Cách Trồng Cây Khế Cổ Thụ Sai Quả đơn Giản, Siêu Dễ

Cách trồng cây khế cổ thụ – Cây khế là loại cây truyền thống, gắn liền với cuộc sống bình dị, chất phác của người dân Việt Nam. 

Ngày nay, ngoài làm cây ăn quả, thực phẩm chế biến món ăn, cây khế còn được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau. 

Cùng Vườn Cây Hòa Bình tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa cũng như cách trồng cây khế bạn nhé!

>>>Xem thêm: Thông tin hữu ích về Vườn Cây Hòa Bình – Địa chỉ cung cấp cây xanh uy tín

Cây khế là cây gì?

Cây khế có tên gọi khác là Ngũ Liễm. Trong khoa học nghiên cứu, khế được gọi với tên gọi là Averrhoa carambola L, được bắt nguồn từ Sri Lanka, thuộc họ Oxalidaceae. Hiện nay, cây khế được trồng phổ biến ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. 

Cây khế là gì
Cây khế là gì

Cây khế có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh, thích hợp với khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Trung bình hằng năm, chúng ta có thể thu hoạch 9 – 10 vụ khế do năng suất của cây khá cao, đem lại hiệu quả kinh tế.

Cây khế có đặc điểm gì?

Cây khế là cây thân gỗ, sống lâu năm, thân nhỏ và phân chia thành nhiều nhánh, nhiều cành. Chiều cao trung bình của cây dao động từ 3 – 7m. 

Cây non có thân màu xanh, khi già thân dần chuyển sang màu nâu đỏ, có lông và vỏ sần. Cây khế thuộc thân gỗ giòn, dễ gãy khi có va chạm mạnh. 

Chiều dài rễ có thể lên tới 1,5m, bộ rễ chùm và rễ lông mọc ở vị trí cách mặt đất khoảng 0,3 – 0,4m.

Lá cây khế hình dạng trái xoan, khi non có màu xanh, khi già lá chuyển vàng và rụng dần. Hoa khế kích thước nhỏ, màu tím hồng, mọc thành từng chùm ở đầu cành hoặc nách trông rất đẹp mắt.

Đặc điểm của cây khế cổ thụ
Đặc điểm của cây khế cổ thụ

Hoa khế rất sai do đó cho rất nhiều quả. Cấu tạo hoa khế bao gồm hai phần: phần phiến có màu hồng tím và phần móng có màu trắng.

Hoa khế xuất hiện vào đầu mùa hạ và thu quả vào cuối hạ hoặc đầu thu. Quả khế chua ngọt, giòn, có 5 múi như hình ngôi sao. 

Khế có hai loại: khế ngọt khế chua. Khế chua thường dùng để nấu canh chua, tạo hương vị thơm ngon cho món ăn. Khế ngọt có vị ngọt thanh, mọng nước, dễ ăn, thường dùng làm món tráng miệng sau bữa ăn.

>>>Xem thêm: Địa chỉ bán cây khế chua tại Hà Nội

Kỹ thuật, cách trồng cây khế cổ thụ

Cây khế thuộc cây thân gỗ có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng, phát triển mạnh. Cách trồng cây khế khá đơn giản nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Cây khế có khả năng sống trong môi trường nắng nóng, chịu nhiệt tốt. Bên cạnh đó, cây khế cũng có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường nhiệt độ thấp.

Nhiệt độ thích hợp nhất để cây khế sinh trưởng, phát triển mạnh, cho quả to, mọng nước dao động từ 22 – 26 độ C. 

Cách trồng cây khế
Cách trồng cây khế

Cây khế phù hợp trồng ở môi trường đất nhiều mùn, ẩm, giàu dưỡng chất, có khả năng thoát nước tốt. Độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5. Hạn chế trồng khế trong môi trường ngập úng, nhiều nước, có thể gây thối dễ và chết cây.

Trong quá trình trồng khế, bạn không cần phải bón phân quá nhiều lần. Tuy nhiên, để tăng hàm lượng dưỡng chất cho cây trong giai đoạn nuôi quả, bạn có thể sử dụng vôi bột và tro bếp để bón cho cây.

Thời điểm thích hợp trồng cây khế là mùa Thu hoặc mùa Xuân. Khi cây trưởng thành, thường xuyên cắt tỉa cây nhằm mục địch giúp tán cây mọc đều hơn.

Cây khế có thể trồng bằng hạt, giâm hoặc chiết cành. Sử dụng một trong ba phương pháp trồng cây khế này đều thu lại kết quả tốt.

>>>Xem thêm: Địa chỉ bán cây khế uy tín, giá rẻ

Ứng dụng cây khế trong đời sống hằng ngày

Cây khế là loài cây trồng quen thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam từ xa xưa, cách trồng đơn giản, ít bệnh tật, sâu bệnh. Công dụng của cây khế đối với đời sống hằng ngày rất nhiều, cụ thể như:

  • Cây khế có tán cây to, độ che phủ tốt, có thể sử dụng làm cây bóng mát.
  • Lá khế có tính mát, thường được sử dụng với tác dụng giải độc, tán nhiệt, lợi tiểu, trị lở ngứa, chữa ung nhọt, sưng đau, chữa mẩn ngứa,…
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá khế rã lấy nước uống hạ sốt, đắp vào vết thương cầm máu, ăn giảm trĩ.
  • Công dụng của cây khế
    Công dụng của cây khế
  • Quả khế có vị chua ngọt, tính hàn cao, không độc hại đối với sức khỏe con người, có lợi ích thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trị phong nhiệt, sinh tân dịch, …
  • Rế khế phơi khô, sắc lấy nước uống có trị đau đầu, đau nhức xương khớp, ..
  • Hoa khế có tác dụng điều trị thận hư, ho khan, sốt rét, …

Ngoài ra, người ta còn sử dụng các bộ phận trên cây khế với nhiều ứng dụng khác nhau như: trị sưng họng, sản hậu, bí tiểu, tiểu tiện nóng rát, ngứa âm đạo, giải độc thuốc phiện. 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về cây khế và cách trồng cây khế cổ thụ Vườn Cây Hòa Bình muốn gửi tới bạn đọc. Rất mong nó thực sự hữu ích dành cho bạn.

Bạn đang có nhu cầu mua cây cảnh, cây phong thủy, cây xanh đô thị, cây xanh công trình, cây xanh ngoại thất, cây xanh nội thất, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

– Hotline: 0962.376.560

– Bán hàng: 0962.376.560

– Nguyễn Trường Giang

– Địa chỉ: Cầu Mai Lĩnh, Biên giang , Hà Đông ,Hà Nội

Từ khóa » Cây Khê Cô Thu