Cách Trồng Cây Mật Nhân Làm Vị Thuốc Quý Ngay Trong Vườn Nhà - Eva

Đặc điểm của cây mật nhân

Cách trồng cây mật nhân làm vị thuốc quý ngay trong vườn nhà - 1

Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia Jack, còn gọi là mật nhơn, cây bá bệnh, cây bách bệnh hay cây hậu phác nam, tên tiếng Anh gọi là longjack... Cây thuộc họ Thanh thất Simaroubaceae, chi Eurycoma.

Đây là loại cây mọc hoang trong những cánh rừng thưa vùng Đông Nam Á. Ở nước ta, cây mọc ở các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và miền Đông Nam bộ. Cây cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 - 42 lá nhỏ sánh đôi và đối nhau. Mặt lá trên màu xanh, mặt dưới màu trắng.

Mật nhân là loại cây đơn tính khác gốc nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa màu đỏ nâu thành chùm kép hay chùm tán mọc ở ngọn, nở vào tháng 3 - 4 hằng năm. Mỗi hoa có 5 - 6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5 - 6. Quả non màu xanh, khi chín đổi sang màu vàng hay đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 - 2cm, ngang 0,5 - 1cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Cách trồng cây mật nhân làm vị thuốc quý ngay trong vườn nhà - 2

Tác dụng của cây mật nhân

Cây mật nhân có nhiều công dụng nhưng không phải thần dược như mọi người vẫn nghĩ. Trừ lá cây ra, thì hầu hết các bộ phận của cây như quả, thân, vỏ, rễ cây mật nhân đều được sử dụng để làm thuốc. Cách chuyên gia cũng đã phân tích trong vỏ, rễ cây mật nhân thấy có thành phần chính là các quasinoide, tritecpenoit, alcaloit… những chất này giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể, điều hòa và làm ổn định huyết áp… Vỏ rễ cây mật nhân có vị rất đắng, được sử dụng làm thuốc tẩy giun, trị sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, giải say rượu, dùng ngoài làm thuốc trị ghẻ lở…

Cách trồng cây mật nhân làm vị thuốc quý ngay trong vườn nhà - 3

Rễ cây mật nhân

Đông y cho rằng, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hay kiết lỵ đều dùng được), phòng ngừa tứ thời cảm mạo. Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông).

Tuy nhiên, cần lưu ý là mật nhân tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ mang thai.

Cách trồng và chăm sóc cây mật nhân

Với cây mật nhân, chúng ta có thể trồng bằng 2 cách:

Một là, trồng bằng cây con.

Cách trồng cây mật nhân làm vị thuốc quý ngay trong vườn nhà - 4

Cây mật nhân con

Những cây mật nhân con mọc trên rừng khá nhiều, nếu nhà ở gần các vùng rừng núi này hoặc có người quen ở đây thì có thể đào những cây con để mang về nhà trồng.

Tuy nhiên khi vừa đánh cây con về bạn không nên di chuyển cây ra chậu cảnh hay vườn nhà mình ngay lập tức mà hãy để nguyên cây trong bao ươm khoảng 15 – 20 ngày để cây bén rễ và ra lá non. Mỗi ngày tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và tối.

Sau khoảng thời gian này bạn có thể di chuyển cây con ra vị trí trồng mong muốn, đào hố sâu khoảng 50x50cm, cho đất hỗn hợp vào để lấp đầy hố. Lúc đầu hãy trồng cây ở chỗ mát hoặc dưới những tán cây to để tránh ánh nắng trực tiếp.

Hai là, trồng bằng hạt giống.

Cách trồng cây mật nhân làm vị thuốc quý ngay trong vườn nhà - 5

Quả cây mật nhân

Bước 1: Xử lý hạt giống

- Cách phổ biến nhất để diệt khuẩn cho hạt giống là ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% trong khoảng nửa tiếng.

- Vớt hạt ra ngoài để ráo rồi tiếp tục cho vào nước 55 độ C trong khoảng 3 – 4 tiếng.

- Vớt hạt ra ngoài ủ trong lớp vải mỏng, bảo quản nơi có nhiệt độ khoảng 30 độ C.

- Mỗi ngày đều ngâm hạt vào nước lạnh khoảng 1 giờ đồng hồ cho đến khi thấy hạt nứt nanh ra thì mang ra gieo. Tránh trường hợp để hạt mọc mầm quá dài khi gieo dễ bị gãy.

Bước 2: Gieo hạt

- Đánh tơi đất và bón thêm phân để chuẩn bị gieo hạt trực tiếp vào bầu.

- Tạo bầu nhỏ sâu khoảng 0,5 cm gieo 1 hạt đã nảy mầm vào đó rồi phủ 1 lớp đất mỏng lên trên.

- Ngâm nước vôi 1 ít rơm, rạ khô để khử trùng sau đó đậy lên mặt bầu.

- Mỗi ngày tưới nước 2 lần để tạo độ ẩm cho hạt bên trong.

- Khoảng 5 ngày sau cây con sẽ mọc lên (dân gian gọi là mầm cây đội mũ) thì bạn dỡ lớp rơm rạ bên trên ra để cây dễ quang hợp. Tuy nhiên hãy làm giàn che nắng, tránh để cây con tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Bước 3: Chăm sóc cây con

Những ngày đầu bạn phải tưới cây liên tục, đảm bảo đất luôn ẩm, tuy nhiên sau khoảng 20 ngày bạn chỉ nên tưới cho cây khi thấy lớp đất trên bề mặt đã khô. Không nên bón phân trong 20 ngày đầu khi vừa trồng cây. Sau 10 ngày bạn quan sát thấy những hạt không mọc thành cây thì lập tức thay thế bằng hạt khác. Tuy nhiên quá trình thay thế hạt giống này chỉ nên thực hiện vào ngày thời tiết mát mẻ, và phải tưới nước để hạt mới đủ độ ẩm. Nếu số lượng cây phải dặm lại quá nhiều thì có thể xếp riêng chúng ra 1 góc để tiện chăm sóc.

>> XEM TIẾP:

Trồng cây đinh lăng “thần dược” để chữa bách bệnh, chặn khí xấu, tài lộc vào ầm ầm

Từ khóa » Hạt Giống Cây Mật Nhân