Cách Trình Bày ý Tưởng Logo Chuyên Nghiệp - Wiki Phununet
Có thể bạn quan tâm
CÁCH TRÌNH BÀY LOGO
1. Hình thức cổ điển
- Logo của các công ty, tổ chức lâu đời, các hãng rượu bia, các câu lạc bộ bóng đã… Thành lập từ lâu (khoảng giữa thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20).
+ Phức tạp về bố cục, màu sắc, đường nét.
+ Thường dùng hình tượng các con thú như: sư tử, cọp… Lấy ý tưởng từ trong câu chuyện thần thoại: ôm lấy cái khiên trên đó vẽ hình tượng trưng công ty, tổ chức đó.
+ Hoặc là hình tượng được thiết kế trong một vòng trọn, tên của tổ chức, công ty được vẽ xung quanh cái vòng tròn ấy (hình thức một huy hiệu).
- Hiệu quả thẩm mỹ không cao, khó nhớ. Khó phân biệt với các logo khác cũng sử dụng hình thức này mang tính thông tin không cao, không thuận lợi trong việc in ấn, quảng cáo.
- Hiện nay, một số logo sử dụng hình thức này mang đường nét, bố cục được tiết giảm hơn hoặc kết hợp với hình thức hiện đại: đưa hình ảnh của công ty đến chúng một cách đáng nhớ.
2. Hình thức hiện đại – Không có sự bắt buộc, quy định về hình thức bên ngoài như hình thức cổ điển.
- Đòi hỏi một sự đơn giản về hình tượng, tối giản hơn về màu sắc.
- Đường nét không rối rắm, bố cục đẹp mang tính thẩm mỹ cao.
- Gây ấn tượng, hiệu quả thông tin lớn, ưu điểm trong kinh doanh, giao lưu quốc tế.
3. Kết hợp các hình thức cổ điển, hiện đại
- Cổ điển:
+ Sự tinh tế.
+ Sự lãng mạn.
+ Tính chất cổ điển trong hình tượng, nét chữ.
-Hiện đại:
+ Đơn giản.
+ Hiệu quả tăng. Tính thông tin giảm.
Ví dụ: Logo Coca Cola. Dáng chữ bay bướm, cổ điển. Nét cọ dưới những chữ như biến thành một chữ ky 1. Một sự tinh tế hoàn hảo. Đồng thời, nét cọ tạo thành sợi ruban xoắn, một không gian ba chiều sẽ được dựng lên, mênh mang, lai láng, lãng mạn, tinh tế, hàm súc, gợi cảm.
- Trên thực tế, Mỗi logo có thể kết hợp hình thức này trong hình thức kia tạo nên một sự hấp dẫn riêng biệt.
Tóm lại
- Một logo đẹp, tạo được ấn tượng là:
+ Kết hợp một cách hoàn hảo tất cả những yếu tố về hình thức, hình tượng, màu sắc, kiểu, tên gọi.
+ Kết hợp thành một thể thống nhất, đơn giản mà quyến rũ, gãy gọn và mang tính chất thông tin cao.
+ Tạo nên sự biểu cảm.
Quy cách thiết kế logoPhác thảo - Yếu tố cần thiết trong thiết kế Logo
Một quá trình bình thường của việc thiết kế là tiến hành thiết kế trước rồi sau đó máy tính mới bắt đầu được sử dụng để phác họa ý tưởng và hoàn thiện ý tưởng đó. Tuy nhiên, từ khi computer trở thành một phần chủ yếu của việc thiết kế thì nhiều designer mất đi thói quen phác thảo trước khi họ bắt đầu đồ án nữa mà dựa hoàn vào các phần mềm máy tính.
Các phần mềm đã giúp cho quá trình thiết kế logo nhẹ nhàng hơn rất nhiều nên cũng dễ hiểu tại sao một vài người đã lạm dụng nó và bỏ bớt đi khâu vẽ phác họa hay hay bảng diễn giải ý tưởng, những bản phân cảnh (story boards). Nhưng điều đó thật khó được chấp nhận trong quan điểm của thiet ke logo. Nó cũng giống như việc 1 nhà thiết kế thời trang bắt tay vào may mà không biết kiểu dáng đó trông như thế nào hay như hoạ sĩ vẽ fim hoạt hình bắt dầu làm việc trên máy tính mà chưa có story board. Trên thực tế, một số nhà thiết kế khi làm việc chung trong một nhóm chỉ quan tâm đến việc mình là người có bộ óc sáng tạo duy nhất khi được giao bất cứ kế hoạch nào mà không để ý rằng điều quan trọng nhất là làm cách nào để đưa ý tưởng ra cho mọi người hiểu một cách hiệu quả nhất.
