Cách Trồng Cây Măng Cụt, Kỹ Thuật Chăm Sóc Nhanh Ra Trái
Có thể bạn quan tâm
Măng cụt là một loại quả được ưa thích tại Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng của nó ngày càng cao, vì thế cách trồng và kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt cũng được quan tâm rất nhiều. Với những chia sẻ của hoacanhquangvy.com sau đây, chắc chắn các bạn sẽ không còn lăn tăn thắc mắc hay tìm kiếm thông tin ở đâu khác nữa.
Mục Lục
- Tìm hiểu về cây măng cụt
- Giới thiệu
- Đặc điểm sinh thái cây măng cụt
- Yêu cầu cơ bản khi trồng cây măng cụt
- Các tiêu chí quan trọng để trồng măng cụt năng suất cao
- Tiêu chuẩn giống cây tốt
- Tiêu chuẩn hạt giống măng cụt tốt
- Tiêu chuẩn về đất trồng
- Cách trồng cây măng cụt cho năng suất cao
- Cách trồng cây măng cụt bằng hạt
- Trồng măng cụt bằng cách ghép cành
- Kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt cho nhanh ra trái
- Tưới nước, thoát nước hợp lý
- Che bóng bảo vệ cây
- Cách bón phân cây măng cụt
- Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán
- Bí quyết để cây măng cụt ra hoa, có trái sớm
- Trả lời các thắc mắc khác về cây măng cụt
- Những vấn đề sâu bệnh ở cây măng cụt và cách xử lý
- Cây măng cụt trồng ở miền Bắc hay miền Nam tốt hơn?
- Trồng cây măng cụt mấy năm có trái?
- Khoảng cách giữa các cây măng cụt bao nhiêu tốt nhất
- Nên trồng măng cụt bằng hạt hay ghép cành?
- Tuổi thọ của cây măng cụt
- Măng cụt trồng ở đâu nhiều nhất Việt Nam?
- Giá Măng cụt hiện nay bao nhiêu?
Tìm hiểu về cây măng cụt
Trái măng cụt thì không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta. Nhưng nói về cây măng cụt thì không phải ai cũng am hiểu. Mọi người cùng xem qua một số thông tin chính về loại cây này.
Giới thiệu
Măng cụt là cây ăn quả, có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới, hiện được trồng nhiều ở các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Quả măng cụt được xem là nữ hoàng của trái cây nhiệt đới bởi vẻ ngoài độc đáo, hương vị hấp dẫn và chứa nhiều hàm lượng bổ dưỡng.
- Tiếng anh: Garcinia mangostana
- Họ: Bứa (Clusiaceae)
Đặc điểm sinh thái cây măng cụt
+ Cây măng cụt còn có tên gọi khác là măng cụt tía, nhưng ít ai gọi như vậy. Nó thuộc họ bứa, cây cao từ 6 – 25m, thân gỗ.
+ Quả măng cụt tròn, vỏ dày, khi chín vỏ có màu đỏ tím. Ruột quả màu trắng, mọng nước, hơi xơ chia thành nhiều múi. Vị quả chua chua ngọt ngọt và có mùi thơm đặc trưng rất hấp dẫn. Trong quả có hạt hình quả hạnh không ăn được, chỉ có phần thịt màu trắng là ăn được.
+ Lá măng cụt xanh mướt, bóng láng, to khỏe mọc đối xứng nhau. Lá càng đẹp thì chứng tỏ cây đó càng khỏe và sẽ cho nhiều quả chất lượng. Tại nách của các cặp lá sẽ ra hoa, sau này nở thành quả.
+ Hoa măng cụt là hoa lưỡng tính, chỉ cần ra hoa là sẽ đậu quả. Người trồng không thể ép cây măng cụt ra hoa trái vụ như nhiều loại cây khác. Măng cụt ra hoa vào đầu tháng 3 hàng năm. Hoa màu đỏ tươi, có 4 – 6 đài hoa dính vào thành cuống của quả cho đến khi quả chín và được thu hoạch.
