Cách Trình Bày Slide Luận Văn Thạc Sĩ ấn Tượng - Wiki Phununet

Khả năng thuyết trình hấp dẫn đem lại một lợi thế cho bạn trong NCKH. Bạn sẽ nổi bật trong đám đông cử tọa khi cho mọi người thấy sự tự tin và sức cuốn hút của bạn.

Cách tạo Slide thuyết trình Luận Văn ấn tượng

327672.jpg

1. Sử dụng tính năng Slide Master để tạo một mẫu thiết kế đơn giản và thống nhất. Bạn có thể thay đổi nội dung trình chiếu (nghĩa là kiểu danh sách liệt kê, cột văn bản, văn bản và hình ảnh), nhưng hãy thống nhất những yếu tố khác như kiểu chữ, màu chữ và hình nền.

2. Đơn giản hoá và giới hạn số lượng từ trong mỗi một slide. Khi làm slide, hãy nhớ tới công thức 6×6 (nghĩa là 6 chữ trong 1 hàng, 6 hàng trong 1 slide). Hãy sử dụng các cụm từ chính và chỉ đưa vào những thông tin quan trọng.

3. Giới hạn dấu câu và tránh viết hoa toàn bộ chữ. Để khoảng trống trên slide sẽ giúp khán giả dễ đọc hơn.

4. Sử dụng sự tương phản màu sắc giữa chữ và nền. Chữ tối màu và nền sáng màu là tốt nhất. Hình nền quá rắc rối sẽ khiến chữ khó đọc.

5. Tránh sử dụng những kiểu hiệu ứng sặc sỡ như là kiểu chữ bay vào. Những hiệu ứng kiểu này tưởng chừng như sẽ gây ấn tượng mạnh nhưng thực chất chúng khiến người nghe bị xao nhãng.

6. Lạm dụng những hiệu ứng đặc biệt như animation hay âm thanh sẽ khiến cho bài thuyết trình của bạn thiếu chuyên nghiệp và có thể ảnh hưởng xấu tới uy tín của bạn.

7. Sử dụng ảnh chất lượng cao để nhấn mạnh và bổ trợ cho thông điệp mà bạn muốn gửi tới người nghe. Hãy đảm bảo rằng các hình ảnh này vẫn giữ được sức ảnh hưởng và độ phân giải khi trình chiếu trên màn ảnh rộng.

8. Nếu cần phải sử dụng hiệu ứng, hãy để nội dung xuất hiện trên màn hình một cách thống nhất và đơn giản; từ trên hoặc từ bên trái là tốt nhất. Chỉ dùng hiệu ứng khi cần làm rõ quan điểm bởi chúng sẽ làm chậm bài thuyết trình của bạn.

9. Giới hạn số lượng slide. Những thuyết trình gia mà chỉ chăm chăm “lật” sang slide tiếp theo chắc chắn sẽ mất khán giả. Tốt nhất là chiếu mỗi slide trong 1 phút.

10. Học cách di chuyển giữa các slide. PowerPoint cho phép người thuyết trình nhảy cóc đến hoặc quay lại mà không phải trình chiếu lần lượt tất cả các slide.

11. Hãy biết làm thế nào để di chuyển tới VÀ quay lại trong bài thuyết trình và luyện tập kỹ năng này. Khán giả thường đề nghị xem lại slide trước.

12. Nếu có thể, xem trước slide của bạn trên màn hình mà bạn định dùng để thuyết trình. Hãy đảm bảo rằng slide của bạn dễ đọc cho dù khán giả ngồi ở hàng cuối cùng. Chữ và biểu đồ cần đủ lớn nhưng đừng quá to nếu không sẽ làm khán giả “giật mình”.

13. Có kế hoạch B phòng trường hợp gặp khó khăn về mặt kỹ thuật. Nhưng hãy nhớ rằng tài liệu phát tay cho khán giả sẽ không thể hiện được hiệu ứng trình chiếu.

