Cách Trồng Cây Thằn Lằn (Vảy ốc) Phủ Xanh Căn Nhà | Sfarm

Cây thằn lằn còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây trâu hổ, cây vảy ốc hay cây vẩy ốc.Loài cây này thuộc họ Moraceae (họ dâu tằm), có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á.

Đây là loại cây thường xanh, dạng thân leo và phân nhiều nhánh. Thân cây chứa lớp mủ màu trắng. Lá cây thằn lằn hình trái tim nhìn giống vảy ốc, mọc so le quanh thân cây. Trên mặt lá có nhiều lông tơ, khi mới mọc lá màu đỏ tía nhưng sẽ chuyển sang màu xanh đậm khi già. Quả của cây thằn lằn rất hiếm gặp, chúng thường hơi dài, màu xanh nên dễ lẫn trong lá.

Với đặc điểm thân leo có thể mọc lan rộng ra khắp nơi, chúng ta thường thấy cây vảy ốc leo kín trên tường của nhiều ngôi nhà hay mọc bám xung quanh các gốc cây lớn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại cây vẩy ốc khác nhau: cây thằn lằn cẩm thạch, cây thằn lằn đá, cây vảy ốc xanh, cây vảy ốc đỏ,…

1.2 Cây thằn lằn có làm hư tường không?

Ngày nay, nhiều người có xu hướng trồng cây thằn lằn để chúng leo bám trên hàng rào hoặc tường nhà vì điều này đem lại giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà và cây khá dễ trồng cũng như chăm sóc. Bạn mới biết đến loài cây vảy ốc này và đang băn khoăn chúng có làm hư tường không?

Câu trả lời là không, vì thực tế là cây thằn lằn có bộ rễ cọc phát triển nhưng chỉ bám nông ở trên bề mặt ngoài của tường và bò lan rộng ra khắp phía. Thế nên chúng không thể làm hư hại khiến nứt tường hay phá vỡ kết cấu bên trong của tường. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm trồng loài cây vẩy ốc này làm đẹp cho tường nhà mình.

Tuy nhiên, vì rễ bám trên bề mặt tường lấy dưỡng chất nuôi cây nên sau một thời gian dài, bức tường ít nhiều sẽ xuất hiện các vết xù xì, khô nhám. Nếu bạn tiếp tục muốn trồng cây thằn lằn thì sẽ không ảnh hưởng gì. Nhưng bạn muốn bức tường trở lại trạng thái bình thường thì hãy loại bỏ các vết bẩn hay xù xì đó bằng cách quét vôi, chà nhám hoặc sơn thêm một lớp mới.

2/ Tác dụng của cây thằn lằn

2.1 Trang trí cho không gian nhà

Cây thằn lằn có màu xanh đặc trưng và xanh quanh năm, có khả năng bám chắc trên tường và lan rộng. Khi chúng bò phủ kín bề mặt tường, bạn sẽ thấy giống như một bức tường thành màu xanh vững chãi. Nhờ đó, không gian ngôi nhà bạn tràn ngập màu xanh, trở nên nổi bật và xinh đẹp hơn. Đặc biệt, cây vảy ốc còn giúp không khí xung quanh trong lành và tươi mát hơn.

2.2 Tác dụng chữa bệnh của cây thằn lằn

Bên cạnh giá trị làm đẹp cho ngôi nhà, thì theo Đông y, cây thằn lằn còn có thể được dùng để điều chế nhiều bài thuốc chữa được các loại bệnh khác nhau. Quả của cây thằn lằn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể; giảm đau nhức xương khớp và cải thiện tiêu hóa. Cành và lá của cây vẩy ốc thường dùng để bào chế thuốc hỗ trợ điều trị liệt dương rất hiệu quả.

2.3 Mang ý nghĩa phong thủy tốt

Nhiều người trồng cây thằn lằn (cây vảy ốc) leo bám lên tường nhà vì họ tin rằng loài cây này mang ý nghĩa phong thủy tốt cho gia đình. Cây thằn lằn sinh trưởng nhanh nên chúng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, phát triển không ngừng và đem lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Không những thế, cây vẩy ốc leo tường có ý nghĩa về sức mạnh trường tồn, sự gắn bó, đoàn kết của các thành viên trong gia đình.

Cach Trong Cay Than Lan (vay Oc) Phu Xanh Can NhaCách trồng cây vảy ốc xanh tốt và đơn giản

3/ Cách trồng cây thằn lằn phát triển tốt

3.1 Kỹ thuật nhân giống cây thằn lằn

– Phương pháp gieo hạt:

Hạt giống cây thằn lằn phải khỏe mạnh, chắc hạt không bị lép, khuyết tật hay sâu bệnh. Bạn nên mua hạt giống ở những cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng. Hạt giống mới mua về đem ngâm nước ấm đến khi nứt nanh thì đem gieo. Sau đó chăm sóc bầu ươm cẩn thận, duy trì tưới ẩm hàng ngày. Khi hạt giống đã phát triển thành cây con có đầy đủ bộ phận và cứng cáp thì có thể đem trồng.

