Cách Trồng Bầu Hồ Lô Kiểng Làm Cảnh “cực đơn Giản”
Có thể bạn quan tâm
Cách trồng bầu hồ lô như nào? Trồng bầu hồ lô như nào để cây cho quả to và đẹp? Đây đang là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi quả bầu hồ lô có hình dạng đặc biệt tượng trưng cho trời và đất mang lại may mắn cho gia chủ. Và trong bài viết này Fao sẽ giúp các bạn nắm được kỹ thuật trồng bầu hồ lô hiệu quả nhất nhé!
Đặc điểm của cây bầu hồ lô
Trước khi đến với cách trồng bầu hồ lô thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một vài đặc điểm của cây nhé! Bầu hồ lô thuộc họ thực vật Cucurbitaceae (Bầu bí) và có tên khoa học là Lagenari vugaris. Bầu hồ lô là cây thân mềm có tua bám và tuổi thọ trung bình của cây là khoảng 5 tháng.
Đặc biệt, cây bầu hồ lô có sức sống rất mãnh liệt và lớn rất nhanh. Vì vậy mà cách trồng bầu hồ lô cũng rất đơn giản, chỉ cần một chậu hay thùng xốp cùng với một giàn nhỏ ngoài ban công, trên sân thượng hay cửa sổ cũng đủ để cây cho quả.
Chuẩn bị trước khi trồng bầu hồ lô
1, Đất trồng bầu hồ lô
Đầu tiên trong cách trồng bầu hồ lô là chúng ta cần chuẩn bị những thứ cần thiết. Cây bầu hồ lô có thể sống và phát triển tốt trong nhiều loại đất, nhưng tốt nhất chúng ta nên mua loại đất sinh học sạch, giàu dinh dưỡng để cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh tấn công.
2, Chọn chậu trồng bầu hồ lô
Trồng bầu hồ lô thì nên chọn chậu to bởi chậu càng to cây càng có nhiều không gian để phát triển mạnh nên chậu trồng bầu hồ lô cần có đường kính tối thiểu 30cm, và nếu bạn dùng chậu có đường 30cm thì chỉ nên trồng 1 cây/ 1 chậu, nếu bạn trồng bằng thùng xốp cỡ to thì có thể trồng 2-3 cây vào 1 thùng.
3, Hạt giống bầu hồ lô
Cách trồng bầu hồ lô thì chọn hạt giống cũng rất quan trọng. Hạt giống cần sạch bệnh không bị hỏng, lép. Hiện nay có 2 giống phổ biến là giống ngắn ngày cho thu hoạch sau 42 ngày gieo trồng và giống thường và cho thu hoạch sau 50-55 ngày sau khi gieo trồng.
Cách trồng bầu hồ lô
Cách trồng hồ lô trong thùng xốp thì trước khi tiến hành kỹ thuật này thì bạn cần phải ươm hạt. Do vỏ của hạt bầu hồ lô tương đối dày và cứng nên bạn có thể ngâm hạt giống vào nước ấm nhẹ từ 4-12 tiếng trước khi mang đi gieo.
Vớ kỹ thuật trồng bầu hồ lô thì trước khi ươm hạt bạn cần xới cho đất tơi xốp sau đó mới đặt hạt giống lên đất và đặt ở tư thế nằm ngang cuối cùng phủ lên một lớp đất dầy từ 1-2cm. Lưu ý chỉ cần phủ nhẹ đất lên chứ không được nén chặt xuống để hạt mầm có thể thoải mái cựa mình khi nhú mầm.
Để đảm bảo đất đủ độ ẩm cho hạt giống nẩy mầm thì sau khi gieo hạt bạn chỉ cần phun môt lượng vừa phải và không nên tưới quá đẫm. Sau khoảng từ 7-14 ngày hạt sẽ nhú mầm và phát triển thành cây con.
Sau khi hạt bầu đã nẩy mầm được 1 tuần, cây con sẽ có chiều cao từ 20-30cm và có khoảng từ 3 – 4 lá thật. Lúc này thì bạn đã có thể mang cây con ra trồng được rồi. Cần nhẹ nhàng khi đánh cây con ra khỏi bầu ươm vì rễ bầu rất nhạy cảm. Khoảng cách trồng giữa 2 cây thích hợp vào khoảng 20cm trở lên.