14. Tập luyện với người khác.Người này chưa từng nhìn qua bài thuyết trình của bạn càng tốt. Hãy đề nghị họ thẳng thắn nhận xét về màu sắc, nội dung và bất kỳ hiệu ứng hay hình ảnh mà bạn đã đưa vào.

15. Đừng có nhìn slide mà đọc. Nội dung trong slide là dành cho khán giả, không phải cho người thuyết trình.

16. Đừng có nói với slide của bạn. Rất nhiều người thuyết trình mà mặt chỉ chăm chăm hướng vào màn hình trình chiếu thay vì hướng vào khán giả.

17. Đừng thấy có lỗi vì bất kỳ điều gì trong slide của bạn. Nếu bạn nghĩ là nó khó đọc thì đừng sử dụng.

18. Nếu có thể, hãy chạy slide trình chiếu từ ổ đĩa cứng thay vì từ ổ đĩa mềm. Chạy từ ổ đĩa mềm có thể làm chậm bài thuyết trình của bạn.

Kinh nghiệm bảo vệ luận văn bằng slide thuyết trình

Hãy làm cho giây phút đầu tiên trở thành đáng nhớ. Bắt đầu bài thuyết trình bảo vệ bằng lời chào cử tọa và Hội đồng, lời giới thiệu về nhóm và đề tài thật sâu sắc. Hãy trình bày với một giọng điệu hùng hồn nhất, thật tự tin và nên sử dụng công cụ giao tiếp bằng ánh mắt. Bạn nên đứng thẳng người, không nên quá phụ thuộc vào máy chiếu, chỉ nên liếc nhìn để lấy ý. Quân bình trọng lượng trên đôi chân để không phải nghiêng hay ngả người. Bạn chỉ nên dùng một tay duy nhất để cầm micaro, tay còn lại duỗi thoải mái và có những cử chỉ tự nhiên. Tránh xoa tay lên má, gãi đầu, vung tay bừa bãi… Hãy tạo phong cách riêng của mình, luôn tỏ ra linh hoạt khi phải theo một dàn ý tổng quát của đề tài, đừng nên đọc như một bài diễn văn đúng từng câu, từng chữ. Bạn là người hiểu rõ về đề tài của bạn nhất, hãy thuyết trình một cách tự tin. Bạn cũng cần phải biết lựa chọn, xây dựng cấu trúc bài bảo vệ hợp lý. Với một công trình nghiên cứu trong hơn 6 tháng mà chỉ được trình bày từ 15-20 phút vì vậy bạn phải hiểu rõ mình cần nói gì. Kinh nghiệm là bạn đừng nên sa đà vào chương lý luận, hãy trình bày khái quát và nên tập trung vào chương trực trạng và giải pháp. Nên dừng lại sau mỗi chương và có phần tiểu kết cũng như dẫn dắt vấn đề vào nội dung mới, cần thiết có thể đưa ra những ví dụ minh họa để làm sống động bài bảo vệ. Để thuyết trình thành công nội dung trình bày phải phù hợp, tập trung vào nội dung chính của đề tài, sử dụng các công cụ hỗ trợ khách quan như các bảng biểu, biểu đồ, lược đồ, hình ảnh, con số, dữ kiện cụ thể. Cách thức bạn mở đầu và kết thúc sẽ gây ấn tượng đến người nghe. Mở đầu tốt làm cho người nghe thấy thích thú, chú ý và đứng về phía bạn. Kết luận hay sẽ làm tăng tính thuyết phục của toàn bộ bài thuyết trình và để lại ấn tượng tốt cho người nghe. Khi trả lời câu hỏi của Hội đồng khoa học và của cử tọa hãy bảo vệ quan điểm của mình một cách lịch sự, khẳng định lập trường của mình. Lắng nghe câu hỏi cẩn thận và nếu cần nên ghi chép hay lặp lại câu hỏi. Nên cảm ơn người đặt câu hỏi và trả lời ngắn gọn, đi vào trọng tâm. Khi trả lời nhớ hướng vào mọi người, tránh trả lời cho một người. Khi bị bế tắc, hãy bình tĩnh để đặt ngược lại vấn đề cho người ra câu hỏi và khéo léo lôi cử tọa cùng tham gia giải quyết vấn đề. Nên lựa chọn câu hỏi để trả lời, nếu không thể trả lời câu hỏi thì nên nên báo cho người đặt câu hỏi biết bạn sẽ xem xét và trả lời trong thời gian cụ thể. Đối với các câu hỏi ác ý bạn phải tập trung vào vấn đề và cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình. Có thể bạn sẽ rất hồi hợp, hãy khắc phục nó bằng cách đi từ từ đến vị trí trình bày, kiểm tra sắp xếp tài liệu trước khi trình bày, hít sâu thở chậm và nói từ từ, nắm chặt tay rồi thả lỏng cáng chậm càng tốt. Nếu như bạn chuẩn bị tốt, tập luyện trước thì chắc chắn bạn sẽ tự tin hơn. Tóm lại, để bảo vệ đề tài thành công bạn phải sử dụng kỹ năng thuyết trình, thuyết phục của mình bằng một giọng nói rõ ràng, dễ nghe, ngôn ngữ cử chỉ hợp lý và sử dụng tốc độ âm lượng vừa phải, biết sử dụng hiệu quả các công cụ truyền thông.. Bạn phải thật sự tự tin và cuốn hút. Hãy cố gắng tập luyện và vượt qua sự hồi hợp lo lắng ban đầu.