+ Quả măng cụt có bao nhiêu đài hoa dưới đáy quả thể hiện số múi có trong ruột. Chẳng hạn đáy hoa có 6 cánh chứng tỏ quả măng cụt đó có 6 múi thịt bên trong.
Các nội dung liên quan đến việc trồng măng cụt đúng kỹ thuật để ra hoa sớm, có nhiều quả sẽ có ngay sau đây.
Yêu cầu cơ bản khi trồng cây măng cụt
Để có được những vườn măng cụt sinh trưởng tốt, hoa lá xum xuê và ra quả chất lượng, cần thiết phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản đầu tiên như sau:
- Về lượng mưa
Cây măng cụt phải được trồng trong điều kiện lượng mưa thấp nhất từ 1.270mm/ năm thì mới sinh trưởng, phát triển tốt. Nó không thể sống được ở những vùng quá khô hoặc quá ẩm.
- Về nhiệt độ, độ ẩm
Măng cụt phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 25 – 35ᵒC. Độ ẩm không khí thấp nhất đạt 80% là lý tưởng. Thực tế cho thấy cây sẽ chết nếu ở trong điều kiện nhiệt độ dưới 0ᵒC một thời gian dài. Thậm chí là cây trưởng thành cũng vậy.
- Về bóng che
Yêu cầu những năm đầu sinh trường, cây măng cụt cần được che chắn để giảm bớt ánh nắng. Nếu bị chiếu ánh nắng gay gắt một cách trực tiếp thì cây con sẽ không sống được hoặc bị hư hỏng, chậm phát triển.
- Về giống cây trồng
Hiện nay việc chọn giống để trồng măng cụt khá đơn giản. Dù là hạt hay cây phát triển từ phôi cái thì cũng chỉ có 1 giống, Việt Nam cũng như ở Thái Lan. Vậy nên những ai dự định trồng măng cụt thì nên mua giống trong nước cho đỡ tốn kém.
Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn có thể chọn giống măng cụt từ các cá thể đã được bình tuyển, thông qua các chuyên gia hoặc hội thi trái cây đầu dòng ở các địa phương. Quan trọng là tìm kiếm nhà cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng giống.
Các tiêu chí quan trọng để trồng măng cụt năng suất cao
Tiêu chuẩn giống cây tốt
Cây măng cụt con đạt chuẩn sẽ có những đặc điểm như:
- Cây có thân thẳng, cổ rể thẳng
- Thân không bị chảy nhựa
- Cây con đang sinh trường khỏe mạnh
- Lá xanh tốt, dày dặn, bóng láng
- Các lá non đã trưởng thành, đảm bảo sức sống
- Chiều cao cây giống ít nhất đạt 70cm
Tiêu chuẩn hạt giống măng cụt tốt
Nếu là hạt giống thì bạn chỉ cần lựa chọn những hạt chắc, nẩy, nặng 1g trở lên. Hạt phải được lấy từ quả măng cụt chín, không để lâu ngày trước đó. Nếu được lấy ra lâu ngày thì sức nảy mầm của hạt giống không còn tốt như lúc đầu.
Tiêu chuẩn về đất trồng
Trồng măng cụt tốt nhất là nên ở đất hữu cơ, có tầng canh tác dày. Độ pH của đất trồng khoảng 5,5 – 7 là lý tưởng. Ngoài ra nên trồng ở gần nguồn nước tưới cho thuận lợi.
Bầu đất ươm cây con hoặc hạt phải chắc chắn, nguyên vẹn, có mặt trong màu đen. Như vậy mới đảm bảo chất lượng cao nhất cho cây giống hoặc cây non mọc ra từ hạt giống.