[vPOST id=”4490″]
Chăm sóc bầu hồ lô
Cách trồng cây bầu hồ lô khá đơn giản và kỹ thuật chăm sóc chúng cũng vậy. Khi cây cao được khoảng 1m bạn có thể đắp quanh gốc cây bằng bã trè, tưới nước vo gạo và nước sạch hàng ngày. Sau từ 1-2 tháng bạn cần bổ sung thêm đất mới vào gốc để bầu có thêm dinh dưỡng để phát triển
1, Sâu bệnh
Trong cách trồng bầu hồ lô thì sâu bênh là phiền phức nhất, đặc biệt và thường gặp nhất là bệnh thối nhũn. Nếu gặp trường hợp này bạn cần sử dụng các thuốc sinh học như sau: giã nát củ riềng rồi trộn mạnh với nước theo tỷ lệ 1:1 để nước từ củ riềng ra hết rồi lọc sạch rồi phun lên cây trồng.
Cách này khá hiệu quả và đặc biệt không độc hại, tiết kiệm và rất phù hợp khi bạn trồng cây tại nhà. Nếu các lá có rệp, nấm mốc, bạn có thể pha thuốc betadine nồng độ cực nhẹ với thuốc xanh mety len rồi phun lên lá.
2, Ra hoa và thụ phấn
Bầu hồ lô sẽ cho ra hoa và đậu trái khoảng một tháng sau khi trồng. Tuy nhiên để cây đạt được năng suất cao, chúng ta nên tự thụ phấn cho hoa. Rất đơn giản, chúng ta chọn một bông hoa đực nở to và hạt phấn đã bung ra xung quanh, ngắt ra và cho tiếp xúp với nhụy hoa cái.
Lúc này khi thấy phấn hoa của nhị bông đực dính lên thùy của hoa cái, vậy là bạn đã tự thụ phấn thành công. Nếu sau khi thụ phấn mà trời mưa thì các bạn nên dùng nilong trùm hoa cái vừa được thụ phấn lại, như vậy sẽ tốt hơn.
[vPOST id=”4505″]
Thu hoạch bầu hồ lô
Trong cách trồng bầu hồ lô thì đây là công đoạn cuối cùng. Bạn có thể thu hoạch tái non hay già tùy vào sở thích. Có thể kiểm tra quả non hay già bằng cách lấy ngón tay búng nhẹ lên quả bầu nếu nghe tiếng kêu đục là quả còn non, tiếng kêu thanh thì là quả đã già.
Cách trồng bầu hồ lô rất đơn giản phải không các bạn? Chúng ta không cần mắt quá nhiều công chăm sóc, chỉ cần tranh thủ một chút thời gian lầ chúng ta đã có ngay được một giàn bầu ưng ý rồi! Đến đây bài viết của Fao xin được kết thúc, hẹn gặp các bạn ở các bài viết sau nhé!
Từ khóa » Cách ươm Hạt Giống Bầu Hồ Lô
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bầu Hồ Lô
-
Hạt Giống Bầu Hồ Lô – Cách Trồng Và Chăm Sóc Tốt Nhất
-
Cách Trồng Bầu Hồ Lô Siêu Dễ Cho Quả Sai Chĩu Giàn - YouTube
-
Cách Gieo Hạt Giống Bầu Hồ Lô
-
Cách Trồng Bầu Hồ Lô Trong Thùng Xốp Cho Sai Quả Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Trồng BẦU HỒ LÔ Vừa đẹp Vừa Ngon - AFamily
-
Cách Trồng Bầu Hồ Lô Sai Trĩu Giàn Siêu đơn Giản
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Bầu Hồ Lô
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Bầu Hồ Lô Trong Vườn Nhà Ra Quả Quanh Năm
-
Hạt Giống Bầu Hồ Lô Cao Sản- 10 Hạt | Shopee Việt Nam
-
Hạt Giống Bầu Hồ Lô Cao Sản
-
Cách Trồng Bầu Hồ Lô: Làm Sao để Ra Nhiều Quả - Phanbonhieugiang
-
PN100 – HẠT GIỐNG BẦU HỒ LÔ – AGRICULTURE