Cách Trồng Cây Sả đúng Cách để Cây Xanh Tốt, đuổi Muỗi Trong Nhà
Có thể bạn quan tâm
- Mới nhất
- Hot nhất
- iNgon
- Cưới hỏi
- Làm mẹ
- Nghệ thuật sống
- Sức khỏe
- Thời trang
- Tình yêu
- Nhà đẹp
- Giải trí
- Chủ đề
seminoon @seminoon
Cách trồng cây sả đúng cách để cây xanh tốt, đuổi muỗi trong nhà 19/04/2015 12:19 PM 23,114Cách trồng cây sả đúng cách để cây xanh tốt, đuổi muỗi trong nhà. Sả là một gia vị được nhân dân ta dùng phổ biến để chữa bệnh và trừ côn trùng, nhưng ít ai biết được loài cây này còn có những tác dụng thần kỳ hơn thế.
CÁCH TRỒNG CÂY SẢ XANH TỐT VÀ NĂNG SUẤT CAO NHẤT Kỹ thuật trồng cây Sả
1. Đặc điểm:
Sả thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi, có chiếu cao 80 cm đến trên 1m. Thân rễ trắng hay hơi tím, có nhiều đốt, các lá bẹ ôm chặt với nhau. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép lá hơi nhám, đầu lá thường uốn cong xuống.
Rễ cây phát triển khỏe ăn sâu ở lớp đất 20 - 25 cm, chồi mọc từ nách lá tạo thành dảnh sả. Nhiều dảnh sả tạo thành bụi. Sả có khả năng chịu hạn. Trong vườn chỗ có bụi sả, rắn thường phải tránh xa, người ta cho rằng vì sả có mùi thơm mà rắn rất kỵ.
2. Công dụng:
Sả thường được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Luộc ốc cần có một vài dảnh sả. Ăn thịt chó không thể thiếu sả. Sả cùng với ớt, đường, nước mắm, một ít bột ngọt làm món nước chấm ốc sẽ ngon hơn.
Sả có tinh dầu thơm, có mùi chanh nên thường nấu làm nước gội đầu, làm nước xông giải cảm. Tinh dầu sả dùng trong công nghiệp nước hoa, chất thơm. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt.
3. Kỹ thuật trồng trọt:
Sả dễ trồng, không kén đất, thích nghi rộng với mọi vùng khí hậu. Cây sả có mặt ở hầu hết các vùng và ở miền vườn gia đình.
Chọn đất chỗ đầu hồi nhà hay phía hàng rào làm sạch cỏ, cuốc hố rộng 20 x 20 cm, sâu 20 cm, cho mỗi hố 1- 2 kg phân chuồng trộn với lớp đất mặn. Lấy 1- 2 nhánh sả cắt bớt lá, tước bỏ bẹ lá khô ở ngoài, nếu ở gốc bẹ có rễ dài thì cắt bớt. Đặt nhánh sả hơi nghiêng 15 -200 lấp đất, nén chặt gốc. Sau đó tưới nước vào gốc cho đủ ẩm. Gặp trời nắng thì tưới ngày 1 lần vào gốc giúp cây chóng bén rễ. Sau 10 -15 ngày sả đã bén rễ, đâm lá mới thì tưới dùng nước tiểu và nước phân chuồng pha loãng tỷ lệ 1:3. Cũng có thể dùng nước phân đạm pha loãng 3 – 5% để tưới.
