Cách Trồng Cây ổi Bonsai
Có thể bạn quan tâm
Ổi kiểng là cây cảnh độc đáo được nhiều người săn lùng nhất hiện nay, sau khi bứng lên cần tưới nước, bón phân và chăm sóc có chế độ đặc biệt thì mới có thể nhanh chóng bén rễ và lên mầm. Tuy nhiên mọi người cũng không cần lo lắng hay quá cầu kỳ vì cây ổi khá dễ trồng và để nắm bắt được kỹ thuật trồng cây ổi mới bứng mọi người theo dõi những chia sẻ dưới đây của tôi.
Nội dung chính ShowPhân biệt cây ổi cảnh và cây ổi ăn quả
Nhiều người sẽ hỏi Tại sao ổi bán đầy ra đó, cây có mấy chục nghìn hay vài trăm nghìn không mua lại đi mua loại cây có giá đến vài chục triệu đồng.
🌳Câu trả lời nằm ở giá trị, khi bạn mua cây cảnh thì mục đích chính là làm đẹp còn mua cây ăn quả thì mục đích chính là để thu hoạch quả. Vậy nên khi mua ổi mấy trăm nghìn đó là mọi người đang mua ổi giống ăn quả, trong 1 – 2 năm là cho sai quả để ăn nhưng cây ổi cảnh thì khác, bên tôi chủ yếu là sưu tầm các loại cây 🌳🌳🌳
- Ổi cổ thụ: Cây đã có tuổi đời lớn, là ổi nhà không phải ổi lai được trồng đã mấy chục năm nay cây vừa cho quả vừa để làm cảnh.
Cây ổi bonsai
- Cây ổi rừng: Đó là những cây ổi mọc dại không có sự chăm sóc của bất kỳ người nào, có tuổi đời lớn. Cây ổi này thường đem lại cảm giác hoang dã, thây được sự kiên cường và hình dáng cây có dự độc đáo so với cây ổi thường.
Vậy nên nếu nói để chọn ổi làm cảnh thì mọi người phỉa lựa chọn mua những gốc cây ổi cổ thụ, được người ta đào bứng lên để bán còn nếu mua ổi thường thì chỉ là cây ăn quả mà thôi. Những cây ổi sau khi qua bàn tay chăm sóc, uốn nắn của người đam mêm canh cảnh hay có thể gọi là nghệ nhân thì nó đem đến một giá trị hoàn toàn mới.
Xem Thêm : 30 mẫu nail xinh 2020 không thể bỏ qua
Trồng cây Ổi trước nhà có tốt không
Trước hết nếu bạn chọn trồng cây ổi thì hãy chọn những cây cổ thụ để có thể tùy ý tạo ra những hình dáng theo sân vườn của ngôi nhà.
Trồng ổi trước nhà có tốt không
Tuy gọi là ổi cảnh nhưng cây vẫn cho quả bình thường nên mọi người vừa kết hợp được cả 2 yêu cầu về đẹp và có quả để ăn.
✅Ổi cảnh thì trồng từ gốc ổi trước đó là chủ yếu, nếu bạn mua cây ổi công nghiệp về ăn quả thì việc trồng đó không gọi là cảnh mà chỉ là một phần lồng ghép. Đa số những ai yêu thích hay đam mê sưu tầm cây cảnh thì bạn sẽ biết chúng tôi luôn muốn tìm thấy những cây lớn, có vẻ độc đáo và cây có tuổi đời càng lâu càng tốt. Với những cây cảnh như vậy rất thích hợp trồng trước nhà.
✅ Ổi có thân và rễ khá dẻo không quá cứng nên khi trồng có thể uốn thân theo hình dáng mong muốn, đây chính là đặc khiến nhiều người lựa chọn. Cây ổi cổ thụ sau khi qua bàn tay nghệ nhân chăm sóc thì đưa con tinh thần vô cùng đẹp và có giá.
✅ Xét về phong thủy thì cây ổi bonsai, ổi cảnh được trồng trước nhà giúp cho gia thủ thêm nhiều may mắn, thu hút vượng khí đem đến cuộc sống tốt hơn cho gia đình đó. Như những cây bonsai khác thì cây ổi kiểng cũng giúp cho chủ nhân có nhiều tài lộc trong công việc và cuộc sống.
Bán, báo giá phổi ổi cổ, quái các loại tại: Bán phôi cây ổi cảnh
Cách chăm sóc cây ổi mới bứng
Bất kỳ cây gì khi tách khỏi môi trường tự nhiên trước đó thì mọi người đều phải biết cách chăm sóc, giống như con người khi bạn bị gãy tay hay chân để co nhanh liền xương thì mọi người cần có cách chăm sóc và rèn luyện tốt.
Với cây ổi cũng vậy, đặc biệt là những cây ổi cổ thụ thì càng nên được quan tâm vì giá trị của nó không chỉ ở đồng tiền mà còn là cả một nghệ thuật.
Cách trồng cây ổi trong Chậu
Trồng trong chậu giúp mọi người kiểm tra sự phát triển cũng như giúp sự phát triền của cây nhanh chóng hơn. Sau khi cây sống lại và phát triền không cần thực hiện bứng cây lần 2.
Xem Thêm : 16 cách trị thâm mụn hiệu quả cấp tốc tại nhà bằng thiên nhiên
Chuẩn bị chậu: Với cây ổi cảnh thì mọi người nên chọn chậu tròng lớn có thể là hình tròn hoặc hình vuông. Cây càng lớn thì chuẩn bị chậu càng to để sau khi cây phát triển không bị vướng.
Cây ổi cảnh
Chuẩn bị đất trồng : Đất trồng thì mọi người nên chọn đất ủ phân hữu cơ hoai mục không nên lấy đất thường như đât cát, đất sỏi đá để trồng vì những loại đất này không có chất dinh dưỡng cũng như hút nước và thoát nước rất nhanh. Mọi người có thể tự ủ đất hoặc mua đất ở các điểm bản phân hữu cơ về để đổ vào chậu trồng.
Cách trồng: Sau khi bứng ổi về mọi người để cho cây khô nhựa sau đó mới trồng. Đặt gốc cây ngay ngắn trong chậu cho đất theo từng lớp và nén chặt để cho cay nằm chắc trong chậu cây sau đó tưới ít nước để cho đất chặt lại.
Cách trồng cây ổi mới bứng trên đất
Trồng trên đất thì mọi người cần chuẩn bị nhiều hơn so với trồng chậu
Chuẩn bị hố trồng: Đào hố trước 2 -3 ngày trồng để cho ráo nước và làm sạch các loại vi khuẩn trong đất. Hố đào không quá sâu vì mọi người có thể ước tính độ dài của rễ cây để đào cho phù hợp. Bởi nếu đào quá nhỏ thì mọi người sẽ làm gãy rễ cây khi trồng xuống đồng thời hạn chế sự phát triển của rễ cây.
Cách trồng cây ổi cảnh
Cách trồng : Mọi người đổ phân hoai mục xuống hố và giữ cây cho ngay ngắn không được để những đoạn cắt của rễ nào hở. Khi trồng trên đất thì nên làm thêm nạng hoặc giá chống đó thân để cây khi tưới nước không bị nghiêng. Sau khi trồng mọi người nên nén chặt đất để rễ và gốc được cố định. Sau khi trồng nên tưới nước cho cây để cung cấp độ ẩm.
À mọi người nhớ cắt lá và rễ gòn gàng trước khi trồng, các rễ to cũng nên cắt để không bị vướng khi trồng xuống nhưng để lại các rễ tơ bé để khi trông cây nhanh bén rễ.
Cách chăm sóc cây ổi mới bứng nhanh bén rễ lên mầm
Cần có một chế độ chăm sóc tốt để cây ổi của bạn để ổi có thể bén rễ nhanh và lên mầm, vậy để không mất thời gian mọi người có thể tham khảo cách tôi chăm sóc những cây ổi mới bứng trong vườn của tôi.
🚿 Tưới nước: Độ ẩm chính là điều kiện tốt nhất cho cây nhanh bén rễ, nếu không cấp đủ nước thì cây có thể chết héo. Mọi người cần tưới nước thường xuyên cho cây sau khi trồng từ 3 – 4 lần ( tùy thới tiết nếu trời mua thì có thể hạn chế), khi tưới chu ý để cho nước thấm vào gốc, với cây trong chậu thì tưới nước lượng vừa đủ không để đất nhão vì chậu khó thoát nước. Lưu ý khi cây ra lá mầm thì nên hạn chế tới nước để không làm gãy mầm.
Sau khi trồng và tưới mọi người có thể lấy bao nilon cỡ lớn bao toàn bọ cây lại để giữ ẩm cho cây
Cách bón phân: Thời gian đầu mọi người có thể bón phân hữu cơ còn khi cây chắc chắn, đã ra rễ mới thì chọn bón thêm phân hóa học nhưng cũng nên hạn chế vì cây cảnh người ta ít khi dùng phân hóa học nha mọi người.
Chăm sóc: Ổi được nhiều loài sâu ưa thích nên luôn bị sâu tấn công lá vậy nếu khi phát hiện lỗ thủng trên lá nên tìm cách xử lý triệt để ngay lập tức.Khi cây khỏe mạnh thì mới có thể thực hiện uốn tỉa theo hình dáng mà bạn mong muốn.