Những lưu ý khi làm slide

?name=Icon PowerPoint web Cách soạn powerpoint slide   Kỹ năng trình bày

1. Cẩn thận với PowerPoint

Nếu chúng ta có 20 hộp sơn, chúng ta không tự nhiên trở thành họa sĩ. Tương tự, nếu chúng ta có 20 slides, chúng ta không hẳn có một bài báo cáo – mà chỉ là một loạt slides. Để có một báo cáo tốt, tác giả đòi hỏi phải thực tập rất nhiều.

Một trong những vấn đề của PowerPoint là tính đồng dạng. Ba đặc điểm sau đây làm cho báo cáo khó theo dõi:

  1. Những slide đều có một format giống nhau
  2. Dùng điểm bullet trong mỗi slide
  3. Dùng một màu nền duy nhất
  4. Mỗi slide cần phải có một tựa đề

Đặc điểm 1-3 có thể làm cho người theo dõi mệt mỏi, vì lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu được, cố gắng sáng chế ra nhiều màu nền khác nhau để dùng trong bài nói chuyện; nếu không có nhiều màu nền, thì chỉ dùng màu nền hết sức đơn giản.

Tựa đề trên mỗi slide cũng giống như bảng chỉ đường. Bảng chỉ đường dẫn dắt câu chuyện một cách logic và lí thú. Do đó, tác giả cần phải suy nghĩ cách đặt tựa đề cho mỗi slide sao cho đơn giản nhưng đủ để khán giả biết mình đang ở đâu trong câu chuyện. Sau đây là vài hướng dẫn cho cách soạn slide.

2. Mỗi slide chỉ nên trình bày một ý tưởng

Đây là điều quan trọng: một slide chỉ nên trình bày một ý tưởng, không nên nhồi nhét hơn một ý tưởng vào một slide. Do đó, tất cả những bullet, dữ liệu, hoặc biểu đồ trong slide chỉ nên dùng để yểm trợ cho ý tưởng chính.

Ý tưởng của slide có thể thể hiện qua tựa đề của slide. Nếu tựa đề slide không chuyển tải được ý tưởng một cách nhanh chóng, thì diễn giả sẽ phải tốn thì giờ giải thích, và có thể làm loãng hay làm cho khán giả sao lãng vấn đề.

3. Slide trình bày theo công thức n x n

Một slides có quá nhiều chữ (text) sẽ làm khán giả khó theo dõi và ý tưởng bị loãng. Mỗi slide, nếu chỉ có chữ, thì nên tuân thủ theo công thức “n by n”. Công thức này có nghĩa là nếu quyết định mỗi slide có 5 dòng chữ thì mỗi dòng chỉ nên có 5 chữ. Một slide không nên có quá 6 dòng chữ (n < 7).