Dĩ nhiên vạch rõ phương hướng cho kế hoạch không có nghĩa là bạn nhất thiết phải đưa và trình bày cho khách hàng thấy bản vẽ phác thảo của mình, chỉ cần bạn có một buổi cùng các đồng nghiệp tập trung mở rộng ý tưởng cho kế hoạch là đủ . Bất kì designer nào khi làm việc trong môi trường nhóm (team-work) cũng đều được yêu cầu phải có khả năng đưa ra bản phác họa cho quá trình ý tưởng của họ. Nếu 1 designer không thể cho thấy rằng họ có khả năng sắp đặt trước cho 1 đồ án hay đưa ra nhiều giải pháp thực hiện khác nhau, trưởng nhóm hay nhà tuyển dụng sẽ nhanh chóng kiếm người khác thay thế. Khi một vài người nói rằng họ có thể thực hiện toàn bộ bản phác thảo trong đầu thì đó là một điều hoàn toàn không ổn, và gây ra những khó khăn và trở ngại khi làm việc chung với những người còn lại trong nhóm làm việc.
Trong những khoảng thời gian mà bạn không ngồi ở bàn làm việc, chỉ cần một tập giấy để ghi chép và một cây viết là bạn có thể nhanh chóng phác họa lại những hình ảnh của những ý tưởng đến bất chợt để rồi khi trở lại với công việc bạn có thể bổ sung những ý tưởng đó 1 cách trọn vẹn hơn. Đây là một cách rất hay và thông dụng, nó giúp ích rất nhiều cho việc phác thảo.
Khía cạnh quan trọng nhất của viêc phác thảo là phải tôn trọng quá trình tiến triển của óc sáng tạo, giao phó ý tưởng cho nó và công nhận kết quả của nó. Để có khả năng đưa ý tưởng vào thực hiện trên máy tính bạn phải có trí óc sắc bén và trí nhớ tốt, tuy nhiên cũng có thể là do bạn lười phác thảo. Nếu không tập dợt thói quen phác thảo ngay từ đầu thì chắc chắn là bạn sẽ tự đặt mình vào tình thế bất lợi khi mà một designer hay một khách hàng, giáo viên, một nhà chỉ đạo nghệ thuật hay một người lãnh đạo nào đó muốn xem quá trình phát triển ý tưởng trong dự án và chắc chắn một điều rằng khi bạn nói rằng tất cả những ý tưởng đó đều nằm trong đầu bạn., điều đó không đủ làm cho họ tin vào năng lực của bạn. Và nếu đang thực hiện một dự án tốt thì chắc chắn bạn có thể chứng tỏ rằng bạn không cần phải phác thảo, nhưng điều cần lặp lại rẳng nó chỉ có thể được khi bạn làm việc độc lập. Những chỉ đạo nghệ thuật, những nhà thiết kế lâu năm hay nhà quản trị dự án (project manager) chắc chắn sẽ nói cho bạn biết sự quan trọng của những gì bài viết này đang đề cập đến. Hãy dành thời gian để hỏi xem những đồng nghiệp xung quanh rằng tại sao họ lại coi trọng viêc phác thảo đến vậy.
Không cần phải là 1 nghệ sĩ phác họa tài giỏi bạn vẫn có thể tận hưởng những thành quả mà mình đã nỗ lực đạt được. Hãy tập thói quen đưa tất cả mọi ý tưởng lên mặt giấy và phát triển nó.
Các phương pháp thiết kế logo
Biểu Tượng Phương pháp thiết kế này là một biểu tượng không kèm theo văn bản. Biểu tượng phải tự nó truyền tải được thông điệp, điều quan trọng là thông điệp phải rỏ ràng. Phương pháp thiết kế này hiếm thấy trong nền kinh tế hiện nay. Những thiết kế này thường thấy xuất hiện trên cờ, quốc huy, trong biểu tượng tôn giáo, … Văn Bản Những biểu tượng ít cám xúc nhất là biểu tượng chỉ có tên công ty và viết tắt bằng những ký tự. Sử dụng hiệu ứng 3 chiều (3D) là phổ biến nhất, thậm chí những font chữ bình thường dễ làm người ta nhàm chán và ít gây ấn tượng. Biểu tượng kết hợp với văn bản Phương pháp thiết kế này được xem là hoàn hảo nhất trong thời điểm hiện nay. Nó mang nhiều hàm ý về nghệ thuật maketing hiệu quả nhất vì nó bao gồm ấn tượng của hình vẽ cách điệu công với câu khẩu hiệu (slogan) hoạt động của công ty. Chữ viết cách điệu (Text Symbol Fusion) Kỹ xảo đưa văn bản vào biểu tượng để cho ra một sản phẩm nghệ thuật là một phương pháp thiết kế biểu tượng kinh doanh hiệu quả Fonts - Sự kết hợp chữ thường và chữ hoa tạo nên sự nhấp nhô trong chuỗi văn bản, chữ viết hoa nó phá vỡ khung đơn điệu của chuỗi văn bản - Chúng ta đều hiểu font có chân là kiểu cổ và dễ đọc, font không chân là kiểu hiện đại nhưng không nên sử dụng font quá nguyên bản mà phải cách điệu. Những fonts viết tay lạ mắt trong một số trường hợp là tốt nhất, nhưng chúng đòi hỏi sự phóng khoáng trong thiết kế. - Khi tiêu đề trong biểu tượng là một tập hợp kích cỡ lớn tương đối, bạn phải giảm khoảng cách giữa các ký tự. - Trong một biểu tượng không nên dùng quá nhiều font chữ Màu sắc - Màu sắc nhằm mục đích gợi nên đặc thù, độ sáng và tạo các hiệu ứng 3 chiều cho biểu tượng - Màu sắc mang tính biểu tượng và để cân bằng âm dương cho màu biểu tượng - Màu sắc để cường điệu hóa, ngụy trang và che đậy nền
1 . Sử dụng hình thức nguyên dạng tên chữ:
Thiết kế logo bằng cách tạo cho mẫu chữ một dáng vẻ đặc biệt gợi những liên tưởng sâu xa về tính chất công ty, doanh nghiệp mà nó đại diện.