Trên đây là những hướng dẫn cách trồng ổi mới bứng kích ra rễ lên mầm ngay mà Hoacanhquangvy.vn muốn gửi đến mọi người. Việc trồng ổi bonsai ngay lúc đầu cần gốc cây giống tốt, có gốc tốt thì mọi người mới có thể uốn nắn hình dạng trên cơ sờ hình thù đó một cách thuận tiện.
Xem thêm:
- việt nam mới
- Trang TTĐTTH Của công ty VietnewsCorp
- Lầu 3 - Compa Building - 293 Điện Biên Phủ - Phường 15 - Bình Thạnh - TPHCM
- Hotline: 0938189222
- việt nam biz
- Trang TTĐTTH Của công ty VietnewsCorp
- Lầu 3 - Compa Building - 293 Điện Biên Phủ - Phường 15 - Bình Thạnh - TPHCM
- Hotline: 0938189222
- shop rượu vang trái ngọt
- shop rượu ngoại trái ngọt
- bia nhập khẩu trái ngọt
- Shop Rượu Ngoại, Rượu Vang, Bia Nhập Khẩu Trái Ngọt
- 181 Tân Hương, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM
- Hotline: 0938.90.92.95
- thiết bị spa minh trí
- Thiết Bị Spa & Dụng Cụ Spa Minh Trí
- 485/2 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp, TpHCM
- Hotline: 0946.623.537
- xíu ohui
- Shop Mỹ Phẩm Ohui Whoo - Xíu Ohui
- 120/98/8 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
- Hotline: 0937 22 07 83
- hải sản ông giàu
- Hải Sản Tươi Sống Ông Giàu
- 80/28 Đường số 9, KP5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp HCM
- Hotline: 0913.433.587 / 0903.732.293
- đông trùng hạ thảo medifun
- Đông Trùng Hạ Thảo CordyPure - Medifun
- 120/98/8 Thích Quảng Đức, Phường 5, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
- Hotline: 0937 22 07 83
- hải sản tươi sống
- mỹ phẩm ohui
- thiết bị spa
Tổng hợp danh sách các bài hay về chủ đề Cách Trồng Cây Ổi xem nhiều nhất, được cập nhật nội dung mới nhất vào ngày 05/03/2022 trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong các bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật lại nội dung Cách Trồng Cây Ổi nhằm giúp bạn nhận được thông tin mới nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, chủ đề này đã thu hút được 99.000 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
Ngày nay có nhu cầu chưng ổi cảnh tăng nên việc chăm sóc cây ổi cảnh cho dịp Tết đến xuân về được rất nhiều người chú trọng. Nắm bặt được nhu cầu đó, chúng tôi hôm nay chia sẻ cho các bạn cách chăm sóc cây ổi cảnh đúng vào dịp Tết. Cũng như đáp ứng nhu cầu của một số đọc giả đam mê cây cảnh, ổi cảnh, cây ổi bonsai…
Hiểu rõ để chăm sóc cây ổi cảnh dễ dàng
Cây ổi có danh pháp khoa học: Psidium guajava, là loài cây ăn quả thường xanh lâu năm. Cây ổi thuộc họ Đào kim nương, có nguồn gốc từ Brazil. Nếu biết uốn dáng và tạo thế thì cây ổi dùng làm cây cảnh bonsai rất đẹp.
Các giống ổi hiện nay: ổi nữ hoàng, ổi trâu, ổi Bo, ổi xá lị, ổi đào, ổi nghệ, ổi mỡ, ổi găng…
Đặc điểm của cây ổi
Cây ổi thường nhỏ hơn cây nhãn, vải, cao nhất khoảng 10, đường kính thân tối đa 30cm. Giống mới thì nhỏ và lùn hơn.
Ổi là giống cây lâu năm nên thân cây chắc, khỏe. Vỏ cây nhẵn, vỏ già thì tróc ra từng mảng để lộ phần vỏ mới còn hơi xanh.
Hoa lưỡng tính mọc từng chùm màu trắng.
Đặc điểm sinh thái
Ổi rất dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4.5 đến 8.2.
Cây ổi thích hợp trồng ở nơi có khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hằng năm vào khoảng 1.500 – 4.000 mm phân bố đều thì không cần phải tưới.
Rễ của cây ổi thích nghi rất tốt với sự thay đổi đột ngột trong đất. Nếu trồng ở nơi nước ngầm thấp, khô hạn thì ổi sẽ tự đâm rễ sâu xuống đất tận 3 đến 4m và hơn thế nữa để hút nước nuôi cây. Ngược lại, nếu lượng mưa nhiều, mực nước dâng cao rễ ổi sẽ ăn trở lại mặt đất để không bị ngạt. Thậm chí khi bị ngập vài ngày ổi cũng không chết.
Ổi lá xanh quanh năm, không chịu được lạnh, nếu nhiệt độ -2 °C sẽ khiến cây chết kể cả những cây trưởng thành khỏe mạnh. Ổi chịu được nhiệt độ cao dễ dàng, nhiệt độ thấp làm quả chậm lớn, chất lượng kém. Với thời tiết ở Việt Nam thì việc chăm sóc cây ổi cảnh rất dễ dàng, không cần chăm sóc nhiều cây vẫn ra quả to và chất lượng.
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây ổi
cảnh
Đánh cây từ đất lên chậu
Khi đánh cây từ đất lên chậu muốn tỉ lệ sống của cây ổi cao và chăm sóc cây ổi cảnh dễ dàng các bạn nên đánh cây vào mùa mưa. Hoặc đánh cây vào các ngày ấm áp, không nắng quá.
Các bước đánh cây lên chậu
Bước 1. Phát quang khu vực xung quanh trồng cây sao cho thông thoáng. Cắt những cành thừa và chiếm nhiều không gian.
Bước 2. Tiến hành tạo vùng bằng xẻng, cuốc, sau đó dùng thuổng đào xâu xung quanh bầu đất đã tạo. Khi gặp rễ to chặt dứt khoát bằng dao hoặc thuổng. Vậy muốn xác định vị trí rễ to chúng ta có thể lay cây về các phía, như vậy bạn sẽ xác định được và cắt đi.
Bước 3. Trong quá trình cắt cố gắng giữ bầu đất không vỡ. Trường hợp bầu đất vỡ cũng không sao. Chỉ cần chú ý giữ càng nhiều rễ cám ở gốc càng tốt. Sau khi đưa cây lên cắt lại một lượt những cành to hoặc mọc không đúng vị trí.
Ổi thường có rất nhiều cành nhỏ và già mọc khắp các nơi trên thân cây. Bạn nên vặt hết các lá non đi và bấm ngọn lại hết. Chỉ để lại một số ít lá trên cây, sau đó cắt lại các đầu rễ thật ngọt một lần nữa.
Bước 4. Để khô hết các đầu rễ thì đem vào chậu trồng, nên trồng bằng đất cát cây sẽ dễ sống hơn. Sau đó thường xuyên phun sương cho cây mỗi ngày, tuyệt đối không để lung lay gốc cây sẽ phát mầm rất nhanh và khỏe trở lại.
Cách chăm sóc cây ổi cảnh và uốn tỉa tạo dáng thế ban đầu
Như chúng ta biết cây ổi ta khá dễ sống và trồng nên việc chăm sóc cây ổi cảnh rất dễ dàng. Chúng ta chỉ cần thường xuyên tưới nước là cây sẽ nhanh phát triển. Dù vậy các loại côn trùng, sâu hại rất thích giống ổi. Vì vậy khi phát hiện lá ổi bị thủng do sâu ăn, bạn phải diệt trừ sạch sâu bọ luôn để tránh tổn hại cho cây.
Sau khi chăm sóc cây ổi cảnh khỏe mạnh rồi chúng ta có thể thực hiện thao tác uốn tỉa. Gỗ ổi cũng khá mềm dẻo vì vậy chúng ta có thể dễ tạo dáng, chỉ cần uốn là sẽ theo như ý…
Về việc cắt giật ổi cũng rất đơn giản vì ổi mọc rất nhiều dăm. Tùy theo sở thích các bạn sẽ chọn những cây phôi và làm theo ý thích của mình.
Việt Nam là nước có khí hậu rất phù hợp để trồng cây ổi nên việc trồng và chăm sóc cây ổi cảnh rất dễ dàng và tốn ít công sức. Để có được cây ổi cảnh (bonsai) đẹp trước tiên chúng ta cần chọn gốc ổi có hình dáng đẹp, cân đối. Bên cạnh đó cần lưu ý chăm sóc phòng ngừa sâu bệnh cho cây giúp mang lại hiệu quả trồng cây ưng ý. Từ những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, hy vọng các bạn đã có đủ kiến thức để trồng và chăm sóc cây ổi cảnh thành công.