4. Thu hoạch:
Sau trồng 3 – 4 tháng đã có thể tỉa các dảnh to để ăn hoặc lấy lá để nấu nước gội đầu, nước xông. Chú ý vun gốc kết hợp bón thêm phân chuồng cho cây vào dịp cuối năm
Chi tiết cách trồng cây sả: vừa làm cảnh, vừa đuổi muỗi
Chuẩn bị những dụng cụ này nhé: - Vài nhánh sả tươi còn gốc - Cốc hoặc lọ đựng Đến phần hành động này >:D<:
Bước 1: - Cắt bỏ phần ngọn của nhánh sả sao cho toàn bộ nhánh sả dài khoảng 15cm. Ngâm sả vào nước rồi để ở nơi thoáng mát có ánh sáng mặt trời. | |
Bước 2: - Sau khoảng 2 ngày, bạn sẽ thấy sả bắt đầu ra rễ và sau khoảng 1 tuần thì lá sẽ bắt đầu đâm ra. | |
Bước 3: - Các bạn chú ý cách vài ngày thì thay nước một lần nhé! Cứ làm vậy thì sau khoảng 2 tuần, nhánh sả của bạn sẽ ra đủ rễ và lá để có thể trồng thành cây. | |
Bước 4: - Trồng cây sả vào đất. Trong khoảng 2 - 3 ngày đầu, các bạn chú ý tưới đẫm đất để cây nhanh thích nghi được với môi trường mới. Đến tuần thứ 3 là cây sẽ bắt đầu phát triển bình thường rồi! |
Chỉ sau khoảng 1 tháng thôi là bạn đã có 1 cây sả nhiều lá đấy! Các bạn để cây ở nơi có nhiều ánh sáng nhé! Trồng sả vào những chậu xinh xinh thế này này... Vừa để làm cảnh vừa có tác dụng tốt thật là thích các bạn nhỉ!
Cây sả- Cách trồng và chăm sóc
Cây sả được tr���ng trong nhiều gia đình, nhất là ở phiá Nam nước ta, dùng làm gia vị và làm thuốc. Trong cây sả có chứa tinh dầu cho mùi thơm nồng ấm, dễ chịu.
Cây Sả thường dùng chế biến các món thịt chó, làm nước chấm. Luộc ốc cho thêm tí sả sẽ thơm ngon. Sả củ băm nhỏ xào với mắm tôm hoặc nước mắm thành món ăn mặn với cơm, nhất là những ngày là lạnh.
Cây sả
1.Đặc tính thực vật của cây sả
Cây sả là cây thân thảo. Cây cao khoảng 1,0 – 1,5m, sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ ( gọi là củ) màu trắng hoặc hơi tía, có nhiều đốt ngắn. Các bẹ ôm chặt nhau rất chắc. Lá hẹp, dài giống lá lúa, mép lá hơi nhăn, đầu lá thường uốn cong xuống. Rễ phát triển khỏe và nhiều, ăn sâu trong đất tới 25 – 30cm.
Cụm hoa nhiều bông nhỏ khôcây sảng có cuống.
Cây sả đẻ chồi từ nách lá tạo thành bụi như bụi lúa, các cây xung quanh là cây non, còn ở giữa bụi là các cây già. Nhờ thân rễ và chùm rễ phát triển nên cây sả có khả năng chịu hạn rất tốt, trong suốt mùa khô dài 4-5 tháng không tưới nước bụi sả vẫn sống.
2.Cách trồng cây sả
- Làm đất:
Cây sả trồng được trên nhiều loại đất, chỉ cần không bị ngập nước, tuy vậy trên đất tơi xốp nhiều mùn cây phát triển tốt hơn. Nếu trồng ít một vài khóm để dùng trong gia đình thì chỉ cần đào từng hố bón phân lót rồi trồng. Nếu trồng để bán thì đất cần cày bừa kỹ, lên luống cao 20 -25cm, rộng 1,0 – 1,5m để trồng.
- Cách trồng :
Sả trồng bằng nhánh, mỗi hố trồng 1 -2 nhánh non, có đủ phần gốc và rễ, bóc bỏ bẹ lá già, cắt các lá còn lại để dài khoảng 20cm, cắt bớt rễ già. Đặt nhánh sả hơi nghiêng, lấp đất kín gốc rồi dùng tay nén chặt và tưới nước đủ ẩm.
Nếu trồng diện tích rộng thì trên luống rạch 2 hàng dọc luống cách nhau 0,8 – 1,0m. Rải phân xuống rãnh rạch, lấp ít đất rồi trồng. Sau trồng nếu tưới đủ ẩm thì khoảng 10 -15 ngày nhánh sả ra rễ, đâm lá non, bắt đầu chăm sóc và trồng dặm nhánh chết.
- Bón phân:
Phân bón lót cho 1ha từ 15 – 20 tấn phân hữu cơ hoai mục + 200 – 300kg phân lân. Rải phân lót xuống rãnh trồng.