4. Viết slide theo công thức telegraphic

Giữa đọc và nghe, cái nào làm cho khán giả dễ theo dõi hơn? Câu trả lời là đọc, bởi vì đọc đòi hỏi ít nỗ lực hơn là nghe. Nếu diễn giả soạn slide với quá nhiều chữ, thì khán giả sẽ đọc chứ không nghe. Nhưng diễn giả cần khán giả phải nghe hơn là đọc (vì họ có thể đọc bài báo hay báo cáo khoa học chi tiết hơn). Do đó, soạn slide ngắn gọn sẽ giúp khán giả tiêu ra ít thì giờ đọc và dành nhiều thì giờ lắng nghe diễn giả.

Cách viết slide tốt nhất là cách viết telegraphic. Đó là cách viết ngắn gọn, như phóng viên đặt tựa đề bản tin. Nói cách khác, đó là cách viết không tuân theo văn phạm Anh ngữ, không cần phải có một câu văn hoàn chỉnh. Cụ thể là tránh dùng mạo từ (the, a/an) và cố gắng viết ngắn, bỏ những chữ không cần thiết.

Ngoài ra, cố gắng chọn những chữ ngắn nhất, những câu văn ngắn nhất (nếu có thể). Chẳng hạn như:

Thay vì viết Thì nên viết
Regarding On
However But
Furthermore Also
Consequently So
Necessary Needed

Có thể lấy vài ví dụ để minh họa cho cách viết ngắn như sau:

Thay vì viết Thì nên viết
We needed to make a comparison of x and y We needed to compare x and y
There is a possibility that X will fail X may fail
Evaluating the component Evaluating components
The user decides his/her settings Users decide their settings
The activity of testing is a laborious process Testing is laborious
No need for the following No need for
Various methods can be used to solve this problem such as Methods:

5. Dùng bullet

Bullet thường hay được sử dụng trong các bài nói chuyện bằng powerpoint, nhưng cần phải cân nhắc không nên dùng quá nhiều bullet trong một bài nói chuyện. Nguyên tắc căn bản là không lặp lại những từ trong các bullet. Ví dụ, thay vì viết

The advantages of using this system are
  • it will enable researchers to limit the time needed in the laboratory
  • it will help researchers to find the data they need
  • it will permit researchers to produce more accurate results

thì nên viết ngắn gọn hơn như sau:

Advantages for researchers:
  • limits lab time
  • finds relevant data
  • produces more accurate results

hay thậm chí đơn giản và chuyên nghiệp hơn:

The system enables researchers to➢ limit lab time

➢ find relevant data

➢ produce more accurate results

6. Dùng biểu đồ và hình ảnh

Người xưa có câu “một hình có giá trị bằng hàng vạn chữ” để nói lên tầm quan trọng của biểu đồ. Thật vậy, chúng ta thường nhớ biểu đồ hơn là nhớ những bảng số liệu chi chít. Chúng ta cũng dễ cảm nhận và có ấn tượng với biểu đồ hơn là con số. Biểu đồ có giá trị rất lâu, và người ta thường trích dẫn biểu đồ trong các hội nghị khoa học. Do đó, cần phải đầu tư thời gian để suy nghĩ về cách trình bày biểu đồ một cách có ý nghĩa.

Có nhiều dạng biểu đồ và mỗi dạng chỉ có thể áp dụng cho một tình huống cá biệt. Một số hướng dẫn chung có thể tóm lược như sau:

Loại biểu đồ Mục đích Tối đa
Hình tròn (Pie chart) Phần trăm, cơ cấu 3 – 5 slides
Biều đồ thanh (bar chart) Dùng để so sánh, tương quan, xếp hạng 5 – 7 slides
Biểu đồ tán xạ (scatter plot) Mô tả biến đổi theo thời gian, mối tương quan 1 – 2 slides
Bảng số liệu So sánh số liệu 3 cột và 5 dòng
Hình ảnh cartoons Minh họa 1 – 2 slides

Trong mỗi biểu đồ hay bảng số liệu, cần phải chú ý định danh và đơn vị của trục hoành và trục tung. Biểu đồ hay bảng số liệu nên được thiết kế một cách đơn giản và “chiến lược” (tức nhắm vào điểm cần trình bày), không nên quá tham vọng và làm loãng chủ đề hay điểm chính của bài nói chuyện.