Cách trồng cây măng cụt cho năng suất cao
Cách trồng cây măng cụt bằng hạt
Bước 1: Chọn hạt giống đạt chuẩn
- Hạt to, trọng lượng trên 1g
- Được ươm trong môi trường tro trấu hoặc muội xơ dừa
- Hạt lấy từ quả măng cụt chín, không để bên ngoài quá lâu
Bước 2: Xử lý hạt giống và bầu ươm
- Ngâm hạt vào nước để làm sạch phần thịt xung quanh
- Để cho ráo nước, đem gieo vào bầu đất hoặc liếp ươm giữ ẩm
- Tưới nước thường xuyên, sau khoảng 20 – 30 ngày thì hạt nảy mầm
Bước 3: Chuyển môi trường trồng
- Duy trì độ ẩm, chăm sóc thường xuyên để cây ra nhiều chồi, lá
- Chuyển sang bầu lớn để cây phát triển, không làm tổn thương cây
- Khi cây được 30cm thì có thể đem trồng ở ngoài đất, ra khỏi bầu
Bước 4: Trồng cây ngoài sân vườn
- Đào hố trồng phù hợp với kích thước bầu đất, nhẹ nhàng đặt cây con vào
- Lấp đất lại sao cho mực đất ngang bằng với mặt bầu
Bước 5: Cắm cọc để giữ cây cố định
- Cắm những cây cọc tre xung quanh, cột vào thân để cây đứng vững
- Tưới nước giữ ẩm cho cây và giúp cây được giữ chặt trong đất
Trồng măng cụt bằng cách ghép cành
Nhiều người có kinh nghiệm cho biết, trồng măng cụt bằng cách ghép cành cho trái nhiều hơn. Tuy nhiên số lượng và chất lượng của trái lại không đạt như cách trồng măng cụt bằng gieo hạt.
Cách trồng cây măng cụt bằng ghép cành:
Bước 1: Tuyển chọn cành từ cây mẹ
- Cây mẹ đang ở độ tuổi sinh trưởng
- Giống tốt, không có sâu bệnh
- Cành ghép phải cùng độ tuổi với gốc ghép
- Nên chọn cành bánh tẻ còn mang chồi ngủ
- Vị trí cành ở khoảng 1/3 – ½ chiều cao tán cây
- Chọn chiết cành nhô ra ánh sáng để chiết
Bước 2: Tiến hành ghép ngọn và đưa ra vườn trồng
Ghép cây măng cụt theo kiểu nêm rồi dùng bao nilon bọc kín cành ghép cũng như nơi gốc ghép. Sau đó giữ ở vị trí có che bóng và chăm sóc như trường hợp gieo hạ ở trên. Khoảng 2 – 3 tháng sau thì mới đưa cây ra trồng ở sân vườn.
Kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt cho nhanh ra trái
Sau khi trồng cây măng cụt thành công, bạn cần nắm những kỹ thuật chăm sóc sao cho cây nhanh ra trái. Và quả măng cụt thu hoạch được phải đáp ứng các tiêu chuẩn về số lượng cũng như chất lượng.
Tưới nước, thoát nước hợp lý
Cây măng cụt có bộ rễ đặc biệt, chúng không có lông và hút nước kém. Vì thế người trồng cần chú ý cung cấp đủ nước để cây phát triển đầy đủ. Đặc biệt vào mùa nắng, nếu thiết nước cây có thể chết hoặc chậm lớn.
Ngược lại, vào mùa mưa, cây có thể bị ngập nước nếu không được thoát nước tốt. Hậu quả là cây bị úng, chết hoặc yếu ớt, không sinh quả. Khi đó người nông dân phải chú ý hệ thống thoát nước được chuẩn bị tốt nhất.
Tóm lại:
- Tưới nước cho cây ngay sau khi trồng
- Tập trung tưới nước trong giai đoạn cây trổ hoa, ra trái
- Tưới nhiều nước vào mùa nắng nóng
- Thoát nước kịp thời cho vườn cây khi cần thiết
- Thiết kế hệ thống rãnh thông nhau để kịp thoát nước
- Mùa mua phải chú trọng thoát nước đầu tiên để cây không bị ngập
Che bóng bảo vệ cây
Nếu đã tìm hiểu về cây măng cụt thì bạn biết rằng nó là loại cây ưa bóng mát. Đặc biệt cây con được trồng trong 2 năm đầu rất cần được che chắn, bảo vệ.
