Cách Trồng Cây đinh Lăng Lá Tròn Bonsai - Bách Thảo
Có thể bạn quan tâm
Đinh lăng lá tròn có dược tính thấp hơn đinh lăng thường. Tuy vậy với bộ lá thì chúng được lấy nhiều để trang trí. Sau đây chỉ các bạn cách để có cây đinh lăng lá tròn làm cảnh tại nhà.
Mục lục ẩn 1 Trồng đinh lăng bonsai 2 Đinh lăng lá tròn để cắm hoa 3 Cách trồng đinh lăng lá tròn thủy canh 3.1 Cây đinh lăng thủy canh có cần bón phân?Trồng đinh lăng bonsai
Chắc chắn việc đầu tiên cần làm và không thể thiếu được đó là chuẩn bị cây đinh lăng. Để giải quyết khâu này ta có thể đi mua cây tại các nhà vườn cây giống. Lấy cây con nếu tại vườn gia đình có. Bởi cây lên bonsai cần có đủ độ lớn.
Ngoài ra, ta cũng chuẩn bị trước được bằng cách ươm cây trước sáu tháng. Chọn một cành tương đối to, xù xì để ươm thì như vậy gốc của chúng ta mới có hình đẹp được.
Khi ươm thì ta cũng lưu ý là đặt các cành nghiêng góc ba mươi đến bốn mươi độ. Khi đó thì cây đinh lăng của chúng ta lên chậu mới có dáng thế đẹp được.
Vào thời điểm ươm sáu tháng là thích hợp bởi theo chúng tôi tính toán và trồng thử thấy rễ cây ra nhiều. Lúc này cây cũng khỏe và có cành lá nên không lo vấn đề héo úa.
Với đất thì ta chuẩn bị hỗn hợp nửa đất, nửa trấu.
Đất thì ta nên chọn những chỗ mềm và xốp một chút, ít đá càng tốt. Về trấu thì ta nên đốt qua rồi trộn lẫn vào.
Chậu thì nên mua các loại nhựa màu trắng, có trang trí bên ngoài. Cỡ tương đối với gốc đinh lăng để như vậy vừa để ở nhà bày được. Hai nữa nếu bạn nào có ý đinh kinh doanh thì cũng có thể bán được.
Cho nửa đất vào chậu, đặt bầu cây lên rồi chêm đất chuẩn bị vào quanh. Chú ý làm sao để các cành nhánh hướng lên trên. Bởi bản tính của giống cây này là luôn hướng thẳng cành lên trên.
So với mặt chậu thì phần gốc và một phần rễ tầm ba đến năm cm nhô lên. Tuy nhiên phần nhô lên này thì ta vẫn để cho kín đất để chúng phát triển tiếp. Sau này thì mới cho trơ rễ, để lộ ra mới đẹp.
Thậm chí với những khóm đinh lăng có rễ dài, ta có thể trồng cho nhô cao lên độ mười lăm hai mươi phân. Nhưng vẫn để kín đất, sau này rễ to lên thì ta xịt nước cho trôi bỏ đất đi. Trơ ra bộ rễ làm bệ cho cây đinh lăng lá tròn.
Sau đó tưới qua cho đinh lăng một lượt, để nơi tháng, râm.
Mùa mưa đinh lăng rất dễ lên và dễ ươm, cần cẩn thận nếu không che đậy kỹ thì rất dễ rụng lá và chết.
Giới thiệu như vậy nhưng dáng thế cây đinh lăng ta tùy ý biến hóa. Sao cho phù hợp với gốc đã có. Chẳng hạn như dáng thẳng, dáng cong hay cây đinh lăng lá tròn lại để dáng rồng lượn.
Việc trồng như vậy giúp ta đinh hình ban đầu vị trí gốc đinh lăng. Còn với các cành và tán bên trên, ta cần chăm sóc và uốn éo thêm sao cho vừa mắt.
Đinh lăng lá tròn để cắm hoa
Khi nhánh cây đinh lăng lá tròn mọc ra đủ dài, ta có thể thu hoạch dùng trang trí. Bẻ nguyên cả một nhánh dài tần bốn mươi đến năm mươi cm. Nếu có cửa hàng bán hoa đến thu mua thì cứ để nguyên như vậy giao đi.