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Ổi 4 mùa là loại ổi có nguồn gốc từ Đông Dư huyện Gia Lâm, Hà Nội , loại ổi ra trái quanh năm cho năng xuất cao. Có tên khoa học là có tên khoa học là Psidium guajava . Loại ổi này có khả năng chống chọi với sâu bệnh rất tốt.
bạn trồng ổi ở khoảng đất trống , đào hố với kích thước 50x50x50cm , khoảng cách mỗi hố nên cách nhau từ 3 – 5m
Bón lót: Chuẩn bị 3kg phân chuồng hoai mục; 1,5kg phân lân; 2kg NPK; 0,5 vôi bột, dùng quốc trộn đều phân với đất với nhau rồi lấp hố lại, khoảng 1 tháng sau mới tiến hành trồng cây giống.
Các bước thực hiện trồng cây ổi Đông Dư
Nên trồng ổi vào mùa mưa, để có nhiệt độ mát, cung cấp đủ lượng nước cho cây ổi, trồng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng dao rạch túi bầu đất, làm nhẹ nhàng tránh làm vỡ đất, đặt bầu đất vào chính giữ hố, sau đó lấp đất cao hơn cổ gốc khoảng 20cm. Nên cố định ổi bằng cây để tránh tình trạng lung lay , bung rễ.
Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để cây không bị mất nước và thích nghi với đất nhanh hơn. Để giữ được độ ẩm lâu hơn và không làm thoát hơi nước nhiều có thể sử dụng cỏ khô phủ quanh bề mặt gốc cây. Đồng thời để giữ bưởi cố định, không bị gió mạnh làm gãy hoặc đổ cành nên dùng nẹp và dây buộc cố định phần thân lại.
Tưới nước
Trong thời gian đầu khi vừa trồng cây, cần thường xuyên tưới nước có cây 2 lần vào buổi sáng và chiều mát. Đối với mùa khô hạn cần chú ý tăng thêm lượng nước tưới để cây luôn đủ độ ẩm, mùa mưa nên chú ý đến việc thoát nước kịp thời cho cây.
Cắt, tỉa cành
Khi cây được 3 tháng, cành và chồi non của cây phát triển khá nhiều và nhanh, vì vậy cần bấm bỏ một số ngọn để cây có thể phát sinh cành bên. Đồng thời cứ 6 tháng/lần cần tiến hành cắt tỉa những cành mọc vượt, cành đã ra trái, cành bị sâu bệnh,…
Bón phân
Mỗi năm nên chia thành 4 đợt để bón phân cho cây, tùy thuộc và tình trạng sinh trưởng của cây mà ta điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp.
- Đợt 1: Sử dụng phân NPK (12 -15 -16) với 400g phân đạm, hòa tan với nước tưới cho cây.
- Đợt 2: Dùng 300g phân đạm; 400 hàm lượng phân vi sinh, bạn có thể vừa làm cỏ xong thì rắc hỗn hợp phân xung quanh gốc cây.
- Đợt 3: 150g amon sunphat; 200 phân KCL; 150g Kali bón trực tiếp vào gốc cây.
- Đợt 4: Trước khi thu hoạch mùa vụ 2 tháng, hòa tan 250g phân đạm để trái to và ngọt hơn.
Ngoài ra, sau khi thu hoạch xong bạn có thể sử dụng thêm phân chuồng để rải xung quanh vườn ổi, nhằm giúp cải tạo đất cũng như cung cấp dinh dưỡng cho mùa vụ sau của cây.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây
Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh vườn ổi sạch sẽ để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu phát bệnh của cây, từ đó có những biện pháp phòng trị kịp thời.
Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh, cần có những biện pháp khắc phục tình trạng hoặc tiêu hủy những cây bị bệnh, tuyệt đối không để sâu bệnh phát triển lây lan ra khắp vườn.
Một số loại bệnh thường xuất hiện ở ổi Đông Dư
Bệnh đốm lá trên cây ổi Đông Dư
Bệnh này do nấm Cercospora psodii gây nên, khi nấm gây bệnh, trên cây sẽ xuất hiện những đốm tròn có tâm màu nâu nhạt, xung quanh có màu nâu đậm. Bệnh đốm lá sẽ gây rụng lá ở bưởi, làm trái giảm năng xuất, bị sâu đục tấn công
Phòng tránh
Để phòng tránh loại bệnh này, cần vệ sinh vườn ổi, cắt tỉa cành thường xuyên, khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành loại bỏ tránh để lây nhiễm sang các cây khác. Ngoài ra, có thể sử dụng vôi bột hoặc phun Copp – B 65 BHN để khắc phục tình trạng cho cây.
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Ý nghĩa phong thủy cây ổi
Rất nhiều người khi đến vườn Hoa cảnh Quang Vỹ đều hỏi Vỹ với một câu hỏi ” Cây Ổi trồng có ý nghĩa gì không anh, tại sao nhiều người lại thích trồng vậy?” Thì thực ra nó cũng không có ý nghĩa gì lớn, ban đầu trồng Vỹ chỉ thấy cây ổi khá dễ uốn, có quả ăn và đặc biệt là những cây ổi gần gũi, gắn bó với quê hướng với những ký ức tuổi thơ của Vỹ mà thôi. Và từ đó tôi bắt đầu đi săn lùng các gốc ổi đẹp, có hình dáng độc đáo cũng như tuổi đời lớn để thỏa mãn niềm đam mê cây cảnh của mình mà thôi.
Nhưng sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi cũng như trải nghiệm với các tác phẩm cây ổi bonsai thì nó tạo nên giá trị nghệ thuật bonsai Cổ – kỳ -mỹ -văn mà ai cũng yêu thích. Theo tôi thấy thì ý nghĩa phong thủy được tạo ra sau quá trình tạo thành ổi bonsai chứ không xuất phát ngay từ ban đầu, bởi ban đầu ổi đơn giản chỉ là cây ăn quá. Vậy nên sau khi tạo thành cây để cảnh thì nó là cây mang nhiều vượng khí, may mắn cho gia chủ, khiến gia đình luôn có cuộc sống bình yên.
Khám phá những cây ổi bonsai đẹp nhất Việt Nam
Trước khi quyết định có nên trồng ổi bonsai hay đưa ra những ý tưởng tạo dáng bonsai cho cây ổi cảnh của mình mọi người cùng xem qua một vài hình ảnh về cây ổi đẹp.
Cách trồng cây ổi bonsai
Để có một cây ổi cảnh, cây ổi bonsai đẹp phát triển tốt mọi người có thể xem qua cách trồng của Vỹ, đây là cách trồng mà tôi áp dụng cho nhưng cây ổi bonsai tại vườn Hoa cảnh Quang Vỹ hiện nay.
Cách trồng cây ổi mới bứng
Mọi người trồng ổi từ phôi cây thì lưu ý đến cách bứng của mình, bởi nếu bứng sai không đúng kỹ thuật cứ thế nhổ lên thì nguy cơ ổi trồng lại sẽ khó sống và chậm phát triển. Thực hiện trồng như sau:
- Đầu tiên, xé bầu đất dưới gốc ( kiểm tra đất ở bầu có bị nấm hay bị nhiềm phèn gì không. Nếu bị bệnh hay nhiễm phèn thì mọi người nên bỏ bầu đất đó đi.
- Chuẩn bị đất trồng/ chậu phù hợp
- Làm ẩm đất trước khi trồng xuống nhưng lưu ý là không làm quá nhão
- Tỉa bớt cành lá sau đó mới trồng vào đất, không được trồng cây lên mới tỉa và cắt cành lá
- Sau đó cho đất vào hố hoặc chậu và đặt cây vào ngay ngắn ém đất lại chặt ở phần gốc là được.
Cây mới bứng không nên trồng ngay vào đất hay chậu mà nên để cho mủ ở những vết chặt/cắt khô mới trồng.
Cách trồng phôi cây ổi
Phôi cây ổi là phần thô cây ổi sau khi được bứng lên, hiện tại ở vườn của Vỹ chủ yếu là phôi cây ổi. Phôi cây ổi được Vỹ đi khắp nơi săn lùng, đặc điểm toàn là cây có hình dáng đặc biệt, cây có tuổi đời cao nên rất dễ trồng.
Trồng phôi cây ổi cũng như trồng cây ổi mới bứng vậy, nếu bạn trồng cây cao thì nên làm thêm mái che bằng lưới để chắn nắng khiến cây không bị khô và mất nước vào mùa hè. Phôi cây nên tưới nước thường xuyên để làm mát thân cũng như mát đất sau một thời gian cây được bứng ra khỏi mặt đất.
Lưu ý đó là khi trồng phôi cây ổi mới bứng mọi người cần chuẩn bị chậu và hố trồng sao cho phần rễ của cây không bị hẹp, bị bẻ cong hay hẹp hơn so với hố trồng như vậy rễ cây sẽ không phát triền nhanh cũng như bám chắc được.
Bạn có biết: Cây Ổi trồng trước nhà có tốt không
Cách trồng cây ổi trong chậu
Đa số mọi người trồng ổi cảnh thì nên trồng vào chạu ngay từ đầu đúng không, Vỹ cũng vậy để sau này không phát mất thời gian và công sức đào từ đất bỏ vào chậu như vậy hạn chế sự phát triển ngay từ đầu. Để trồng trong chậu mọi người chú ý:
- Chọn chậu cây cảnh có kích thước phù hợp với phôi cây, với phần gỗ và rễ. Theo Vỹ thì bạn nên nhắm đến chậu phù với dám thế bonsai sàu này của mình sẽ như thế nào, tuy nhiên ban đầu nên chọn chậu vuông hoặc tròn là hợp nhất.