– Phương pháp giâm cành:

Cành giâm được chọn phải to khỏe, không quá già hay quá non và có chồi lá xanh tốt. Bạn nên chọn cành bánh tẻ, sử dụng kéo sắc đã khử trùng cắt dứt khoát đoạn cành dài khoảng 20 – 30cm. Tiếp theo, để kích thích cành mọc rễ nhanh, bạn nhúng phần gốc cành vào dung dịch B1 liều lượng 1ml/1 lít nước trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, cắm cành giâm vào bầu đất đã chuẩn bị. Bạn đặt bầu cây ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Thời gian chăm sóc cành giâm, bạn phải đảm bảo luôn cung cấp đủ nước để cành nhanh chóng ra rễ và mọc mầm.

3.2 Kỹ thuật trồng cây thằn lằn

–  Về thời vụ

Mùa sinh trưởng tốt nhất của cây thằn lằn là mùa xuân, nên thời vụ trồng cây thích hợp nhất là khoảng tháng 2 – 4. Thời gian này thời tiết dễ chịu, không khắc nghiệt, nhiệt độ phù hợp để cây thằn lằn phát triển mạnh mẽ.

– Về đất trồng

Cây thằn lằn khá dễ tính nên có thể thích ứng tốt dù được trồng ở nhiều loại đất khác nhau như đất thịt, đất cát,… Tuy nhiên, để cây thằn lằn có môi trường sống tốt nhất thì đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp, thông thoáng, khả năng giữ ẩm và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể trộn 60% đất thịt + 20% vỏ trấu hun + 20% phân trùn quế để trồng cây thằn lằn.

Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn, bạn nên mua đất sạch chuyên dụng cho từng loại cây ở các cửa hàng nông nghiệp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đất sạch đảm bảo chất lượng, chẳng hạn đất sạch hữu cơ Sfarm được rất nhiều người lựa chọn vì sản phẩm có đầy đủ dưỡng chất và hoàn toàn sạch bệnh.

– Cách trồng cây vảy ốc

Sau khi nhân giống cây vảy ốc, bạn có thể đem cây giống con trồng vào chậu đất đã chuẩn bị. Trước tiên, bạn đào một lỗ ở giữa chậu có kích thước lớn hơn bầu cây 2 – 3cm. Nhẹ nhàng tháo bầu rồi đặt cây vẩy ốc vào lỗ trồng, sau đó lấp thêm một lớp đất lên bề mặt rồi nén nhẹ xung quanh gốc.

Trồng xong thì bạn đặt chậu ở cạnh tường hay vị trí nào bạn muốn cây thằn lằn sau này có thể leo bám lên. Sau đó, bạn tưới nước cho đất ẩm giúp cây nhanh chóng phục hồi và thích nghi. Lưu ý rằng cây mới trồng chưa thể leo bám nên bạn cần uốn cây định hướng chúng bám chặt vào tường.

4/ Cách chăm sóc cây thằn lằn

– Ánh sáng: Cây thằn lằn ưa sáng nên cần trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng để giúp cây sinh trưởng tốt. Nếu ở nơi râm mát, cây hấp thụ ít ánh sáng thì lá sẽ không xanh tươi.

– Nước tưới: Khi mới trồng, bạn nên tưới nước đều đặn mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần để cây thằn lằn phát triển nhanh. Vì cây có khả năng chịu được nắng nóng tốt nên có thể giảm tần suất và lượng nước tưới khi cây ở giai đoạn trưởng thành.

– Cắt tỉa, tạo dáng: Việc cắt tỉa thường xuyên những cành khô héo, lá vàng úa giúp cây thằn lằn sinh trưởng tốt hơn và không bị mất tính thẩm mỹ. Hơn nữa bạn có thể tỉa ngọn, uốn cành để tạo hình dáng cho cây thằn lằn theo ý muốn của mình. Khi cắt tỉa, tạo hình thì bạn cần chú ý để tránh làm đứt cây và không ảnh hưởng đến các nhánh khác.

– Bón phân: Muốn cây phát triển tốt và nhanh bò lan phủ kín bề mặt tường thì bạn có thể bón thêm phân hữu cơ hoặc phân bón lá. Phân hữu cơ có thể là phân trùn quế, phân gà, phân bò, phân dê hoai mục,… Không cần bón quá nhiều, khoảng 2 – 3 tháng tiến hành bón phân một lần.

Như vậy, sau khi tham khảo bài viết trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ về đặc điểm, tác dụng cũng như cách trồng cây thằn lằn. Đặng Gia Trang hy vọng bạn có thể trồng thành công cây vảy ốc phủ xanh căn nhà của mình để tạo không gian xanh mát nhé.

Mọi chi tiết thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099!

Sfarm.vn

*Xem thêm

  • Top 7 cây dây leo dễ trồng trong nhà nhất
  • Cách trồng và chăm sóc cây nha đam đơn giản tại nhà
  • Top những cây trồng ban công cực dễ, chịu nắng tốt
  • Sử dụng cây hương liệu trong phòng trị sâu bệnh cho cây trồng

Từ khóa » Cách Trồng Cây Vảy ốc đỏ