Cách Trồng Cây Lá Vối Bằng Cành, Lá, Cây Giống, Chiết Cây Trồng Chậu

Cây là vối là một trong những loại cây được đại đa số người dân Việt Nam ta biết tới. Công dụng chính của cây thường thấy đó chính là sử dụng để pha trà uống, nước lá vối có bị rất thanh, dễ uống. Vậy cách trồng cây lá vối bằng cành lá, cây giống con như thế nào? Hãy cùng HoaCanhQuangVy theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

  • Cây lá vối là gì? Nguồn gốc xuất xứ của cây lá vối?
    • Ngoại hình của của cây vối
    • Đặc tính sinh trưởng của cây lá Vối
    • Công dụng cây lá vối
  • Uống nước vối đúng cách
  • Cách trồng và chăm sóc cây vối
    • Trồng cây lá vối bằng cây giống
    • Trồng cây vối bằng cành
    • Trồng cây vối bằng hạt
    • Cách chăm sóc cây vối

Cây lá vối là gì? Nguồn gốc xuất xứ của cây lá vối?

Cây lá Vối còn có tên gọi khác là cây trâm nắp (tên khoa học được gọi là: Syzygium nervosum). Cây lá vối thuộc họ thực vật là Đào kim nương.

Cây có nguồn gốc được du nhập từ các nước châu Á, đa số là khu vực Trung Quốc, sau đó về Việt Nam.

cach-trong-cay-la-voi
Cây là vối là gì? Cách trồng cây lá vối như thế nào?

Là một loài cây mọc dễ sinh trưởng và khá phổ biến, rộng khắp nước ta, lá Vối đã trở thành một thức uống cũng như có công dụng rất nhiều trong đời sống hiện nay.

Ngoại hình của của cây vối

  • Thân cây lá Vối thuộc loại gỗ nhỡ, chiều cao trung bình của cây thường từ 10 đến 10 mét. Vỏ của cây thường màu nâu nhạt, bên trong thân gỗ cứng. Nhánh lá và cành của cây nhỏ.
  • Lá của cây Vối mọc đối, hình bầu dục, đầu lá vối nhọn và có màu xanh đậm đặc trưng. Lá vối có mùi thơm nhẹ nếu như chúng ta vò hay dập lá. Chiều dài lá cây cây lúc còn xanh (không phải lá non) trung bình từ là 15 cm, chiều ngang lá thường từ 6 cm.
  • Hoa của cây lá Vối mọc thành từng chùm 3 màu trắng xanh, mỗi bông hoa có 4 cánh và thường thấy tại nách của lá.
  • Quả của cây lá vối có đường kính từ 9 mm trở lên. Hình quả vối như dạng elip hay quả trứng. có đầu lõm. Da của quả vối nhăn, không nhẵn và có màu tím khi quả chín

Đặc tính sinh trưởng của cây lá Vối

  • Cây lá vối là một loại cây ưa thích ánh sáng, chủ yếu sống trong môi trường nhiệt đới. Dù khắc nghiệt, cây vẫn có thể sinh trưởng tốt, có khả năng chịu hạn.
  • Đất trồng phù hợp là môi trường có đất thoát nước tốt, đủ các chất dinh dưỡng và tơi xốp.
cach-trong-cay-la-voi1
Cây lá vối có quả chín màu tía

Công dụng cây lá vối

Vậy công dụng của cây là vối có thực sự như mọi người thường nói? Hãy cùng điểm qua một số tác dụng khi sử dụng lá vối trong đời sống nhé.

  • Lá của cây Vối có chứa hàm lượng tanin, khoáng chất, ngoài ra có hương thơm tinh dầu dễ chịu, kháng khuẩn,… vì thế được nhiều người sử dụng để pha trà, chữa bệnh vàng da, bệnh gan và các bệnh ngoài da khác. Ngoài ra, nước lá vối có thể chữa được các bệnh như dạ dày, đại tràng, các bệnh đường tiêu hóa
  • Ngoài công dụng để uống, nước lá vối còn có thể dùng để tắm, làm sạch ngoài da. Nhờ đặc tính sát khuẩn của mình, nước lá vối có thể trị được chứng ghẻ lở ngoài da.
  • Ngoài ra, để hiệu quả nhất, bạn có thể sử dụng vỏ và thân cây vối để sát trùng các vết thương ngoài da.
  • Gỗ của cây bạn cũng có thể đốt, làm dụng cụ, xây dựng,…
  • Đối với phần hoa của cây lá Vối có chứa flavonoid, bạn có thể dùng nụ hoa nấu nước uống để chữa chứng tiểu đường, cân bằng đường huyết, giảm các bệnh có ảnh hưởng xấu đến tim mạch như máu nhiễm mỡ,…
  • Vỏ của quả vối, có thể dùng để nhuộm đen thay cho các hóa chất, thuốc nhuộm độc hại khác.

Uống nước vối đúng cách

Tuy là một loại cây đa năng, với nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt tốt khi dùng để nấu uống giúp thanh lọc, làm mát cơ thể. Tuy nhiên cần phải sử dụng đúng cách để có thể nâng cao sức khỏe một cách bền vững và toàn diện nhất. Tránh lạm dụng uống nước vối bạn nhé. Khi uống nước lá vối cần lưu ý như sau:

Không nên uống nước lá vối khi bụng đói. Nước có tác dụng nhanh tiêu hóa, chống đầy bụng, lúc này khi bạn đang đói uống nước lá vối sẽ gây ra cảm giác khó chịu, buồn nôn vì bị kích thích tiêu hóa. Ngoài ra uống nước lá vối khi đói sẽ gây ra hạ đường huyết, gây hậu quả không đáng có xảy ra.

