Cách Trình Bày Tiểu Luận, Khóa Luận Trong Word Chuẩn đẹp Nhất

Tiểu luận là một trong những bài tập mà bất kì sinh viên nào cũng phải làm ít nhất 1 lần. Để đánh giá một bài tiểu luận tốt và chỉn chu hay không, giảng viên không chỉ dựa vào nội dung, mà còn dựa vào cách trình bày tiểu luận trên bản Word, và đây cũng là khó khăn cho nhiều sinh viên. Trong bài viết này, Gitiho sẽ hướng dẫn bạn cách trình bày tiểu luận trong ứng dụng tin học văn phòng Word sao cho chuẩn đẹp và chuyên nghiệp nhất, giúp bạn đạt được điểm số cao.

Xem thêm: Cách để trình bày tiểu luận, khóa luận đẹp mắt nhờ các khóa học Word cơ bản này

WOG01 - Tuyệt đỉnh Microsoft Word - Chuyên gia soạn thảo văn bản
G-LEARNING 299,000đ 799,000đ Đăng ký Học thử

XEM NHANH BÀI VIẾT

  • 1 Yêu cầu tổng thể đối với việc trình bày tiểu luận
  • 2 Cách trình bày tiểu luận trong Word chuẩn đẹp nhất
  • 3 Tổng kết

Yêu cầu tổng thể đối với việc trình bày tiểu luận

Về hình thức

Định dạng font chữ:

  • Sử dụng font chữ Times New Roman
  • Cỡ chữ: 13 - 14pt
  • Mật độ chữ bình thường, không co hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các ký tự và các chữ
  • Không sử dụng định dạng gạch chân (Underline) cho những từ ngữ cần nhấn mạnh hoặc các tiểu mục
  • Dãn dòng: Dãn dòng ở chế độ 1,5 lines
  • Căn lề: Căn lề theo thứ tự: Lề trái 3,5 cm (cách khoảng rộng để chừa chỗ đóng gáy); Lề trên: 2,5 cm; Lề dưới: 3 cm; Lề phải: 2 cm. Thông thường, trong Word, đơn vị đo sẽ được để mặc định là Inches. Nếu muốn đổi đơn vị đo sang centimeters để thuận tiện trong các thao tác định dạng trong trình bày tiểu luận, bạn hãy vào thẻ File > Options > Advanced. Ở phần Display bạn đổi đơn vị đo thành Centimeters ở dòng Show measurements in units of.
Cách trình bày tiểu luận, khóa luận trong Word chuẩn đẹp nhất

Đánh số trang khi trình bày tiểu luận trong Word, số trang được đánh ở cuối trang, căn lề giữa.

Cách trình bày tiểu luận, khóa luận trong Word chuẩn đẹp nhất

Không chèn headers & footers các tiêu đề hoặc tên đề tài ở đầu hoặc cuối văn bản.

Tiểu luận được đóng thành quyển, bìa giấy màu. Nội dung tiểu luận và trang bìa phụ được in trên một mặt giấy trắng khổ A4. Để thay đổi khổ giấy trong Word, ta vào thẻ Layout > Size > A4 (210 x 297mm)

Cách trình bày tiểu luận, khóa luận trong Word chuẩn đẹp nhất

Xem thêm: Hướng dẫn loại bỏ toàn bộ Header và Footer trong Word

Cách trình bày tiểu luận trong Word chuẩn đẹp nhất

Trình bày chương, mục, tiểu mục của tiểu luận

  • Quy tắc ghi số của chương - mục - tiểu mục: Các chương được ghi bằng chữ số thường (1,2,3,..). Dưới chương là mục gồm 2 chữ số (Ví dụ: 1.1). Dưới mục là nhóm tiểu mục gồm 3 chữ số (Ví dụ: 1.1.1). Dưới nhóm tiểu mục là các tiểu mục gồm 4 chữ số. Việc đánh số này giúp người đọc có thể biết được đang đọc tới phần nào của tiểu luận. Ví dụ: 1.2.3.2 nghĩa là tiểu mục số 2, nhóm tiểu mục 3 trong mục 2 của chương 1.
Cách trình bày tiểu luận, khóa luận trong Word chuẩn đẹp nhất
  • Mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục
  • Tên các chương, mục, tiểu mục cần ngắn gọn, rõ ràng, không đa nghĩa
  • Khi trình bày tiểu luận, không để tên chương, mục hoặc tiểu mục ở dòng cuối cùng của trang văn bản. Nếu còn sót lại 1 dòng cuối cùng của trang hiện tại, hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter để ngắt trang và bắt đầu ghi tên chương/mục/tiểu mục kế tiếp ở trang tiếp theo.
  • Phụ lục, tài liệu tham khảo: Sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13.

