Cách Trồng Cây ăn Quả Trong Chậu đơn Giản Tại Nhà

Cách trồng cây ăn quả trong chậu tại nhà

Hiện nay việc trồng cây trong chậu đang được ưa chuộng. Bởi kỹ thuật này đơn giản, không yêu cầu về diện tích trồng cây. Có thể áp dụng cho nhà trong những khu đô thị. Giúp không gian thêm xanh và đồng thời có thể thưởng thức quả xanh tại nhà. Nhiều bạn đọc quan tâm về kỹ thuật trồng cây ăn quả trong chậu, vì vậy qua bài viết xin chia sẻ cùng bạn đọc một số điều cần lưu ý để có được chậu cây ăn quả sai quả cụ thể như sau:

Trồng cây lựu trong chậu sai trĩu quả

1. Cách chọn loại giống cây ăn quả thích hợp trồng chậu

- Hiện nay có rất nhiều giống cây ăn quả khác nhau. Tuy nhiên không phải loại nào cũng có thể dùng để trồng trong chậu. Việc trồng trong chậu cần đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt và cho hoa kết quả. Bên cạnh đó loại cây ăn quả phải phù hợp với nhu cầu thường dùng của người trồng.

- Vậy tùy vào sở thích, điều kiện thực tế có thể lựa chọn các loại cây ăn quả trồng tại nhà thích hợp. Sau đây là một số cây trồng có thể lựa chọn để trồng chậu rất phù hợp như:

+ Cây khế: Là loại cây dễ tính, không quá cầu kỳ về chế độ chăm sóc. Hiện nay cây khế được trồng trong chậu do tạo giống bon sai có kích thước nhỏ vừa tạo hình đẹp, có kích thước phù hợp trồng chậu và cho thu hoạch trái chất lượng tốt.

Một số loại cây ăn quả có thể trồng trong chậu

+ Cây ổi: Ổi bon sai hiện nay rất phổ biến. Được tạo hình bắt mắt và xử lý ra hoa quả chăm sóc được tiêu thụ rất nhiều vào dịp tết.

+ Cây lựu: Với kiểu dáng và quả rất đẹp, cây lựu được xem là cây trồng chậu thích hợp nhất và được ưa chuộng rất nhiều hiện nay.

+ Cây chanh: Là loại cây ăn quả có thể phục vụ nhu cầu hằng ngày cho người tiêu dùng. Vì vậy hầu như gia đình nào cũng nên trồng một cây chanh vừa tiện lợi vừa tạo không gian xanh.

+ Cây quất: Việc trồng quất trong chậu khá phổ biến. Cây quất được xem là cây đại diện cho sự hưng thịnh trong ngày tết, mang lại sự bình an, tài lộc cho một năm mới. Vì vậy mỗi gia đình Việt đều có nhu cầu trưng quất trong ngày tết.

Xem thêm < Auxin Alpha NAA Ấn độ 99% Kích thích ra rễ cực mạnh >

2. Kỹ thuật trồng cây ăn quả trong chậu sai quả

2.1 Cách chọn giống cây ăn quả

- Hầu hết các loại cây ăn quả đều nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và chiết cành, mỗi phương pháp có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, để trồng cây ăn quả trong chậu thường được trồng bằng phương pháp chiết cành. Bởi phương pháp này rút ngắn thời gian trồng, cho ra hoa, ra quả. Đồng thời dễ dàng tạo hình cho cây ngay giai đoạn mới trồng.

- Trên thị trường hiện nay cung ứng rất nhiều loại giống cây chiết với các kích thước cây khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích, điều kiện có thể lựa chọn các cây giống thích hợp. Nên mua cây giống tại các đơn vị cung ứng uy tín, đảm bảo chất lượng cho cây giống. Chọn cây khỏe, mập, không nhiễm sâu bệnh hại để trồng.

Cây bơ trồng chậu cho nhiều quả

2.2 Chuẩn bị chậu và giá thể trồng cây ăn quả trong chậu

* Chọn chậu như thế nào?

- Cây ăn quả trồng có thời gian dài ít nhất từ 2 – 3 năm cho thu quả và lưu cây trong chậu. Vì vậy việc chọn chậu thích hợp cho cây rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng.