Ví dụ: Bằng mấy nét nhấn ở đầu N trong hàng chữ SANYO giúp tiềm ẩn một nguồn năng lực nội, lại liên tưởng tốt đẹp về đồ điện tử.
2 . Hình thức tổ hợp các chữ cái hoặc dùng chữ cái đầu của tên công ty, tổ chức.
Bản thân việc thiết kế này đã mang tính giản ước rất rõ. Bố cục logo thường dễ đạt hiệu quả về mặt nhận biết. Hình ảnh thường được cách điệu cao. Ngoài ra, các chuyên gia thiết kế cũng có thể tái tạo lại một hình ảnh mới của sản phẩm để thể hiện vào logo
Ví dụ: Pepsi Cola + Hình dáng chiếc nắp chai được cách điệp thành một hình tròn đỏ - xanh với sọc trắng hình làn sóng nằm giữa, liên tưởng đến sự ngọt ngào, cảm giác thỏa mái, thú vị tận hưởng.
3. Mượn một ẩn dụ và một ký hiệu nào đó?
Phương pháp này nói lên bản chất của đối tượng. Nó đòi hỏi các chuyên gia cần có:
- Trí tưởng tượng.
- Kiến thức rộng.
- Những suy nghĩ tiềm tàng.
- Những liên tưởng sắc sảo.
Ví dụ: Logo của hãng dầu Shell, hình cong con sò ẩn dụ về nguồn năng lượng thiên nhiên cổ xưa và vĩnh cửu (nguồn gốc dầu mỏ là do động, thực vật sau những biến động của trái đất bị vùi sâu dưới các tảng địa chất, bị phân hủy bởi cảc khuẩn môi trường yếm khí mà ra sự liên tưởng về các lớp trầm tích của vỏ đất, nơi khai thác ra dầu mỏ).
Kiểu chữ:
- Mang ý nghĩa về tạo hình, tính chất thông tin.
- Được quan niệm như một hình tưởng như bất cứ hình tượng nào khác.
- Mỗi kiểu chữ không chỉ đơn thuần mang những từ ngữ của thông điệp mà nó nâng cao còn hỗ trợ cho hình ảnh sản phẩm nó đại diện.
- Chữ cái có thể lấy từ các kiểu chữ Roman, San Serif hay Script.
- Có thể chuyển hóa sang dạng trừu tượng, tạo ấn tượng thể hiện.
- Tạo được sự hấp dẫn bằng cách pha màu, tạo hạt Tram bằng máy vi tính, tạo dáng, tạo kiểu.
- Các nhà thiết kế phải nắm được các kiểu chữ, khảo sát các phong cách chữ khác nhau trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
Những yếu tố quan trọng:
+ Tính dễ đọc.
+ Khoảng cách chữ.
+ Sự thích ứng, ngữ nghĩa phải phù hợp với hình thức của bản thân chữ nhằm mục đích đạt được ý đồ sáng tạo ý nghĩa trong cách trình bày chữ.
Bảo đảm trong việc chọn kiểu chữ, phong cách chữ:
+ Hình thức của chữ nằm trong sự phối hợp hài hòa giữa các nét bản, nét phụ, nét trang trí của từng loại chữ, kiểu chữ.
+ Kích cỡ, bề dày không quá nặng nề.
+ Không quá vô nghĩa
+ Rõ ràng và không hỗn độn.