Sau khi trồng 20 -25 ngày, cây bắt đầu sinh trưởng mạnh thì bón phân thúc nhẹ khoảng 100 – 150kg phân đạm cho 1ha, kết hợp xới đất vun gốc nhẹ. Một tháng sau bón thúc lần 2 với lượng phân như trên và vun gốc tiếp.
- Chăm sóc: Trường hợp đất quá khô cần tưới nước . Thường xuyên nhổ cỏ.
Cây sả ít bị bệnh. Thường thấy là bệnh héo vàng làm thối rễ, chết cây. Dùng các thuốc gốc đồng và Bonomyl phun đẫm vào gốc có thể hạn chế bệnh. Nhổ bỏ các cây bệnh nặng tập trung tiêu hủy. Cá biệt có bệnh cháy lá do nấm, phun các thuốc Viben-C, Carbenzim, Dithan –M.
3.Thu hoạch
Nếu trồng cây sả dùng để ăn thì 3 – 4 tháng có thể tỉa các nhánh to rồi vun gốc cho cây tiếp tục ra nhánh mới. Nếu trồng để chiết lấy dầu thì sau trồng 10 -12 tháng khi cây sả đã già, lượng dầu cao thu hoạch là tốt nhất. Cắt cả lá và bẹ, chừa lại 8 – 10 cm cách mặt đất. Sau đó tưới nước, bón phân cây sẽ tiếp tục đâm chồi. Sau 5 -6 tháng sẽ thu hoạch tiếp, như vậy quanh năm sẽ có nguyên liệu để chưng cất dầu.
THAM KHẢO THÊM: Tác dụng thần kỳ của cây sả.
Sả là loại cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi (tên khoa học là Cymbopogon Citratus (L.) Pers), thuộc họ lúa (Poaceae).
Theo Đông y, sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy... Liều lượng mỗi ngày 8 - 12g lá và củ sả dưới dạng thuốc xông, xông cho ra mồ hôi để chữa cảm sốt, nhức đầu
Các công dụng khác của sả
Ngăn ung thư: Vào năm 2006, một nhóm nghiên cứu ở Trường Đại học Ben Gurion, Israel phát hiện thấy hợp chất citral có trong sả giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào mạnh. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay trà.
Hỗ trợ tiêu hóa: Là gia vị có khả năng giúp tiêu hóa, hạn chế đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng và tiêu chảy, nó cũng giúp làm giảm các vấn đề về đầy hơi vì nó có khả năng làm dịu các cơ dạ dày.
Giải độc hiệu quả: Từ lâu sả được sử dụng như thuốc giải độc trong cơ thể. Lý do là sả giúp tăng cường số lượng và tần suất việc đi tiểu, giúp gan, đường tiêu hóa, thận, tuyến tụy và bàng quang luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách loại bỏ những những độc tố không mong muốn và axit uric.
Tăng cường sức khỏe hệ thần kinh: Tinh dầu trong cây sả có thể tăng cường và cải thiện hoạt động của hệ thần kinh, ăn sả có thể hỗ trợ nhiều bệnh rối loạn về thần kinh như Alzheimer (bệnh mất trí nhớ), bệnh parkinson, co giật thần kinh, lo lắng, chóng mặt...
Giảm huyết áp: Nó giúp tăng cường máu lưu thông và làm dịu các vấn đề về huyết áp. Các chuyên gia khuyên rằng, khi tăng huyết áp, bạn uống một cốc nước sả sẽ giúp huyết áp tụt xuống đáng kể.
Giúp giảm đau: Ăn sả có thể giúp bạn giảm được chứng sưng tấy liên quan đến các cơn đau nhức. Khi đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở bất kì chỗ nào trên cơ thể, uống trà sả sẽ giúp bạn giảm đau đi nhanh chóng. Ngoài ra, sả cũng có tác dụng chống viêm rất tốt ở dạ dày, gan và thành ruột.