- Sau đó cho đất đã ủ hoai theo công thức của Vỹ đã hướng dẫn vào chậu và để cây ổi ngay ngắn chính giữa chậu, em chặt đất lại vào làm hơi ẩm đất một xíu
- Nếu là cây lớn, cây có dáng trồng đặc biệt thì có thể làm thêm các chân đỡ thân
Cách tạo dáng cây ổi
- Khi cây mới trồng không nên tạo dáng ngay bởi vào thời điểm này cây không đủ dinh dưỡng và sức để nuôi cành, lá….
- Thời điểm uốn đó chính là khi cây đã sống lại hoàn toàn trong chậu hay đất mới, rễ ra đều và bám sâu. Mọi người không uốn, tạo dáng khi cây ra lá non mà thời điểm thích hợp là uốn, tạo dáng vào lúc cấy rụng lá màu đầu tiền hoặc vào mùa thứ 2
- Uốn thân và cành không nên làm quá mạnh tránh làm gãy cành, tỉa lá trước khi uốn cũng là biện pháp hay mọi người có thể áp dụng
- Các thiết bị uốn cây cần có thép, kéo cắt tỉa cảnh, chân chống…
- Nếu cây có thân nhỏ thì khi cây ra quả mọi người nên cắt tỉa quả bớt, không để trĩu nẵng không đủ dinh dướng nuôi cây vừa làm mất đi dáng thế uốn nắn ban đầu
Việc uốn, tạo dáng cần có ký thuật không phải một sớm một chiều có thể học được. Mọi người có thể bỏ ít thời gian để tìm đến các nghệ nhân tạo hình cây để tham khảo ý tưởng và học cách uốn nắn cây cảnh.
Cách chăm sóc cây ổi bonsai
Cây ổi bonsai sau khi được tạo dáng thì đem đến một tác phẩm nghệ thuật nên mọi người cần tập trung vào chăm sóc để duy trì sự phát triển của cây như sau:
- Ổi là cây dễ sống nên chỉ cần duy trì việc tưới nước là cây phát triển bình thường. Tuy nhiên nên hạn chế tưới tầm cỡ 2- 3 lần/ tuần, tưới không để dư nước trong chậu, khiến cây bị ngập úng
- Thay đất trong chậu thường xuyên để đảm bảo cung cáp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Đất thay phải được ủ hoai trước không đắp đất thường vào cây ổi bonsai bởi n nhieuf làm cây bị cháy rễ và lá guy cơ mắc các bệnh nấm ở rễ cao.
- Bón phân hữu cơ và vô cơ với liều lượng vừa phải, tránh bón quá nhiều làm rễ bị loét, lá bị cháy.
Mua bán phôi cây ổi trồng bonsai ở Đà Nẵng
Hiện tại vườn Hoa cảnh Quang Vỹ của Vỹ có rất nhiều phôi cây ổi cảnh với dáng độc lạ và tuổi đời lâu năm, đảm bảo dễ tạo dáng bonsai sau khi trồng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua thì có thể liên hệ hoặc nếu có đam mê về cây cảnh thì cũng có thể liên hệ cùng nhau trao đổi kỹ thuật trồng, cung giao lưu cây cảnh.
Xem Top Cây ổi cảnh đẹp nhất Việt Nam
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Ý nghĩa phong thủy cây ổi
Rất nhiều người khi đến vườn Hoa cảnh Quang Vỹ đều hỏi Vỹ với một câu hỏi ” Cây Ổi trồng có ý nghĩa gì không anh, tại sao nhiều người lại thích trồng vậy?” Thì thực ra nó cũng không có ý nghĩa gì lớn, ban đầu trồng Vỹ chỉ thấy cây ổi khá dễ uốn, có quả ăn và đặc biệt là những cây ổi gần gũi, gắn bó với quê hướng với những ký ức tuổi thơ của Vỹ mà thôi. Và từ đó tôi bắt đầu đi săn lùng các gốc ổi đẹp, có hình dáng độc đáo cũng như tuổi đời lớn để thỏa mãn niềm đam mê cây cảnh của mình mà thôi.
Nhưng sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi cũng như trải nghiệm với các tác phẩm cây ổi bonsai thì nó tạo nên giá trị nghệ thuật bonsai Cổ – kỳ -mỹ -văn mà ai cũng yêu thích. Theo tôi thấy thì ý nghĩa phong thủy được tạo ra sau quá trình tạo thành ổi bonsai chứ không xuất phát ngay từ ban đầu, bởi ban đầu ổi đơn giản chỉ là cây ăn quá. Vậy nên sau khi tạo thành cây để cảnh thì nó là cây mang nhiều vượng khí, may mắn cho gia chủ, khiến gia đình luôn có cuộc sống bình yên.
Khám phá những cây ổi bonsai đẹp nhất Việt Nam
Trước khi quyết định có nên trồng ổi bonsai hay đưa ra những ý tưởng tạo dáng bonsai cho cây ổi cảnh của mình mọi người cùng xem qua một vài hình ảnh về cây ổi đẹp.
Cách trồng cây ổi bonsai
Để có một cây ổi cảnh, cây ổi bonsai đẹp phát triển tốt mọi người có thể xem qua cách trồng của Vỹ, đây là cách trồng mà tôi áp dụng cho nhưng cây ổi bonsai tại vườn Hoa cảnh Quang Vỹ hiện nay.
Cách trồng cây ổi mới bứng
Mọi người trồng ổi từ phôi cây thì lưu ý đến cách bứng của mình, bởi nếu bứng sai không đúng kỹ thuật cứ thế nhổ lên thì nguy cơ ổi trồng lại sẽ khó sống và chậm phát triển. Thực hiện trồng như sau:
- Đầu tiên, xé bầu đất dưới gốc ( kiểm tra đất ở bầu có bị nấm hay bị nhiềm phèn gì không. Nếu bị bệnh hay nhiễm phèn thì mọi người nên bỏ bầu đất đó đi.
- Chuẩn bị đất trồng/ chậu phù hợp
- Làm ẩm đất trước khi trồng xuống nhưng lưu ý là không làm quá nhão
- Tỉa bớt cành lá sau đó mới trồng vào đất, không được trồng cây lên mới tỉa và cắt cành lá
- Sau đó cho đất vào hố hoặc chậu và đặt cây vào ngay ngắn ém đất lại chặt ở phần gốc là được.
Cây mới bứng không nên trồng ngay vào đất hay chậu mà nên để cho mủ ở những vết chặt/cắt khô mới trồng.
Cách trồng phôi cây ổi
Phôi cây ổi là phần thô cây ổi sau khi được bứng lên, hiện tại ở vườn của Vỹ chủ yếu là phôi cây ổi. Phôi cây ổi được Vỹ đi khắp nơi săn lùng, đặc điểm toàn là cây có hình dáng đặc biệt, cây có tuổi đời cao nên rất dễ trồng.
Trồng phôi cây ổi cũng như trồng cây ổi mới bứng vậy, nếu bạn trồng cây cao thì nên làm thêm mái che bằng lưới để chắn nắng khiến cây không bị khô và mất nước vào mùa hè. Phôi cây nên tưới nước thường xuyên để làm mát thân cũng như mát đất sau một thời gian cây được bứng ra khỏi mặt đất.
Lưu ý đó là khi trồng phôi cây ổi mới bứng mọi người cần chuẩn bị chậu và hố trồng sao cho phần rễ của cây không bị hẹp, bị bẻ cong hay hẹp hơn so với hố trồng như vậy rễ cây sẽ không phát triền nhanh cũng như bám chắc được.
Bạn có biết: Cây Ổi trồng trước nhà có tốt không
Cách trồng cây ổi trong chậu
Đa số mọi người trồng ổi cảnh thì nên trồng vào chạu ngay từ đầu đúng không, Vỹ cũng vậy để sau này không phát mất thời gian và công sức đào từ đất bỏ vào chậu như vậy hạn chế sự phát triển ngay từ đầu. Để trồng trong chậu mọi người chú ý:
- Chọn chậu cây cảnh có kích thước phù hợp với phôi cây, với phần gỗ và rễ. Theo Vỹ thì bạn nên nhắm đến chậu phù với dám thế bonsai sàu này của mình sẽ như thế nào, tuy nhiên ban đầu nên chọn chậu vuông hoặc tròn là hợp nhất.
- Sau đó cho đất đã ủ hoai theo công thức của Vỹ đã hướng dẫn vào chậu và để cây ổi ngay ngắn chính giữa chậu, em chặt đất lại vào làm hơi ẩm đất một xíu
- Nếu là cây lớn, cây có dáng trồng đặc biệt thì có thể làm thêm các chân đỡ thân
Cách tạo dáng cây ổi
- Khi cây mới trồng không nên tạo dáng ngay bởi vào thời điểm này cây không đủ dinh dưỡng và sức để nuôi cành, lá….