- Giai đoạn cây còn nhỏ phải có mái che sáng hoặc hoặc tre đan
- Mái che có khoảng cách để vẫn giữ lại khoảng 50% ánh sáng
- Có thể trồng chuối ở 4 hướng, cách gốc măng cụt khoảng 1 mét
Cách bón phân cây măng cụt
Đối với cây con, chưa có trái:
Mỗi năm cây con cần 5 – 10kg phân chuồng hoai mục và phân vô cơ với tỉ lệ N:P:K là 15:15:15. Cụ thể như sau:
- Cây 1 tuổi: 0,5kg, bón 2 – 4 lần
- Giai đoạn cây 2 tuổi: 1kg, bón từ 2 – 4 lần
- Cây con 3 tuổi: 1,5kg, bón 2 – 4 lần
- Tuổi cây 4: 2kg, bón 2 – 4 lần
Giai đoạn cây đang cho trái ổn định:
Thường cây trong giai đoạn ra trái thì có đường kính tán khoảng 6 – 8m. Ta áp dụng cách bón phân như sau:
- Phân vô cơ bón làm 3 lần, mỗi lần 3 – 4kg
- Hữu cơ bón tổng cộng 20 – 30kg chia làm 3 lần
Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán
Trong kỹ thuật tỉa canh và tạo tán, cần cắt bỏ những cành ở bên trong tán lá, những cành mọc đan chéo nhau. Như vậy cậy sẽ được thông thoáng, hấp thụ ánh sáng đầy đủ và quang hợp tốt để phát triển, chống rong rêu hại cây. Giai đoạn cuối vụ thì cần tỉa những cành sâu bệnh, già không có khả năng cho trái, cành vô hiệu.
Cây nào có cành phát triển quá hoặc chạm đất thì phải kéo cành lên cao. Tuy nhiên hãy cẩn thận một chút vì cành măng cụt rất giòn. Đặc biệt đối với những cành ở ngoài mặt có nguy cơ giao nhau thì hãy tỉa bỏ đi. Đó là cách để cây ra đọt nhanh và nhiều hơn. Thực hiện tỉa cành sau đợt bón phân lần đầu tiên nhé.
Bí quyết để cây măng cụt ra hoa, có trái sớm
Măng cụt cần được thu hoạch trước mùa mưa để đảm bảo trái đạt chuẩn, không bị chảy nhựa. Vậy thì bạn phải làm cho cây ra lá non từ tháng 8 – 9 dương lịch. Và cây măng cụt sẽ trổ hoa vào tháng 11 – 12. Bí quyết để cây ra hoa, kết trái sớm đúng với mong muốn là tỉa cành tạo tán sớm.
Nếu sau khi bón phân lần đầu mà cây không ra lá non thì phun u-rê để kích thích. Lượng phân phù hợp với tỉ lệ 100 – 200g/ 20 lít. Ngoài ra, thực hiện các nội dung sau để cây ra hoa, kết trái sớm:
- Tạo khô hạn cho cây khoảng 3 – 4 tuần khi cây được 10 tuần tuổi
- Tưới thật nhiều nước khi cây non héo hoặc các đọt non bị móp lại
Trả lời các thắc mắc khác về cây măng cụt
Những vấn đề sâu bệnh ở cây măng cụt và cách xử lý
- Chết nhánh: Cắt bỏ cành chết, quét vào vết cắt các loại thuốc gốc đồng, quét vôi vào gốc cây vào đầu mùa mưa
- Bồ hóng: Phun các loại thuốc gốc đồng để trừ bệnh
- Đốm rong: Phun hoặc bôi các hỗn hợp thuốc gốc đồng, có thể quét vôi lên thân cây
- Bệnh thán thư do nấm gây ra: Phun thuốc carbendazim thẳng vào trái trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần. Đồng thời lưu ý tránh tạo vết thương trên trái khi thu hoạch
Cây măng cụt trồng ở miền Bắc hay miền Nam tốt hơn?