Khi uống nước, nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh uống nước đã thiu, để qua đêm. Nếu như uống, bạn có thể gặp nguy cơ bị rồi loạn tiêu hóa, đau bụng, mệt mỏi… Đặc biệt cũng không nên uống nước lá vối lạnh, pha thêm đá,…

Cách trồng và chăm sóc cây vối

Có ba cách trồng cây lá vối đó là trồng cây giống, trồng bằng cành cây, và ươm hạt giống. Đây là một loại cây có khả năng thích ứng với nhiều môi trường khác nhau, sức sống tốt, chống chịu sâu bệnh khỏe. Đặc điểm chung khi trồng cây đó là nên trồng vào đầu mùa xuân và đầu mùa mưa (tháng 1 hoặc 7)

Trồng cây lá vối bằng cây giống

Để trồng cây lá vối bằng cây giống, bạn thực hiện các bước như sau:

  1. Điều đặc biệt đầu tiên đó chính là cần chuẩn bị cây giống khỏe có lá xanh đậm, cành thân chắc chắn, búp lá nón xanh. Chuẩn bị hố trồng cây lá vối trước một tháng khi bắt đầu trồng.
  2. Hố lá vối bạn nên rắc vôi đầu tiên, sau đó bón thêm các lớp phân, mùn, dọn sạch cỏ cây ảnh hưởng đến cây vối. Hố đàu sâu tầm nửa mét.
  3. Đặt bầu cây giống xuống hố, nhẹ nhàng tháo vỏ bầu cây để tránh bị vỡ hay nứt.
  4. Lưu ý đặt cây thẳng với mặt đất, lấp đều đất xung quanh, nên nhớ nén đất để tránh cây dễ bị nghiêng hay đổ xuống.
  5. Nên tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cần thiết cho cây. Nên nhớ hãy trồng cây ở nơi nhiều ánh sáng.
cach-trong-cay-la-voi3
Cây lá vối sẽ giúp tô điểm vườn nhà bạn phong phú, đa dạng hơn

Trồng cây vối bằng cành

Đối với phương pháp trồng cây vối bằng chiết cành. Bạn có thể rộn bùn, mùn, đất với rơm. Bọc hỗn hợp này trong vải trong vết cắt của cành cây.

Phương pháp này nhằm giúp cho cành cây có thể ra rễ mới, tuy nhiên thời gian chiết rễ khá dài từ 1 đến 2 tháng mới cho ra cây và đem trồng được.

Lúc này, cách trồng cây bằng cành đã ra rễ sẽ tương tự như trồng cây lá vối bằng cây giống mà hoacanhquangvy.com hướng dẫn như trên.

Trồng cây vối bằng hạt

Bạn nên tìm đến những nơi trồng cây vối để tìm hạt giống tốt, vì chọn đúng hạt giống mới cho ra được cây vối khỏe mạnh được.

Thông thường, hạt của cây sẽ được ươm trong bầu sau đó sẽ được trồng dưới luống đất trong bầu ươm này. Bạn nên cung cấp đủ phân bón lót cũng như cách chất khoáng,… để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho hạt. Từ đó hạt sẽ phát triển thành cây lá vối sau vài tháng ươm mầm.

Cách chăm sóc cây vối

Sau khi trồng cây lá vối thành công, tuy cây có khả năng sinh tồn cao nhưng bạn cũng cần phải chăm sóc cây thường xuyên thì cây mới có thể khỏe mạnh, từ đó cho ra lá và quả nhiều hơn. Yêu cầu khi chăm sóc cây vối như sau:

  • Đối với thời gian đầu khi trồng cây con, bạn nên thường xuyên tưới nước với tần xuất 2 ngày 1 lần với các buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Sau một thời gian, cây đã phát triển vững vàng hơn, thân và cành dã cứng cáp, chắc chắn, bạn có thể giảm tần xuất tưới cho cây.
  • Vì chiều cao của cây khá thấp, có thể bị che khuất nắng vởi các cây cao hơn hay mái che của nhà bạn,… từ đó bạn nên cắt tỉa các cây cao hay có thể di dời cây đến nơi có ánh sáng nhiều hơn để giúp cây phát triển tốt nhất.
  • Đối với việc bón phân cho cây. Bạn có thể bón phân hữu cơ ba tháng 1 lần, nếu như bạn bón phân NPK, thì nên bón sau 1 năm hoặc nửa năm. Liều lượng mỗi lần bón phần thường là 100g cho một gốc cây. Bạn có thể dọn cỏ thường xuyên để có thể tối ưu việc bón phân

Hi vọng, thông qua những chia sẽ hữu ích về cách trồng cây lá Vối bằng nhiều phương pháp khác nhau cũng như giới thiệu về công dụng của cây. Bạn đã có thể sẵn sàng trồng thêm cây lá Vối vào trong một phần của khu vườn nhà mình rồi nhỉ? Chúc bạn một ngày sức khỏe, luôn yêu thiên nhiên, cây cối nhé!

Xem thêm:

  • Cách trồng cây xoài bằng hạt, ghép cây con
  • Cách trồng và chăm sóc cây khế mới bứng
Liên hệ tư vấn miễn phí Claue

Địa chỉ vườn: Nguyễn Văn Vĩnh, Hòa Vang, Đà Nẵng

0935 927 946

Fb.com/HoaCanhQuangVy

Từ khóa » Cách Trồng Cây Vối Nếp