- Thời điểm uốn đó chính là khi cây đã sống lại hoàn toàn trong chậu hay đất mới, rễ ra đều và bám sâu. Mọi người không uốn, tạo dáng khi cây ra lá non mà thời điểm thích hợp là uốn, tạo dáng vào lúc cấy rụng lá màu đầu tiền hoặc vào mùa thứ 2
- Uốn thân và cành không nên làm quá mạnh tránh làm gãy cành, tỉa lá trước khi uốn cũng là biện pháp hay mọi người có thể áp dụng
- Các thiết bị uốn cây cần có thép, kéo cắt tỉa cảnh, chân chống…
- Nếu cây có thân nhỏ thì khi cây ra quả mọi người nên cắt tỉa quả bớt, không để trĩu nẵng không đủ dinh dướng nuôi cây vừa làm mất đi dáng thế uốn nắn ban đầu
Việc uốn, tạo dáng cần có ký thuật không phải một sớm một chiều có thể học được. Mọi người có thể bỏ ít thời gian để tìm đến các nghệ nhân tạo hình cây để tham khảo ý tưởng và học cách uốn nắn cây cảnh.
Cách chăm sóc cây ổi bonsai
Cây ổi bonsai sau khi được tạo dáng thì đem đến một tác phẩm nghệ thuật nên mọi người cần tập trung vào chăm sóc để duy trì sự phát triển của cây như sau:
- Ổi là cây dễ sống nên chỉ cần duy trì việc tưới nước là cây phát triển bình thường. Tuy nhiên nên hạn chế tưới tầm cỡ 2- 3 lần/ tuần, tưới không để dư nước trong chậu, khiến cây bị ngập úng
- Thay đất trong chậu thường xuyên để đảm bảo cung cáp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Đất thay phải được ủ hoai trước không đắp đất thường vào cây ổi bonsai bởi n nhieuf làm cây bị cháy rễ và lá guy cơ mắc các bệnh nấm ở rễ cao.
- Bón phân hữu cơ và vô cơ với liều lượng vừa phải, tránh bón quá nhiều làm rễ bị loét, lá bị cháy.
Mua bán phôi cây ổi trồng bonsai ở Đà Nẵng
Hiện tại vườn Hoa cảnh Quang Vỹ của Vỹ có rất nhiều phôi cây ổi cảnh với dáng độc lạ và tuổi đời lâu năm, đảm bảo dễ tạo dáng bonsai sau khi trồng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua thì có thể liên hệ hoặc nếu có đam mê về cây cảnh thì cũng có thể liên hệ cùng nhau trao đổi kỹ thuật trồng, cung giao lưu cây cảnh.
Xem Top Cây ổi cảnh đẹp nhất Việt Nam
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây ổi
1.1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng đạm
Đạm là chất dinh dưỡng đa lượng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây, đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng mạnh. Theo một số nghiên cứu, để tạo ra 1 kg chất khô cây ổi cần cung cấp 9,8g Nitơ.
Thiếu N trên cây ổi, lá vẫn có hình dạng bình thường, nhưng phiến lá và gân lá chuyển sang màu vàng nhạt làm giảm khả năng quang hợp. Thiếu N cũng làm giảm kích thước quả, trọng lượng và số quả trên cây, năng suất thấp.
Triệu chứng thiếu đạm trên lá ổi (từ lá non đến lá trưởng thành)
1.2. Xác định nhu cầu dinh dưỡng Lân
Lân kích thích sự phát triển bộ rễ, làm rễ ăn sâu vào trong đất và lan rộng ra chung quanh làm cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây chống chịu hạn và ít đổ ngã.
Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Để tạo ra một 1 kg chất khô cây ổi cần 1,2 kg P.
Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, mặt trên của lá có màu đỏ tươi, hiện tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong, nếu thiếu P nghiêm trọng lá chuyển sang màu huyết dụ.
Triệu chứng thiếu Lân trên lá ổi và Lá ổi bị thiếu lân (bên trái), lá ổi bình thường (bên phải)
1.3 Xác định nhu cầu dinh dưỡng Kali
Kali là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và quan trọng trong việc nâng cao sản lượng trong sản xuất nông nghiệp.
Kali thường được nhắc đến như là một nhân tố tác động đến chất lượng của trái.
Đối với một số giống ổi bón Kali với liều lượng từ 160g đến 320g K 2 O/ làm cho cây cao hơn, tăng hàm lượng đường, kích thước trái và hàm lượng acid Ascorbic so với các nghiệm thức không bón Kali.
Thiếu Kali, lá ổi xuất hiện các đốm với hình dạng khác nhau, đốm xuất hện trên toàn lá, bắt đầu từ phiến lá sau đó lan dần tới gân lá.
Triệu chứng Thiếu Kali trên lá ổi
– Canxi (Ca): Canxi ảnh hưởng đến độ săn chắc của quả, giảm hàm lượng vitamin C, tăng nhanh quá trình chín, giảm thời gian bảo quản quả. Để tạo ra 1 kg chất khô, cây ổi cần 0,8g canxi.
Thiếu canxi thân cây mềm yếu, hoa rụng, nếu thiếu nặng thì đỉnh chồi có thể bị khô, các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy và chết.
Triệu chứng thiếu Canxi trên lá ổi
– Mg (Magiê): Thiếu Mg lá ổi sẽ mất màu xanh bình thường và xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong lên, thiếu nặng cây có thể bị chết khô. Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục.
Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là nguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già. Để tạo ra 1kg chất khô, cây cần 0,8g Magiê. Nếu dư thừa magiê sẽ làm thiếu kali.
– Fe (sắt): Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây, là thành phần chủ yếu của nhiều enzim, đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hoá diệp lục tố.
– Theo các nghiên cứu cho thấy để tạo ra 1kg chất khô, cây ổi cần được cung cấp 15mg sắt.
– Thiếu Sắt gây ra hiện tượng màu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ ràng giữa những gân lá màu xanh và khoảng giữa màu vàng. Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt.
Triệu chứng thiếu sắt trên lá ổi
– Vì Sắt không được vận chuyển giữa các bộ phận trong cây nên biểu hiện thiếu trước tiên xuất hiện ở các lá non gần đỉnh sinh trưởng của cây.
Triệu chứng thiếu sắt trên lá non
Sự thiếu sắt có thể xảy ra do sự thiếu cân bằng với các kim loại khác như Molipden, Đồng hay Mangan. Một số yếu tố khác cũng có thể gây thiếu sắt như quá thừa Lân trong đất; do pH cao kết hợp với giầu Canxi, đất lạnh và hàm lượng Carbonat cao; thiếu sắt do di truyền của cây; thiếu do hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.
– B (Bo): Bo ảnh hưởng tới đỉnh sinh trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.
Để tạo ra 1kg sản phẩm khô cây ổi cần được cung cấp 6mg Bo.
Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên, khi thiếu nặng sẽ làm hoại tử phần lõi quả.
Triệu chứng thiếu Bo – lõi qủa bị đen do thiếu Bo trên trái ổi
2. Xác định loại phân bón cho cây ổi
2.1. Xác định các loại phân bón cho ổi
Ổi yêu cầu nhiều phân, do đó cần cung cấp liên tục cho cây từ khi trồng đến khi cho trái. Lượng phân bón cung cấp cần gia tăng dần khi cây lớn.
Tùy vào điều kiện đất đai, địa hình, tuổi sinh trưởng của cây… mà lựa chọn các loại phân bón khác nhau, tuy nhiên phân bón trên cây ổi gồm các loại chủ yếu sau:
– Bón lót cho cây ổi: để bón lót cho ổi thường sử dụng các loại phân sau: Phân hữu cơ đã hoai mục, phân lân, vôi bột.
– Bón thúc cho cây ổi: Bón thúc cho cây ổi nên chọn các loại phân: NPK 16-16-8, KCl, Urê…
– Các loại phân bón lá khác có thể sử dụng: HVP TĐT – siêu ra hoa tăng đậu trái, HVP siêu canxi siêu BO, HVP 1001.S …
2.2. Tính lượng phân bón cho cây ổi
Lượng phân bón tùy theo độ màu mỡ của đất vườn và tình trạng sinh trưởng của cây. Theo khuyến cáo để cây ổi cho năng suất cao, chất lượng tốt thì cần bón nhiều phân.
Lượng phân bón được khuyến cáo như sau:
Phân hữu cơ đã hoai mục (15 tấn/ha) Phân lân (750 kg/ha),Vôi bột (300 kg/ha), cách bón: trộn đều với đất giúp.
- Bón phân cho cây ổi giai đoạn kiến thiết cơ bản
+ Phân hữu cơ: Lượng phân chuồng: 50-100kg/cây, đào rãnh bón.. Ngoài ra có thể dùng nước thải từ hầm biogas pha với 70% nước rồi tưới thường xuyên 2-3 lần/tuần kể từkhi cây có nụ.
+ Năm thứ nhất. Lượng phân bón cần cho một gốc ổi là: 200g phân NPK(16:16:8), 50g urê, 50g KCl.
- Bón phân cho cây ổi giai đoạn kinh doanh
– Năm thứ 2. Lượng phân bón cho một gốc: 400-500g phân NPK (16-16-8), 100g urê, 100g KCl. Chia thành 4 lần để bón trong 1 năm.