Nên tránh dùng hình hoạt họa, vì những hình ảnh này có thể làm giảm sự trang trọng của bài nói chuyện. Hình hoạt họa dùng không đúng chỗ và đúng cách cũng làm cho người xem cảm thấy khó theo dõi thông điệp chính của bài nói chuyện.

7. Font và cỡ chữ

Có hai nhóm font chữ chính: nhóm chữ không có chân (sans serif) và nhóm có chân. Nhóm sans serif bao gồm Arial, Comic Sans, Papyrus, v.v. Nhóm font chữ có chân bao gồmTimes New Roman, Courier, Script, v.v. Nhiều nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng font chữ sans serif thường dễ đọc. Người đọc tiêu ra ít thời gian để đọc các font chữ như Arial hơn là Times hay Times New Roman. Chính vì thế mà các “đại gia” internet như Google, yahoo, Firefox, Amazon, YouTube, v.v. đều dùng font chữ Arial, hay các font tương tự.

Về cỡ chữ (size), phần lớn các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cỡ (size) từ 18 trở lên. Nếu dùng font chữ với cỡ <18 khán giả sẽ khó đọc, nhất là trong các hội trường rộng. Riêng phần tựa đề, cỡ font chữ phải 40 đến 50. Tuy nhiên, trong trường hợp phải trình bày tài liệu tham khảo thì font size khoảng 12-14 có thể chấp nhận được.

Không bao giờ dùng chữ viết hoa như THIS IS A TEST. Chữ viết hoa được hiểu là la hét, mất lịch sự. Ngoài ra, chữ viết hoa cũng khó đọc và khó theo dõi. Tuy nhiên, có thể viết nghiêng hay tô đậm (bold-faced), nhưng đừng nên lạm dụng những cách viết này. Chỉ dùng gạch đít khi cần nhấn mạnh một điều gì quan trọng; nếu không thì nên tránh cách viết này.

8. Màu

Chọn màu cho chữ cũng là một nghệ thuật. Màu đỏ và màu cam là màu “high-energy” nhưng rất khó tập trung. Màu xanh lá cây, xanh nước biển, và nâu là những màu “ngọt dịu”, nhưng khó gây chú ý. Màu đỏ và xanh lá cây có thể khó thấy đối với những người với hội chứng mù màu.

Cách chọn màu còn tùy vào bối cảnh và môi trường. Cũng cần phân biệt màu chữ (text color) và màu nền (background color). Tựu trung lại, kinh nghiệm cho thấy:

  • Nếu hội trường nhỏ hay giảng dạy (lecture): chọn chữ màu tối trên nền sáng. Ví dụ như chữ màu đen hay màu xanh đậm và nền trắng;
  • Nếu hội trường rộng lớn: chọn chữ sáng trên nền tối, như chữ màu trắng / vàng trên nền xanh đậm.

Tránh slide với chữ màu xanh lá cây và màu nền đỏ (hay chữ màu đỏ trên nền màu xanh lá cây),vì rất nhiều người bị mù màu với sự kết hợp này. Nói chung tránh chọn màu nền đỏ vì đây là loại màu “high energy” dễ làm cho mắt bị mệt và khó theo dõi.

Cách chọn phông nền cho slide đẹp và chuyên nghiệpCách chọn theme cho powerpoint thêm sinh độngCách trang trí slide powerpoimt ấn tượngCách chọn phông nền cho slide đẹp và chuyên nghiệpCách tạo slide showHướng dẫn tạo slide ảnh Cách thuyết trình bằng tiếng Anh (ST)

Từ khóa » Cách Viết Slide Thuyết Trình Luận Văn Thạc Sĩ