Tốt cho da: Các nhà khoa học ở Đại học Wisconsin - Eau Claire cho biết, sả giúp làm giảm vết thâm tím trên da, đồng thời làm cho làn da sáng đẹp. Nó làm giảm sự thâm tím và thúc đẩy quá trình làm lành da giống nghệ. Ngoài ra, sả có thể làm giảm các mụn nhọt và trứng cá.
Tốt cho sức khỏe phụ nữ: Sả giúp điều trị những rắc rối về kinh nguyệt cũng như sự buồn nôn. Bằng cách ăn sả với ớt, nó có thể giúp loại bỏ nhiều phiền toái liên quan đến chu kì kinh nguyệt ở phái đẹp.
Chống sốt: Ở khu vực Caribbean (Bắc Mỹ), người dân thường sử dụng sả để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh. Cách làm là ăn sống sả hoặc giã sả lấy nước để uống.
Giúp giảm cân: Đối với người Thái Lan, sả không chỉ là gia vị tăng sự ngon miệng và mùi hương quyến rũ cho món ăn mà nó còn có thể giúp giảm cân vì sả cắt giảm các calo trong món ăn. Họ cho rằng, cũng như ớt vị cay trong sả giúp đốt cháy các chất béo, và không cho chúng tích lũy trong cơ thể.
Giúp diệt nấm: Tinh dầu được chiết xuất từ sả có thể tiêu diệt được nấm và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Điều này rất có ích trong việc chống lại các bệnh nhiễm nấm ở tai, mũi và khu vực họng.
Chống khuẩn: Các thành phần như methylisoeugenol và một số chất khác có trong sả có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn sự nhiễm trùng ở vết thương, ruột kết, niệu đạo, bàng quang, dạ dày, thành ruột, tuyến tiền liệt và thận. Tác dụng chữa bệnh của cây sảCách làm tinh dầu sả tuyệt đối an toànCách làm thịt lợn rang sả cực ngon đổi vị ngày cuối tuầnCách nấu món ốc xào sả ớt đậm vị, cực ngonHướng dẫn làm món ốc len xào dừaCá kèo kho sả và hạt điều ngon lành bữa tốiCách làm bắp bò kho sả ngon tuyệt(ST)
Tags: #đúng cách #cây xanh #cây sả Lưu Chia sẻ kiến thức hữu ích tới mọi người! Hỏi đáp, bình luận, trả bài: *địa chỉ email của bạn được bảo mậtTOP 5 Wiki liên quan
-
Cách trồng cây sả đúng cách
-
Video Clip: Cách trồng cây sả đúng cách
-
Video Clip: Cách trồng cây sả đúng cách làm giàu
-
Video Clip: Cách trồng cây sả đúng cách và công dụng
-
Video Clip: Cách trồng cây sả đúng cách và cách dùng
TOP 10 Wiki hot nhất
-
Những cảnh đẹp ở Tây Nguyên: Thác Đray sap
-
Những cảnh đẹp ở Tây Nguyên: Hồ T'nưng Pleiku
-
Những cảnh đẹp ở Tây Nguyên: Hồ Lắk - Buôn Jun
-
Món ăn sạch và bổ cho mẹ bầu với cách làm món cá diếc hầm
-
Những cảnh đẹp ở Tây Nguyên kỳ vĩ, hút mắt
-
Món ăn truyền thống của người Mông
-
Siêu xe đắt nhất Việt Nam ai sở hữu?