– Năm thứ 3. khi cây cho quả ổn định. Tiến hành bón phân thành nhiều lần.
Bón thúc ra hoa: 200-300g phân NPK (16-16-8), 100g urê. Bón rải quanh gốc. Bón xong vun đất lấp.
Bón nuôi quả: 1-1,5 tháng sau khi bón nuôi hoa. Tiếp tục bón 15 ngày 1 lần kết hợp với bấm ngọn để kích thích ra chồi và nuôi quả. Bón tất cả khoảng 10 lần.
Lượng bón cho một cây : 100-200g NPK (16-16-8), 100g urê, 100g KCl, 20-30kg phân hữu cơ.
Cách bón: xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7 -1,0m. Bón phân xong lấp đất kín.
+ Thời kỳ ra nụ chuẩn bị nở hoa có thể dùng một số loại phân bón lá giúp tăng khả năng đậu trái như: HVP…
+ Thời kỳ mang trái để hạn chế rụng có thể dùng phân chứa Bo để phun.
+ Trước khi thu hoạch 20 ngày có thể phun các phân như: HVP 1001.S (0 – 25 – 25)…giúp tăng chất lượng trái thu hoạch.
Liệu lượng pha theo hướng dẫn trên bao bì.
4. Bón phân cho ổi
4.1. Chuẩn bị phân bón và các dụng cụ bón phân
– Chuẩn bị phân bón và cân phân bón: Cân đúng lượng phân cần bón theo quy trình.
– Vận chuyển phân bón đến vị trí bón: có thể dùng xe rùa, hoặc xe cơ giới nhỏ nếu như vườn bằng phẳng.
– Chuẩn bị các dụng cụ dùng để bón phân bao gồm: đồ bảo hộ lao động, cuốc , xẻng, thùng đựng hoặc để hòa phân….
4.2. Bón phân cho ổi giai đoạn kiến thiết cơ bản
– Phân chuồng: Cách gốc 50-100cm, đào một rãnh xung quanh gốc có bề rộng 20cm, sâu 30cm, rải đều phân vào rãnh rồi lấp đất lên, dùng cỏ khô phủ lên trên mặt rãnh sau đó tưới nước.
Bón phân theo rãnh
Các phân vô cơ được hoà vào nước để tưới vào gốc.
– Hòa phân với 1 lượng nước vừa phải. Đổ phân và nước vào thùng
Hòa phân bón
– Dùng que khuấy đều phân trước khi đem đi tưới.
Khuấy đều phân bón
4.3. Bón phân cho cây ổi giai đoạn kinh doanh
Cách bón:
– Xẻ rãnh vòng quanh gốc, cách gốc 0,7-1,0 m. Kích thước rãnh: bề rộng 20cm, sâu 30cm
Đào rãnh theo đường kính tán
– Rải đều phân vào rãnh rồi lấp đất lên.
Rải phân vào rãnh
– Bón phân xong lấp đất kín, tưới nước và phủ rơm rạ cỏ khô lên.
Lấp đất sau khi bón
Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc ổi – Bộ NN&PT NT
Hướng dẫn đào hố trồng ổi, bón phân lót trước khi đặt bầu ổi, cắm cọc, buộc dây, tước nước cho cây ổi sau khi trồng, chuẩn bị vật liệu và kỹ thuật che nắng, phủ (tủ) gốc cho ổi mới trồng…
Xác định độ ẩm đất, thời điểm tưới và tiêu nước cho cây ổi. Các phương pháp tưới nước cho cây ổi: Tưới phun, tưới rãnh, tưới nhỏ giọt… phương pháp tiêu nước phù hợp với yêu cầu nước của cây ổi.
Giới thiệu các loại cỏ dại trong vườn ổi, tác hại của cỏ dại đối với cây ổi, hướng dẫn các biện pháp làm sạch cỏ trên vườn trồng trước khi bón phân…
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Lạ mắt với ngoại hình tím ngắt từ quả, lá cho đến cả thân cây. Cây ổi tím khiến ai nhìn thấy lần đầu cũng phải ngạc nhiên rồi thích thú thưởng thức hương vị ngọt ngào đặc trưng của chúng. Có thể nói ổi tím là loại cây kì lạ nhất trong các giống ổi mà bạn đã từng thấy. Ổi tím có nguồn gốc từ miền Nam Mexico và các nước vùng Trung Mỹ. Từ khi đến Việt Nam giống ổi này đã tạo nên cơn sốt trên khắp các diễn đàn và nhà vườn khiến nhiều người ưa chuộng.
Cây ổi tím là gì?
Ổi tím (đỏ) là một giống ổi mới và lạ của Malaysia có nguồn gốc từ miền Nam Mexico và Trung Mỹ. Ổi đã thâm nhập ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt là trên các đảo của Thái Bình Dương: Ổi đỏ (Ổi tím Malaysia). Đặc điểm nổi bậc của giống ổi tím là lá có màu tím, hoa màu tím, trái màu tím, rễ cũng có màu tím hoàn toàn đặc trưng. Hoa ổi có màu tím rất đẹp, có người còn ví giống như hoa Anh Đào. Quả ổi tím có kích thước không to lắm, là giống ổi có hạt khi chín phần ruột sẽ mềm và có mùi đặc trưng. Cây giống ổi tím trồng khoảng 10 tháng là cây bắt đầu ra hoa. Từ khi ra hoa đến khi thu hoạch quả mất khoảng 3 tháng. Ổi tím là giống ổi rất dễ trồng không kén đất chịu được cả các vùng đất phèn, mặn. Có màu tím đặc trưng giống ổi này thường được trồng để làm cảnh. Chính vì như vậy nên hiện nay trồng cây ổi tím cũng là một bài toán cho hiệu quả kinh tế cao, bà con nên quan tâm để có hướng đầu tư hiệu quả
Lợi ích và ứng dụng cây ổi tím
Cây ổi tím có chiều cao vừa phải tiết kiệm diện tích, màu sắc độc đáo nên rất được ưa chuộng trồng làm cảnh trong chậu và thu hái quả sạch cho nhà phố, quán cà phê, khách sạn, nhà hàng.
Cây ổi tím có hình dáng đẹp còn được trồng ở các khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu đô thị,… mang đến vẻ đẹp lạ mắt và thu hút, làm điểm nhấn cho không gian.
Thời gian trồng và thu hoạch ổi tím thường ngắn hơn so với cây ổi thông thường, cây lại cho quả quanh năm, sai quả nên cho năng suất cao được nghiên cứu để trồng đại trà trong vườn rộng lớn trở thành loại cây chuyên canh, giúp làm giàu hiệu quả.
Quả ổi tím lại rất giàu dinh dưỡng bao gồm: Vitamin C,B,A – cao gấp 4 lần so với cam và 1,5 lần so với các loại ổi khác, sắt, canxi, polasium. Chất kháng khuẩn trong ổi tím gấp 1,5 ổi thường và 1,25 lần so với ổi xanh.
Ngoài ra Thành phần dinh dưỡng chủ đạo trong quả ổi tím: Nước chiếm 74-87%; Thịt quả 13-26% Tro 0,5-1,0; 0,4-0,7 %; Protein và chất béo 0,8-1,5%
Ngoài ra các bộ phận từ vỏ rễ,búp, thân, lá non, ổi tím còn có công dụng chữa bệnh hiệu quả bằng khả năng sát trùng, làm se. Các vitamin C,B,A hoạt động chống oxy hóa, chống lão hóa. Lá ổi giúp se da do có chất tannin. Dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi có khả năng kháng khuẩn.
Cách trồng
Tiêu chuẩn chọn giống
Ổi tím hiện nay được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc ghép cây. Dù bằng phương pháp nào bạn cũng cân chọn những cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh và chiều cao trên 50cm.
Cây ổi giống đạt chuẩn không sâu bênh
Thời vụ trồng
Ổi tím trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5 tháng 6.
Tiêu chuẩn chọn đất
Cây ổi tím không kén đất nhưng phù hợp nhất vẫn là loại đất thịt giàu dinh dưỡng. Nếu như trồng trên đất phù sa thì rất tốt, cây sẽ phát triển một cách hiệu quả nhất và cho quả ngon nhất.
Làm hố trồng cây
Bạn có thể trồng ổi tím trong vườn để lấy quả hoặc có thể trồng trong chậu làm cảnh đều được. Nếu trồng trong chậu bạn cần chọn loại chậu tối thiểu 50cm. Nếu trồng trong vườn bạn cần chuẩn bị hố trồng và bón lót phân trước đó 1 tháng.
Hố trồng ổi có đường kính khoảng 40x50x50cm. Khoảng cách giữa các hố là 3m. Sau khi đào xong bạn tiến hành bón lót cho hố phân chuồng hoai mục 30kg, phân NPK 1kg +vôi bột khử trùng các mầm bệnh trong đất.
Cách chăm sóc ổi tím
Sau khi chuẩn bị xong đất trồng bạn tiến hành trồng cây xuống. Đào hố nhỏ kích thước vừa với miệng bầu đất. Nhẹ nhàng đặt bầu đất vào và lấp đất lên ngang bằng với phần gốc. Nèn chặt cho cây đứng chắc trên nền đất và sau đó bạn tưới nước ngay cho cây.