- Qua chia sẻ kinh nghiệm của các nhà vườn, thì cây ăn quả phát triển tốt trên chậu có chất liệu sành, xứ, xi măng, … Nên chọn chậu có kích thước đường kính 30 cm là tốt nhất, tùy vào kích thước của bầu cây định trồng.

Cây thanh long trồng chậu

* Chuẩn bị giá thể trồng cây trong chậu

- Giá thể trồng có thể sử dụng giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rát, giá thể Peatmoss Terraerden, …

- Hoặc giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

Xem thêm < Cytokinin - 6BA Tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng khả năng đậu quả >

2.3 Kỹ thuật trồng cây ăn quả trong chậu

- Cho đất vào khoảng 1/2 thể tích chậu. Đưa cây giống đặt vào chậu, bầu đất bóc nilong đặt vị trí trung tậm của chậu. Thao tác nhẹ nhàng tránh vỡ bầu ảnh hưởng đến bộ rễ cây giống.

- Giữ cây thẳng rồi bổ sung đất xung quanh đến miệng bầu đất là đảm bảo. Có thể cắm que để cố định cây và nén chặt đất tránh cây bị đổ ngã.

- Tưới đẫm nước cho cây và để cây trong mát từ 5 – 7 ngày, sau khi cây hồi xanh rồi chuyển cây ra vị trí có đầy đủ ánh sáng. Tiếp tục tiếp hành các biện pháp chăm sóc cây tiếp theo.

Cây ăn quả trồng chậu bonsai

2.4 Kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả trong chậu cho nhiều quả

- Do trồng cây trong chậu nên lượng đất trong chậu ít, khả năng giữ độ ẩm của đất kém. Mặt khác cây ăn quả lại có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh. Vì vậy cần cung cấp nước, dinh dưỡng đúng loại, đúng thời điểm và đúng cách cho cây mới đảm bảo cây sinh trưởng phát triển cho nhiều quả.

- Kỹ thuật tưới nước đúng cách: Thời gian đầu trồng cây ăn quả cần cung cấp nước thường xuyên, duy trì độ ẩm đất trên chậu từ 60 – 75%, tuyệt đối không để khô đất. Nên tưới cây vào sáng sớm và buổi chiều sớm, tránh tưới muộn đất ẩm sẽ làm cho nấm bệnh phát triển gây hại cho cây.

Cây cóc thái trồng chậu

- Bón phân cho cây ăn quả trong chậu hợp lý: Sau trồng khoảng 2 – 3 tuần khi cây ra lá mới thì cần tiến hành bổ sung phân đạm và lân cho cây. Bón phân định kỳ cho cây 1 tháng/lần bằng phân trùn quế, phân hữu cơ cho cây. Mỗi đợt cây ra lá mới, ra hoa, sau cắt tỉa tạo hình, nuôi quả đều cần cung cấp phân NPK cho cây để giúp cây nhanh hồi phục.

- Cắt tỉa tạo hình cho cây ăn quả trồng trong chậu: Cắt tỉa lá là hoạt động cần thiết để kích thích cây sinh trưởng phát triển. Thực hiện cắt bỏ cành khô cành sâu bệnh, cành vô hiệu tạo độ thông thoáng cho cây. Đồng thời tập trung dinh dưỡng cho cành lá khỏe. Lưu ý nên cắt tỉa cành có phân cấp 3 trở lên để không làm cây bị chột.

- Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây: Trồng cây ăn quả trong chậu thường ít sâu bệnh hại do không tiếp xúc với môi trường ngoài, ít bị lấy bệnh từ cây khác. Tuy nhiên cần kiểm tra thường xuyên, định kỳ để có thể có biện pháp xử lý kịp thời. Có thể sử dụng một số loại thuốc xua đuổi sâu sinh học tự chế như nước gừng, ớt, tỏi, … vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.

Trồng cam trong chậu tiêu thụ vào dịp tết

Nguồn: Admin tổng hợp - NO Xem thêm chủ đề: Trồng cây ăn quả trong chậu, trồng cây ăn quả trong chậu trên sân thượng, cách trồng cây trong chậu đơn giản, trồng cây ăn trái trong chậu sai quả FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Cây Dễ Trồng Trong Chậu