-
Thông tin về diễn viên hài Việt Hương
-
Tim tần thuốc bắc bổ dưỡng
-
Cách làm bánh quai vạc chiên ngon tuyệt cú mèo
Binh Nhi @seminoon
Những cảnh đẹp ở Tây Nguyên: Thác Đray sap 259 lượt xem Like Repost Share- #hút mắt
Binh Nhi @seminoon
Những cảnh đẹp ở Tây Nguyên: Hồ T'nưng Pleiku 257 lượt xem Like Repost Share- #hút mắt
Binh Nhi @seminoon
Những cảnh đẹp ở Tây Nguyên: Hồ Lắk - Buôn Jun 409 lượt xem Like Repost Share- #hút mắt
Quang Online @quangpham
Món ăn sạch và bổ cho mẹ bầu với cách làm món cá diếc hầm 108 lượt xem Like Repost Share- #cách làm
- #Cá diếc
- #món ăn
Binh Nhi @seminoon
Những cảnh đẹp ở Tây Nguyên kỳ vĩ, hút mắt 2,237 lượt xem Like Repost Share 6Hoai Bui @Hoaibui2395
Món ăn truyền thống của người Mông 4,306 lượt xem Like Repost Share- #món ăn
Nhan Luu @Nhanluu1294
Siêu xe đắt nhất Việt Nam ai sở hữu? 9,066 lượt xem Like Repost Share- #Việt Nam
- #nam ai
- #sở hữu
Nhan Luu @Nhanluu1294
Thông tin về diễn viên hài Việt Hương 20,503 lượt xem Like Repost Share- #diễn viên hài Việt Hương
- #diễn viên hài
- #Diễn viên
Binh Nhi @seminoon
Tim tần thuốc bắc bổ dưỡng 1,222 lượt xem Like Repost Share- #thuốc bắc
- #bổ dưỡng
Binh Nhi @seminoon
Cách làm bánh quai vạc chiên 14,857 lượt xem 1 Like Repost Share- #cách làm bánh quai vạc chiên
- #Cách làm bánh quai vạc chiên
- #bánh quai vạc
- #Cách làm bánh
- #tuyệt cú mèo
- #ngon tuyệt
- #cách làm
- #làm bánh
Nhan Luu @Nhanluu1294
Cách làm món cá tra nhúng giấm 11,946 lượt xem 1 Like Repost Share- #cách làm món cá tra nhúng giấm
- #Cách làm món cá tra nhúng giấm
- #nhúng giấm
- #ngon tuyệt
- #cách làm
- #món cá
Hoai Bui @Hoaibui2395
Khéo tay làm ống đựng bút ngộ nghĩnh cho bé 703 lượt xem Like Repost Share- #Ống đựng bút
- #ngộ nghĩnh
- #cho bé
Giấy phép MXH số: 240/GP-BTTTT do Bộ Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp cấp ngày 12/6/2015
Người chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Quỳnh Mai
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần Vietnam Online Group
Trụ sở: Tầng 7, số 32 Phố Huế, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Phòng 201, Tầng 2, Số 2, Ngõ 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Email liên hệ: contact@phununet.com
Điện thoại: 04-3 224 7544
Mã số doanh nghiệp: 0101791319
Top xink Bộ sưu tập Chợ xink Thanh lýTừ khóa » Cách Trồng Cây Sả Bằng Nước
-
Cách Trồng Sả Tại Nhà đơn Giản Trong Nước, Bằng Chậu Hoặc Thùng Xốp
-
Cách Trồng Sả Trong Nước, Rễ Và Lá Rất Tốt, để Trong Nhà đuổi Muỗi
-
Cách Trồng Sả Tại Nhà Trong Thùng Xốp KHÔNG Cần Rễ - .vn
-
Cách Trồng Cây Sả Tại Nhà Siêu đơn Giản – Tác Dụng Thần Kỳ
-
Cách Trồng Sả Tại Nhà ''cực Kì đơn Giản'' Và Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Sả Tại Nhà đơn Giản Dành Cho Các Bà Nội ...
-
【Chi Tiết】Trồng Sả Trong Nhà: Tác Dụng Và Cách Trồng - Cây
-
Cắm Nhánh Sả Vào Cốc Nước, Sau 7 Ngày Rễ Ra Um Tùm, Lá Mọc Tươi Tốt
-
Chi Tiết Cách Trồng Cây Sả: Vừa Làm Cảnh, Vừa đuổi Muỗi - Kenh14
-
Cách Trồng Cây Sả Trong Nhà Nhanh Thu Hoạch - Nông Nghiệp Phố
-
Cách Trồng Sả Trong Chậu Xanh Tốt Quanh Năm - Sfarm
-
Cách Trồng Sả Trong Thùng Xốp Không Cần Rễ, Nhánh To, Mau Thu Hoạch
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Sả Bằng Cây Rất đơn Giản - AFamily
-
Cắm Cây Sả Vào Cốc Nước Rồi để 'chỗ Này', MUỖI Ngửi Thấy Chết ...