Trình bày bảng biểu, hình vẽ, biểu đồ,...trong tiểu luận

  • Khi trình bày tiểu luận trong Word, cần đánh số cho bảng biểu, hình vẽ, biểu đồ để dễ dàng theo dõi. Số của bảng biểu, hình vẽ, biểu đồ....được đánh theo số chương. Ví dụ: Bảng 2.3 nghĩa là bảng thứ 3 trong chương 2.
  • Tên, đầu đề của bảng biểu được ghi ngay phía trên bảng; Tên, đầu đề của hình vẽ, biểu đồ được ghi ngay phía dưới biểu đồ, hình vẽ.
  • Các hình vẽ, đường viền của bảng, đồ thị cần được trình bày bằng màu đen để dễ dàng nhìn.
  • Trong phần nội dung, khi đề cập đến bảng biểu hoặc biểu đồ nào đó, cần nêu rõ số của biểu đồ, hình, bảng biểu đó (Ví dụ: "...được thể hiện trong hình 2.3") , không được viết là “...được thể hiện trong hình vẽ dưới đây”

Trình bày tài liệu tham khảo và trích dẫn trong tiểu luận

Nếu đoạn trích ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng chữ đánh máy thì có thể đặt ngay trong phần đoạn văn đang viết và sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu đoạn trích dài hơn thì cần tách phần trích dẫn ra thành đoạn riêng, lùi lề trái 2cm và không cần sử dụng dấu ngoặc kép.

Khi trình bày các tài liệu tham khảo, chú thích, cần xếp riêng các tài liệu theo từng ngôn ngữ, theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của mỗi nước.

Nếu tài liệu không có tên tác giả mà là tư liệu từ các cơ quan, tổ chức, cần xếp theo thứ tự ABC theo từ đầu tiên của tên cơ quan, tổ chức đó.

Nếu tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án, báo cáo… khi trình bày tiểu luận phần liệt kê tài liệu tham khảo, cần ghi đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên tác giả (Cá nhân hoặc cơ quan ban hành) (Năm xuất bản)
  • Tên sách, luận án hoặc báo cáo dùng đê trích dẫn (in nghiêng)
  • Nhà xuất bản
  • Nơi xuất bản
  • Ví dụ: Michael Porter (2018), Chiến lược cạnh tranh, NXB Tuổi trẻ, Hà Nội
  • Nếu tài liệu tham khảo là bài báo, tạp chí, khi trình bày tiểu luận phần liệt kê tài liệu tham khảo, cần ghi đầy đủ các thông tin sau:
    • Tên tác giả (Năm công bố)
    • "Tên bài báo/tạp chí" (Đặt trong dấu ngoặc kép)
    • (Số)
    • Các số trang
    • Ví dụ: Đỗ Huy(1990), “ Về bản sắc dân tộc của văn hoá ”, Tạp chí Triết học, (Số 1), tr8
  • Nếu tài liệu được thu thập từ các nguồn trên Internet, khi trình bày tiểu luận phần liệt kê tài liệu tham khảo, cần ghi đầy đủ các thông tin sau:
    • Tên tác giả (Thời gian công bố)
    • Tên tài liệu
    • Địa chỉ website
    • Đường dẫn tới nội dung
    • Thời gian trích dẫn
    • Ví dụ: Gitiho Learning 4 (2021), "Cách thiết lập quyền chỉnh sửa bảng tính", https://gitiho.com/blog/cach-thiet-lap-quyen-chinh-sua-bang-tinh-tren-google-sheets.html, 26/06/2021.
  • Khi trình bày tiểu luận, phần chú thích tài liệu trong nội dung cần trình bày ngay sau nội dung cần chú thích, trong dấu ngoặc vuông [ ], không được chú thích ở cuối trang.

Những điều cần lưu ý khác khi trình bày tiểu luận trong Word

  • Phần phụ lục: Bao gồm những nội dung để minh họa cho nội dung tiểu luận như Mẫu phiếu khảo sát, bảng thống kê,....
  • Về viết tắt: Không được làm dụng chữ viết tắt khi trình bày tiểu luận. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần xuyên suốt tiểu luận. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Cần có danh mục các chữ viết tắt ở đầu phần nội dung để người đọc có thể nhận biết

Tổng kết

Như vậy, trong bài viết này, Gitiho đã giới thiệu tới bạn những nguyên tắc và lưu ý khi trình bày tiểu luận trong Word. Đây là những nội dung vô cùng quan trọng để bạn có thể trình bày tiểu luận hay khóa luận tốt nghiệp một cách chuẩn, đẹp và chuyên nghiệp nhất.

Bên cạnh đó, để trình bày văn Word đẹp mắt và chuyên nghiệp cho mọi loại giấy tờ, bạn có thể tham khảo các học Word cơ bản đến nâng cao của Gitiho chẳng hạn như Tuyệt đỉnh Microsoft Word - chuyên gia soạn thảo văn bản. Hiện tại khóa này đang được giảm 62%, đăng ký ngay để được nhận ưu đãi nhé.

Chúc bạn áp dụng thành công!

Từ khóa » Cách Căn Lề Trong Bài Tiểu Luận