Chế độ nước
Cây muốn khỏe mạnh cần cung cấp đủ nước. Đặc biệt ổi tím ưa ẩm nên cần định kì tưới 2 ngày 1 lần cho cây. Vào mùa mưa thì không cần tưới nước mà chú ý phần thoát nước dưới đất cho cây.
Chú ý : Để cây khỏe mạnh bạn cần phải chăm vun xới và nhổ sạch cỏ dại. Mùa khô hạn có thể rải quanh gốc một chút rơm rạ để hạn chế thoát hơi nước và tạo phân hữu cơ nuôi dưỡng cho cây.
Cắt tỉa và tạo tán cho cây
Để cây ra nhiều quả và cho chất lượng tốt nhất bạn cần cắt tỉa cành và tạo tán cho cây. Sau khi trồng ổi tím khoảng 3 tháng, lúc này cây đã có chiều cao 1m. Lúc này bạn tiên hành cắt tỉa ngọn để tạo những cành cấp 1. Sau khi cành cấp 1 bị cắt sẽ đâm ra 2 cành mới ở cặp nách lá gần với vết cắt. Khi cành cấp 2 này phát triển dài ra hơn tiếp tục cắt ngọn để tạo ra cành cấp 3. Thời gian sinh trưởng cành cấp 3 sẽ nhanh hơn cành cấp 2. Bạn có thể cắt để cho ra tiếp cành cấp 4 hoặc 5. Từ vị trí nách lá này sẽ có ra 1 đến 2 cặp nụ hoa.
Chý ý : Ngoài việc tỉa cành ra để tạo cành thứ cấp bạn cũng cần loại bỏ những cành yếu, già và sâu bệnh. Điều này sẽ làm cho cây tập trung nuôi dưỡng các cành khác tốt hơn.
Bón phân Cho Cây Ổi Tím
Việc bón phân là điều cần thiết nếu muốn quả to và chất lượng hơn.
Năm 1: Bạn tiến hành bón phân NPK theo tỷ lệ 12 – 15 – 18, định kì 2 tháng bón 1 lần mỗi lần 100g cộng với 50g amon Sunphat.
Năm 2: Định kì 2 tháng 1 lần bạn bón tiếp loại phân tương tự nhưng tăng lều lượng lên 200g, cộng với 100g amon sunphat.
Các năm tiếp theo tùy vào điều kiện sinh trưởng của cây và những đợt thu hoạch mà bạn tăng giảm lượng phân bón sao cho hợp lý.
Bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho ổi tím
Phòng trừ sâu bệnh cho cây ổi tím
Cây ổi tím là một giống ít sâu bệnh tuy nhiên vẫn thường gặp một số loại sâu bệnh hại điển hình như sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu vẽ bùa và bệnh lở cổ rễ, vv. Cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời các loại bệnh này để có cách xử lý tốt nhất. Với những loại côn trùng bạn có thể xử lý bằng tay hoặc phun một số loại chế phẩn sinh học để bảo vệ cây khỏe mạnh hơn.
Thu hoạch ổi tím
Giống ổi tím cho ra quả khá nhanh. Nếu trồng đúng tiêu chuẩn thì chỉ 8 đến 10 tháng cây đã bắt đầu thu hoạch. Sau khi chín ổi tím có đường kính khá to và đẹp. Bạn dùng kéo cắt từng quả một nhẹ nhàng xếp vào giỏ rồi bảo quản nơi thoáng mát sẽ giữ được chất lượng ổi lâu hơn.
Kết.
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Hiện nay trồng cây trong chậu tại nhà đang được người dân thành phố quan tâm thực hiện, riêng cây ổi lê được thông tin tuyên truyền rộng rãi bởi đặc tính của cây ổi lê vừa dễ trồng mau thu hoạch cho trái vừa dòn ngon ngọt.
1. Chọn đất và chọn chậu trồng cây ổi lê
Cây ổi nói chung hầu như không kén đất, tuy nhiên do trồng trong chậu nên cần lưu ý chọn đất trồng cây tơi xốp thoát nước tốt và bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục, tốt nhất nên chọn phân trùn quế để rễ cây không bị nấm bệnh. Có thể phối trộn gía thể trồng cây ổi lê với tỷ lệ tro trấu, xơ dừa, trấu sống, phân trùn quế là 2:0,5:0,5:1.
Chọn chậu trồng cây ổi lê tại nhà phải có kích thước tương đối đủ để cây có trái thường xuyên, chọn chậu sành hay thùng nhựa DS với kích thước đường kính chậu từ 30-40cm, chiều cao chậu từ 35-50 cm, chậu càng to cây càng lớn cho nhiều cành nhánh.
Cho đất trồng cây vào 2/3 chậu, sau đó trồng cây ổi lê giống vào, nhớ tháo bỏ lớp nilon bao rễ, dùng tay chèn nén chặt quanh cổ cây không cho cây lung lay khi tưới. Nhớ đặt chậu nơi có ánh sáng đầy đủ hay có thời gian chiếu sáng hoàn toàn từ 5-6 giờ để cây quang hợp và ra hoa ra trái.
Lưu ý dùng vật kê cao đáy chậu để chống úng cho cây khi tưới nước.
2. Chọn giống cây ổi lê
Để cây ổi lê trồng trong chậu nhanh có trái nên chọn cây giống từ chiết cành, từ lúc trồng vào trong chậu đến khi ra trái chỉ mất 4-6 tháng.Tuy nhiên cây giống từ nguồn này mau bị già cỗi thoái hóa vì cây giống chiết có tuổi già như tuổi cây mẹ.
Nếu trồng cây ổi lê bằng hạt thì phải mất 3-4 năm mới cho trái và thời gian thu hoạch lâu hơn.
3. Cách chăm sóc cây ổi lê trồng chậu tại nhà
Khoảng 15-20 ngày là cây ổi lê vừa trồng trong chậu sẽ ra rễ và đâm lá mới, khi thấy lá non đã già thì bắt đầu bón thêm phân NPK 16.16.8 khoảng muỗng cà phê và surper lân khoảng muỗng canh, tất cả cho rải xung quanh đất ngoài gốc cây ổi, tưới nước đầy đủ sau khi bón phân.
Hàng tháng bón định kỳ 1 lần đất dinh dưỡng phân trùn quế một lớp 2-3 cm vào mặt chậu ( vào đầu tháng) và một ít phân vô cơ như trên vào giữa tháng. Không bón phân vô cơ nhiều đạm như urê, SA sẽ làm cây ổi chỉ có lá xanh mà không ra trái.
Cây ổi lê trong trong chậu cần phải tưới nước đầy đủ bảo đảm cây đủ ẩm và bộ rễ không bị thiếu nước, trường hợp tưới thiếu nước cây ổi dễ bị rụng lá và khô cành dần.
Khi thấy cây ổi lê bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì tỉa bỏ bớt trái để dưỡng cho trái ổi còn lại mau lớn, mỗi cành chỉ để 1-2 trái phía trong gần thân chính, ngắt bỏ trái phái ngoài ngọn. Mỗi cây ổi lê trồng trong chậu nên nuôi từ 3-4 trái là đủ. Nếu để quá nhiều trái trên cây thì không đủ dinh dưỡng, trái ổi dễ bị rụng.
Khi cây ổi lê cho vài đợt trái và thấy hiện tượng cây bắt đầu suy yếu thưa lá , lá mới nhỏ dần thì tiến hành cắt tỉa thu gọn bớt tán cây, bón phân đầy đủ để cây ổi lê bắt đầu cho đợt trái mới.
Khi thấy cây ổi lê đã quá lớn so với kích thước chậu hiện hữu thì phải thay chậu khác lớn hơn, cây ổi mới sinh trưởng tốt.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Cây ổi lê trồng trong chậu tại nhà ít khi bị sâu bệnh tấn công, chỉ khi có trái cần phải bao lại bằng bich ni lon để tránh bị ruồi hút chích làm thối quả.
Có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học hay nước tỏi và ớt phun cho cây ổi nhằm xua đuổi côn trùng không tới gần.
Cách trồng cây ổi lê trong chậu tại nhà không khó, đề nghị quý bà con quan tâm chăm sóc để tận hưởng hương vị những trái ổi lê ngon do mình tự trồng.
chúng tôi
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA TRÂM ỔI
- Cây hoa trâm ổi hay cây thơm ổi, cây hoa Ngũ sắc.
- Màu sắc: vàng, cam, đỏ, trắng.
- Hoa trâm ổi là loại cây thuộc họ cỏ Roi ngựa.
- Đường kính hoa: 2.5 – 5cm
- Chiều cao thân: 20 – 200cm
- Nguồn gốc hoa trâm ổi: Miền Trung Nam Mỹ.
Thời gian hoa trâm ổi nở từ tháng 6 – 10. Màu hoa sẽ chuyển từ màu vàng sang màu cam, sau đó không lâu sẽ đổi sang màu đỏ. Nên trồng ở nơi có đủ ánh nắng và điều kiện thoát nước tốt. Có hai loại là loại thẳng đứng và loại hoa thân bò… Cây hoa trâm ổi là loại cây ngắn ngày có thể chịu được giá rét.
