chữ ABC (Tuy nhiên đứng ở góc độ mĩ thuật văn bản thì phông chữ Việt Unicode chưa đẹp).
Chữ viết quy định là Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1.5. Hoặc cỡ chữ 14. Hoặc chữ Arial, cỡ chữ 12, cách dòng 1.5.
1.2. Định dạng căn lề
- Top margin (Lề trên) 3.5 cm, bottom margin (lề dưới): 3 cm, left margin (lề trái) : 3.5 cm, right margin (lề phải) : 2 cm.
- Line spacing ( khoảng cách giữa các dòng) 1.5 Lines
- Mật độ chữ chuẩn, không nén, không dãn cách
Đây có thể coi là định dạng căn lề chuẩn trong luận văn tốt nghiệp. Bạn không nên để lề to hơn là vì để chỗ cắt xén và chỗ cho giáo viên phản biện nhận xét.
1.3. Định dạng khác
- Khổ giấy tiêu chuẩn: khổ A4
- Số trang đặt ở vị trí đầu hoặc cuối của trang tùy thuộc vào quy định của từng trường
- Đối với đồ thị và biểu đồ thường được để đơn sắc và đánh dấu bằng các ký hiệu kẻ dọc, kẻ ngang, chấm bi và các tùy chọn khác có sẵn trong Microsoft Word
1.4. Định dạng tiêu đề
- Tiêu đề phần viết chữ hoa, in đậm, căn lề giữa
- Tiêu đề chương: Viết chữ thường, in đậm, căn lề giữa
- Tiêu đề 1.1, 2.1,3.1,.. viết chữ thường, in đậm, căn lề trái
- Tiêu đề 1.1.1, 2.1.1,.. viết chữ thường, in nghiêng
(Bạn không nên sử dụng số mục quá 4 chữ số trong luận văn)
1.5. Định dạng trang bìa
Có nhiều bạn do chưa có kinh nghiệm nên đã chọn đóng bìa các-tông màu xanh, chữ vàng nhưng không biết rằng làm như thế sẽ rất tối và khó nhìn. Thay vào đó, hãy đóng bìa ngoài là phim mica trong suốt. Bìa sau là bìa màu để còn có thể dán phong bì đựng đĩa. Gáy bìa nên viết tên sinh viên, lớp và tên luận văn để khoa và các thầy/cô dễ dàng trong việc tìm kiếm hơn.
1.6. Tóm tắt khóa luận
Trong phần tóm tắt nội dung khóa luận tốt nghiệp, bạn nên giới hạn trong khoảng 300 từ. Bởi vì phần này sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu lưu trên hệ thống máy tính để truy cập nhanh.
1.7. Trích dẫn và tài liệu tham khảo
Cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong luận văn được trình bày trong tài liệu này được biên soạn theo hệ thống trích dẫn APA.
Theo hệ thống này, bạn cần ghi chú tại nơi thông tin được trích dẫn họ tác giả (tác giả nước ngoài) cùng năm xuất bản của tài liệu tham khảo cũng như ghi chú tại nơi thông tin trích dẫn họ và tên đầy đủ của tác giả và năm xuất bản của tài liệu tham khảo (tác giả là người Việt Nam).
Tài liệu tham khảo bạn hãy trình bày ở cuối khóa luận, trước phần phụ lục nhé. Hãy liệt kê đầy đủ chi tiết từng tài liệu tham khảo sắp xếp chúng theo thứ tự ABC. Có hai cách trích dẫn, đó là trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp.
- Trích dẫn trực tiếp là cách trích dẫn trong đó người viết dẫn nguyên văn trong ngoặc kép. Có thể là một phần, một câu văn hay một đoạn văn vào trong bài viết từ tác giả khác. Ví dụ:
Trần Văn A (2010, trang 50) cho rằng “việc không dẫn nguồn thông tin đầy đủ là một thực trạng khá phổ biến trong các khóa luận của sinh viên Việt Nam”.
- Trích dẫn gián tiếp: là viết lại một cụm từ hay ý tưởng của tác giả khác bằng từ ngữ riêng của mình. Ví dụ:
Các khóa luận của sinh viên Việt Nam thường không tuân thủ quy định về dẫn nguồn tài liệu tham khảo (Nguyễn Văn A, 2010).
1.8. Kết luận của luận văn
Bạn phải để phần kết luận của luận văn ở một trang riêng, tổng hợp tất cả các kết luận rút ra được từ việc nghiên cứu đề tài cùng với một vài giải pháp chủ yếu nhất, những khuyến nghị, dự báo xu hướng phát triển, với độ dài từ 1-2 trang.
Những điều khẳng định hay kết luận cụ thể về các vấn đề chủ yếu được đề cập trong cả ba chương của luận văn. Tác giả rút ra được sau khi nghiên cứu, được đánh số thứ tự 1, 2, 3 … hay gạch đầu dòng (-) mà không kèm bất kỳ một lời bình luận nào.
Ví dụ: Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây: … Đây là phần rất quan trọng của luận văn, cùng với các kiến nghị đề xuất và giải pháp. Đây chính là kết quả nghiên cứu đề tài của bạn. Do vậy, bạn phải dành thời gian nghĩ kĩ để viết chính xác và cụ thể phần kết luận này.
Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ và biết cách viết luận văn tốt nghiệp sao cho đúng chuẩn, bạn có thể tham khảo dịch vụ nhận làm thuê luận văn tốt nghiệp của Luận Văn Việt. Với cam kết bảo mật thông tin khách hàng cùng mức giá ưu đãi có hạn, còn chần chừ gì mà không liên hệ tới chúng tôi!