- Ngoài các kiểu chữ thông thường, các kiểu chữ hoa văn, uốn lượn, kiểu chữ viết tay đều có thể sử dụng được (có thể mang tính trừu tượng), đưa vào hình ảnh đồ họa tao nên một logo, ký hiệu trừu tượng, cuốn hút.
Ví dụ: Logo của công ty Kim Hoàn sử dụng kiểu chữ nhỏ nét, có hoa văn và trang trí phản ánh vẻ đẹp của đồ trang sức.
Logo một công ty xây dựng sử dụng nét chữ cứng cáp, khỏe và đậm hơn.
Các công ty, đơn vị không có tính chất sắc nét như vậy, tìm một kiểu chữ giống với tính chất và sắc điệu của sản phẩm.
Chữ:
+ Có thể chỉ là những con số.
+ Là một chữ.
+ Một sự tập họp của hai, ba hoặc bốn chữ cái.
+ Của cả một tên chữ.
+ Đòi hỏi:
+ Phải có sự cách điệu trên bản thân hình chữ làm cho khác đi với các dạng kiểu chữ trong các sản phẩm khác.
+ Tạo cho bản thân chữ (yếu tố quan trọng) trở thành có nghĩa.
Ví dụ: Logo AQUEDCT của trường đua ngụa với dáng chữ A rất đẹp nó là sự vững chãi của dáng chữ SANS SERIF kết hợp với sự năng động khẩn trương của chữ nghiêng, đầu chữ kéo dài thêm, ấn tượng lôi cuốn người xem vào cuộc đua ngựa hào hứng, tộc độ, mạnh mẽ.
Tên gọi: Một công ty thường có tên:
- Thương mại: là tên mà một công ty mang để kinh doanh.
- Tên giao dịch: là tên công ty sử dụng khi giao dịch với các công ty và tổ chức khác thường được thiết kế, sử dụng làm tên gọi của logo bởi tính chất:
+ Đơn giản.
+ Quốc tế hóa.
+ Tạo sự phân biệt cao.
+ Thuận lợi trong kinh doanh, in ấn, quảng cáo.
Những yêu cầu cơ bản nhất để tạo nên một tên gọi thật hiệu quả cho logo.
Quốc tế hóa.
- Một tên gọi nếu không được quốc tế hóa thì sản phẩm khó tiêu thụ được trên thị trường thế giới.
Ví dụ: Người nước ngoài sẽ khó nhớ hoặc đọc một cách trôi chảy tên công ty sữa Việt Nam, nên quốc gia hóa thành VINAMILK, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Một cái tên tuy đã mang tính quốc tế hóa nhưng tên gọi vẫn quá dài thường rút ngắn lại bằng cách tổ hợp các chữ cái đầu.
Ví dụ: COKE, Coca Cola…
- Khi tổ hợp một tên gọi tạo hình cho chính bản thân chữ để mang những sắc thái mới, những dáng vẻ mới mang đầy đủ ý nghĩa của tên gọi mà nó tổ hợp lại.
Ý nghĩa.
- Tên gọi không bao hàm nghĩa xấu khi ở trong nước và ra nước ngoài. Phải tránh không bị “chơi chữ” thành một nghĩa xấu, không bị gây khó chịu với ngôn ngữ khác.
Cùng là một màu, ở mỗi logo thể hiện những ý tưởng riêng. Sắc màu trên logo còn thể hiện tính đa nghĩa của màu sắc.
Từ khóa » Trình Bày Thiết Kế Logo
-
Quy Trình Thiết Kế Logo Chuyên Nghiệp, đẳng Cấp, đảm Bảo - DGS
-
Thiết Kế Logo Và Quy Trình 7 Bước Phát Triển Logo Chuyên Nghiệp
-
Quy Trình Thiết Kế Logo: Hướng Dẫn Phát Triển Logo Chuyên Nghiệp
-
7 Bước Cho Sự Ra đời Một Thiết Kế Logo “thập Toàn Thập Mỹ”
-
Quy Trình Thiết Kế Logo - Color ME
-
Quy Trình Thiết Kế Logo Thương Hiệu Chuyên Nghiệp - Semtek
-
Quy Trình Thiết Kế Logo Tại LogoArt
-
10 Bước Tự Thiết Kế Logo (khi Bạn Không Phải Designer) - Leap Content
-
7 Bước Của Quy Trình Thiết Kế Logo Sáng Tạo
-
Quá Trình Sáng Tạo Logo Trong 6 Bước Cực Kỳ Hiệu Quả | Bởi Tyler Huy
-
Quá Trình Thiết Kế Logo Từ Lúc Bắt đầu Tới Khi Kết Thúc - IDesign
-
8 Bước đơn Giản Cho Một Quy Trình Thiết Kế Logo Hoàn Hảo
-
Tổng Quan Về Thiết Kế Logo - Mona Media