Cách trồng hoa trâm ổi
– Gieo trồng cây hoa trâm ổi: mùa xuân mua cây giống về trồng, thời gian thích hợp là tháng 5. Tỉ lệ đất trồng là 6 phần đất Akadama hạt nhỏ và 4 phần đất sét, kết hợp với bón phân. Đặt cây nơi có đủ ánh nắng và điều kiện thoáng gió tốt.
– Khi cây đang nở hoa: nếu không tưới nước sẽ khiến cây bị khô và lá có thể bị tổn thương, vì thế nên tưới nhiều nước trước khi bề mặt đất trong chậu khô lại.
– Đổi chậu trồng: tốc độ phát triển của rễ rất nhanh và dễ bị rối, vì thế vào tháng 9 nên cắt tỉa rễ và nhánh, sau đó chuyển cây sang chậu lớn hơn. Đất trồng như trên, kết hợp với bón phân. Mùa đông tốt nhất nên chuyển cây vào nhà.
Chú ý
Nếu cây trâm ổi hấp thụ nước kém, và rễ mọc dài xuống đáy chậu, thì đó là dấu hiệu cho thấy nên chuyển cây sang trồng ở chậu lớn hơn. Nên đổi chậu trồng sớm để tránh thân phát triển kém. Sau khi thời tiết trở nên lạnh hơn phải chuyển cây vào phòng, đặt cánh cửa sổ và giảm tưới nước.
Điểm quan trọng
– Đặt cây hoa trâm ổi nơi có đủ ánh nắng.
– Tưới nhiều nước cho cây.
– Rễ phát triển rất nhanh vì thế nên đổi chậu trồng nhiều lần.
– Mùa đông đặt cây bên cửa sổ nơi có ánh sáng.
Sưu tầm và biên soạn.
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Cập nhật vào 27/11
Hẳn nhiều người đã biết đến giống ổi găng cho quả nhỏ, nhưng khi ăn rất ngon, giòn và rất lạ miệng, khiến người ăn bị gây nghiện. Loại cây này được trồng nhiều ở miền Bắc.
Tuy nhiên, nếu muốn ổi cho năng suất cao, nhiều quả, hàm lượng dinh dưỡng đầy đủ thì phải chú ý cách trồng và chăm cây như sau:
Chọn vụ để trồng ổi
Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất.
Nếu trồng trong vườn, chăm sóc chu đáo, trồng vào thời gian nào cũng sống. Tuy vậy miền Bắc trồng vào tháng 2, 3 ; miền Nam trồng vào tháng 4, 5 đầu vụ mưa đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.
Chú ý đến khoảng cách giữa các cây
Khoảng cách trung bình 5 x 5m (400 cây/ha). Ở miền Nam, khoảng cách trồng hẹp chỉ 4 x 4m có khi chỉ 3 x 3m. Có người trồng 4 x 2m khi cây giao tán thì 2 cây đốn 1, còn 4 x 4m. Ở những đất tốt, phân bón nhiều, chăm sóc đầy đủ có thể trồng thưa hơn và ngược lại, trồng những giống mới, thấp cây, chóng được thu hoạch thì trồng dày hơn.
Theo các tác giả Ấn Độ, trồng dày ảnh hưởng đến chất lượng: độ Brix thấp xuống, axit nhiều hơn tuy vitamin C cũng nhiều hơn (96).
Kỹ thuật trồng
Đào hốc để trồng: kích thước 80 x 80 x80 cm hay 60 x 60 x 60 cm. Mỗi hốc bỏ khoảng 25 kg phân hữu cơ thật hoai (10 tấn/ha) cộng với 1 kg supe photphat, 1 kg kali sunphat và phải đào hốc bỏ phân trước khi trồng 1, 2 tháng .
Ngoài ra bạn cần chú ý cách phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây ổi để đảm bảo cây được phát triển bình thường.
Kỹ thuật trồng không có gì đặc biệt, chú ý không làm vỡ bầu, không trồng quá sâu hoặc quá nông, phải tính đến độ lún của đất, để sau khi tưới đẫm hoặc mưa to làm cho cây lún sâu xuống đất, cổ cây vẫn ngang với mặt đất. Người ta thường cho rằng cây ổi dễ tính, không cần chăm sóc. Đó là một điều sai lầm. Trồng giống ổi ngon, sản lượng cao phải chú ý tưới nước bón phân nếu không cây ổi vẫn mọc, nhưng không hoặc ít quả. Tuy cây ổi chịu hạn và chịu úng nhưng cần nhiều nước vậy phải cần tưới nếu quả non đương lớn gặp hạn và vườn ổi thoát nước mới có nhiều quả và ít sâu bệnh. Yêu cầu bón phân của ổi cao hơn cam là một thứ cây đòi hỏi bón phân nhiều, nhất là đạm.
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
CÁCH TRỒNG ỔI CẨM THẠCH ĐƠN GIẢN, SAI QUẢ, BẠN ĐÃ BIẾT?
Thời điểm trồng cây
Giống ổi cẩm thạch dễ tính nên bạn có thể trồng vào mọi thời điểm trong năm, riêng miền Bắc thì thường nên trồng vào tháng 2 hằng năm.
Kỹ thuật trồng
Sau khi đã tạo xong hố trồng, quý khách nên chọn những bầu cây khỏe mạnh nhất, cắt tỉa hết mầm cỏ dại quanh gốc trồng xuống hố. Đối với cây con cần tháo bọc nhưng chú ý không được làm vỡ bầu đất. Đặt cây vào ngay giữa hố, sau đó lấp đất ngập mắt ghép từ 5-10cm và cắm cọc lại rồi buộc phần dây giữ cho cây không bị lung lay
Cách tỉa cành và tạo dáng cho cây
Bạn nên tiến hành bấm ngọn để cho cây tạo cành cấp 2 và cấp 3 khi ổi cẩm thạch cao khoảng 1m. Với mỗi cây nên để khoảng 10 cành ra đều hai bên là được. Nên thường xuyên cắt tỉa và loại bỏ mầm dại từ gốc ghép. Mặc dù là giống cây ưa ẩm, cần đảm bảo đầy đủ độ ẩm nhưng khi mưa kéo dài nên tháo hết nước ngay để tránh ngập úng.
Bón phân cho cây ổi cẩm thạch
Để cây mau ra quả và cho chất lượng quả to, thơm ngon thì bạn nên sử dụng thêm phân bón cho cây vào 2 thời điểm: bón lót trước khi trồng và bón thúc vào thời điểm ra hoa đậu quả.
Bón lót: Trộn hỗn hợp gồm 10kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân NPK và thêm một lượng vôi bột tùy ý để bón cho đất trước khi trồng cây
Bón thúc: Thời điểm cây ra hoa và tạo quả, bón 0,2kg phân NPK và định kì mỗi tháng bón liên tiếp cho đến khi cây ra hoa thì dừng. Sau khi cây ra hoa được 1 tuần nên bón thúc tiếp khoảng 0,3kg phân NPK để quá trình tạo quả được diễn ra tốt hơn.
Với những côn trùng có hại bạn có thể phun chế phẩm Sherpa 0,2-0,3%, Trebon 0,2% hoặc có thể bắt bằng tay. Để phòng một số loại bệnh như sương mai, đốm quả, bạn nên sử dụng dung dịch Ridomil 0,2%, Anvil 0,2% để phun cho cây. Bạn cũng có thể sử dụng biện pháp bao quả để có thể tránh được sâu bệnh và cho mẫu mã đẹp.
Bên cạnh cách trồng ổi cẩm thạch, việc lựa chọn giống cây ổi cẩm thạch chất lượng cũng quan trọng không kém. Để được tư vấn lựa chọn những cây ổi khỏe đẹp, bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của chúng tôi tại địa chỉ 32/1 Bàu Cát 1, P.14, Q. Tân Bình, TP HCM hoặc gọi điện đến hotline 082.999.66.88 (zalo, viber). Đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình được trang bị đầy đủ kiến thức về cây trồng luôn sẵn sàng phục vụ bạn 24/24.
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang đọc các thông tin trong chủ đề Cách Trồng Cây Ổi trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích đối với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!
Chủ đề xem nhiều
Bài viết xem nhiều
Từ khóa » Chăm Sóc Cây ổi Bonsai
-
Cách Trồng Và Tạo Dáng Cây Ổi Bonsai, Mới Bứng, Ổi Cảnh đẹp Nhất
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Bon Sai
-
Hướng Dẫn Trồng Và Uốn Tỉa Cây ổi Bonsai - Làm Thợ
-
CÁCH CHĂM SÓC CÂY ỔI - Trồng Cây Ổi Làm Cảnh?
-
KỸ THUẬT TRỒNG CHĂM SÓC CÂY ỔI BONSAI - YouTube
-
Ngắm Cây ổi 150 Triệu Và Kinh Nghiệm Chăm Cây ổi Trong Chậu
-
Top #10 Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Ổi Bonsai Xem Nhiều ...
-
Hướng Dẫn Trồng Và Uốn Tỉa Cây ổi Bonsai - Thevesta
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Bon Sai
-
Top 14 Cách Trồng Cây ổi Mới Bứng
-
Cây ổi | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Bon Sai | - Shophoa