Cây đinh lăng lá tròn người ta cũng hay lấy để cắm hoa. Cây đạt chuẩn thì lá phải mép đều, không sâu, xanh rì, tương đối đồng đều.
Bên cạnh ngũ gia bì hay phát tài, lưỡi hổ thì trồng loại này để bàn cũng có nhiều người tin chọn.
Cách trồng đinh lăng lá tròn thủy canh
Cây đinh lăng lá tròn trồng ở dạng thủy canh
Với cây đinh lăng lá tròn muốn trồng thủy canh thì lấy vị trí có những chạc hai chạc ba.
Khi cắt về thì ta lưu ý như sau, phía dưới thì ta nên cắt rất là sắc để đỡ tình trạng dập vỏ xung quanh. Khi đem làm thủy canh hạn chế được việc thối nhũn.
Khi cắt về thì để cành cây đinh lăng lá tròn qua đêm để cho nó ráo.
Chọn lọ thủy tinh trồng và làm một nút xốp để trên nắp nữa. Mục đích cố định cây cho cây khỏi rung lắc và có thể đứng ở trên nước. Cắt miếng xốp để cho khít với miệng lọ thủy tinh là được. Lỗ ở giữa thì làm cho vừa với cành cây đinh lăng lá tròn để cắm xuống được.
Khi đã chuẩn bị xong hết rồi thì ta đem trồng thôi.
Chậu thủy tinh thì ta sẽ cho nước vào ba phần tư chậu. Cắm cành cây đinh lăng lá tròn trên khúc xốp đã làm. Sau đó gắn lại lên miệng chậu thủy tinh.
Vậy thì sau bao lâu cây đinh lăng lá tròn thủy sinh mới có thể ra rễ lên lá đẹp?
Với nhiệt độ vừa phải thì hai tháng đến hai tháng rưỡi là cây sẽ có rễ và lá đẹp. Tuần đầu thì mình cũng lấy xốp và cây ra để thay nước. Độ một đến hai hôm ta thay nước cho cây đinh lăng lá tròn một lần.
Trong vòng hai tuần mọi người sẽ thấy những chồi non phát triển phía trên và rễ nó sẽ nhú ra. Về phần thay nước có thể nói rằng tối quan trọng. Có nghĩa là nước trong đó đảm bảo sạch thì cây sẽ hạn chế được thối nhũn.
Không gian để mình thuần được cây đinh lăng lá tròn thủy canh cũng rất quan trọng. Thứ nhất là để ở vị trí lưới che, kích thích ra rễ.
Cây đinh lăng thủy canh có cần bón phân?
Thời gian đầu khi cây mới ra rễ và chồi thì không cần dùng phân. Khi đạt hơn 1 tháng tuổi thì bắt đầu bón phân thủy canh. BIO Lite hoặc các loại phân thủy canh khác.
Vấn đề thay nước là vấn đề quan trọng. Khi mới bắt đầu thuần thì thay nước thường xuyên. Khi cây đã ổn định thì tuần thay 1 lần là được.
Chúc mọi người trồng được một cây đinh lăng lá tròn cảnh đẹp, ưng ý.
Theo: Thủy Tiên
Rate this postTừ khóa » Cây đinh Lăng Bonsai đẹp
-
Làm Cây đinh Lăng Bonsai Chơi - YouTube
-
3 Cây ĐINH LĂNG BONSAI Chơi Tết 2020 Của Bonsai Miền Tây
-
Đinh Lăng Bonsai – Trong Nhà Và Ngoài Trời
-
Mãn Nhãn Loạt Bonsai đinh Lăng Siêu Lạ Mắt - Kiến Thức
-
Bán Đinh Lăng Bonsai - BeeCost
-
Tổng Hợp Bonsai Đinh Lăng Mini Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 8/2022
-
Cây đinh Lăng Bonsai Mini | Shopee Việt Nam
-
Đinh Lăng Bonsai - Đinh Lăng Nếp (lá Nhỏ) | Shopee Việt Nam
-
Cây Cảnh Bonsai Mini để Bàn - Cây Đinh Lăng: Cực đẹp, Cây Khỏe ...
-
Đinh Lăng Bonsai - Mua Bán đinh Lăng
-
Những Tác Dụng Tuyệt Vời Không Thể Bỏ Qua Từ Cây Đinh Lăng