Theo các phân tích về điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây măng cụt thì trồng ở các tỉnh từ Huế trở vào mới tốt. Bởi vì cây này thích hợp với khí hậu nhiệt đới ở phía Nam Việt Nam. Ở miền Bắc hay có các đợt lạnh nên cây dễ chết hoặc không lớn được. Mùa hè miền Bắc thì cũng nắng nóng và thời tiết khắc nghiệt không kém.
Trồng cây măng cụt mấy năm có trái?
Thông thường măng cụt phải trồng được 7 – 10 năm mới bắt đầu ra trái. Nhưng hiện nay nhiều kỹ thuật trồng trọt đặc biệt được đưa vào thực hành, cho kết quả hữu hiệu, sau 4 – 6 năm có thể thu hoạch măng cụt được rồi. Tùy vào cách bạn vận dụng thôi.
Khoảng cách giữa các cây măng cụt bao nhiêu tốt nhất
Tốt nhất là mỗi cây nên đứng cách nhau 10m theo kiểu hình vuông. Bởi vì khi đến giai đoạn trưởng thành và ra trái thì tán cây dài khoảng 6 – 8m. Nếu trồng gần quá sẽ đụng nhau, đan chéo cành vào nhau và không phát triển được.
Nên trồng măng cụt bằng hạt hay ghép cành?
Tùy theo nhu cầu của người trồng thì sẽ có phương án lựa chọn thích hợp. Nếu bạn muốn cây cho trái nhiều hơn thì trồng măng cụt bằng cách ghép cành. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là trái không chất lượng, và cũng dễ hư, sâu bệnh. Vì thế để khắc phục điều này, bạn sẽ chọn cách gieo hạt.
Tuổi thọ của cây măng cụt
Mặc dù lâu cho trái nhưng bù lại cây măng cụt có tuổi thọ cao, khoảng 40 – 50 năm. Và trong khoảng thời gian đó năm nào cây cũng cho trái rất nhiều, đem về thu nhập siêu cao cho người trồng. Nếu xác định trồng cây măng cụt để thu hoạch kinh doanh, bạn nên kiên trì chăm bón trong khoảng 5 năm đầu.
Măng cụt trồng ở đâu nhiều nhất Việt Nam?
Giá Măng cụt hiện nay bao nhiêu?
Về dao động theo mùa, theo thị trường. Xem giá chi tiết và tổng thể tại: GiaNongSan.Org
Qua đây chúng ta đã rõ về cách trồng, kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt sao cho phát triển tốt và ra hoa, kết trái sớm. Bên cạnh đó, các nhà trồng hãy lưu ý những nội dung quan trọng để tối ưu chất lượng quả, mang về thu nhập tốt cho mình.
Liên hệ tư vấn miễn phíĐịa chỉ vườn: Nguyễn Văn Vĩnh, Hòa Vang, Đà Nẵng
0935 927 946
Fb.com/HoaCanhQuangVy
Từ khóa » Cây Măng Cụt Trồng ở đâu
-
Cây Măng Cụt Trồng ở đâu? Bao Lâu Thì Có Trái? - Bách Hóa XANH
-
Cách Trồng Chăm Sóc Cây Măng Cụt
-
Măng Cụt Trồng ở đâu, Bao Nhiêu 1kg? Mùa Măng Cụt Là Mùa Nào?
-
Cây Măng Cụt
-
Cây Măng Cụt Trồng Bao Lâu Có Trái? Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc A-Z
-
Măng Cụt – Wikipedia Tiếng Việt
-
CÁCH TRỒNG CHĂM SÓC MĂNG CỤT ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Măng Cụt - Phân Bón Hà Lan
-
Măng Cụt Mọc ở đâu
-
Cây Măng Cụt ở Xứ Tiên
-
Cây Măng Cụt Có Trồng được ở Miền Bắc, Miền Trung Không?
-
Cây Măng Cụt Có Trồng được ở Miền Bắc Không? - Nguyễn Văn Lưu
-
Cây Măng Cụt Trồng Bao Lâu Có Trái? - Nguyễn Văn Lưu