2. Bố cục viết luận văn tốt nghiệp đại học chi tiết
Bố cục bài viết luận văn tốt nghiệp đại học gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, Nội dung chính và Phần kết luận.
2.1. Phần mở đầu
Mở đầu của luận văn được xem như cánh cổng dẫn lối cho người đọc đến với bài nghiên cứu của bạn. Khi viết luận văn tốt nghiệp phần mở đầu cần trình bày được các vấn đề sau:
- Tính cấp thiết của đề tài: Nêu được lý do lựa chọn đề tài, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu đối với chủ thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Tổng quan đề tài nghiên cứu: Tóm tắt vấn đề nghiên cứu chính của ít nhất 5 bài nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của bạn, bao gồm cả nghiên cứu trong và ngoài nước. Rút ra kết luận đề tài nghiên cứu có tính độc nhất hay không?
- Mục tiêu nghiên cứu: Nêu mục tiêu nghiên cứu tổng quan và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề nghiên cứu.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sự vật, hiện tượng hay tình huống nghiên cứu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu cần khoanh vùng cụ thể địa điểm nghiên cứu cụ thể để thuận tiện cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu mà bạn dự định sẽ sử dụng để thực hiện đề tài của mình. Có ba phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi đó là phương pháp logic; phương pháp diễn dịch và quy nạp; phương pháp lịch sử.
Tham khảo chi tiết bài viết: Phương pháp nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp phổ biến để có cái nhìn sâu hơn trong luận văn.
- Kết cấu luận văn: Nêu các nội dung chính của bài nghiên cứu, thường là tiêu đề ba chương của phần nội dung chính sau đây.
2.2. Phần nội dung chính
Nội dung chính để viết luận văn tốt nghiệp đại học thường gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Trình bày các khái niệm và lý luận có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Ví dụ: Với đề tài nghiên cứu “ Chiến lược phát triển thương hiệu bánh mì tươi tại công ty ZZZ”. Phần cơ sở lý luận sẽ gồm các ý: Khái niệm chiến lược thương hiệu; Chiến lược mở rộng thương hiệu; Chiến lược làm mới thương hiệu; Bảo vệ thương hiệu; Các yếu tố có ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thương hiệu.
Chương 2: Thực trạng đề tài nghiên cứu.
Trong chương này bạn cần trình bày các điểm chính sau:
- Giới thiệu doanh nghiệp mà bạn nghiên cứu: Giới thiệu chung; Quá trình hình thành và phát triển của công ty; Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và phân tích các nhân tố môi trường bên trong của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu tại doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng đề tài nghiên cứu.
Chương 3: Đề xuất giải pháp
Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao những nhược điểm còn tồn tại tại công ty. Bao gồm các đề xuất với công ty và các ban ngành; cơ quan có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
2.3. Phần kết luận
Tóm tắt nội dung chính, lý do chọn đề tài và nêu quan điểm cá nhân về tài nghiên cứu.
- Kết luận phải liên hệ với mục tiêu nghiên cứu từ đó đưa ra đề xuất.
- Trích nguồn tài liệu tham khảo theo quy định được trích dẫn trong bài viết luận văn tốt nghiệp.
- Phần phụ lục đưa ra những thông tin khác như bảng biểu, số liệu thống kê, dữ liệu thô…
Tham khảo thêm về Đề cương luận văn tốt nghiệp: Cách viết và Mẫu chi tiết để không bỏ lỡ bất kì con điểm nào!
Trên đây là chi tiết cách làm luận văn tốt nghiệp đại học dành cho sinh viên năm cuối. Hy vọng hướng dẫn của chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành luận văn tốt nghiệp hoàn hảo.
Nếu có thắc mắc về cách trình bày luận văn tốt nghiệp hãy liên hệ ngay với Luận Văn Việt. Liên hệ thông qua số điện thoại 0915 686 999 hoặc qua email luanvanviet.group@gmail.com. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giúp đỡ bạn.
2.8/5 (4 Reviews) Lưu Hà Chi( Content Leader )CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.
Post Views: 18.795Từ khóa » Khoảng Cách Luận Văn
-
Hướng Dẫn Căn Lề Chuẩn Trong Luận Văn Tốt Nghiệp
-
Trình Bày Và định Dạng Luận Văn đại Học, Cao Học - HOCTHUE.NET
-
[DOC] FORTMAT CHUNG CHO TIỂU LUẬN VÀ LUẬN VĂN
-
Tổng Quan Các Bước định Dạng Format Báo Cáo - Luận Văn đúng ...
-
Hướng Dẫn Cách Trình Bày Tiểu Luận Trong Word Chuẩn Nhất - LinkedIn
-
[PDF] QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC ĐỐI VỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ
-
Cách Trình Bày Tiểu Luận, Khóa Luận Trong Word Chuẩn đẹp Nhất
-
Những Quy định Về Trình Bày Luận Văn Thạc Sĩ Và Luận án Tiến Sĩ
-
Hướng Dẫn Cách Trình Bày Khóa Luận Tốt Nghiệp Chi Tiết Nhất
-
[PDF] Quy định Về Cách Thức Trình Bày Luận Văn Thạc Sĩ.
-
[PDF] QUY CÁCH LUẬN VĂN THẠC SĨ - TRANG CHỦ - Sdh..vn
-
[PDF] Quy định Trình Bày Luận Văn Tốt Nghiệp đại Học
-
Hướng Dẫn Cách Trình Bày Luận Văn Thạc Sĩ Từ A - Z
-
Khoảng Cách Các Dòng Trong Luận Văn - Thả Rông