Cách Trồng & Chăm Sóc Cây Thường Xuân Toàn Tập - MOW Garden

Skip to content
Kiến thức và cách chăm sóc
Cách Trồng & Chăm Sóc Cây Thường Xuân Toàn Tập Posted on 16/04/202110/01/2022 by mowgarden

Cây Thường Xuân khi mới mua từ tiệm cây về thường rất đẹp, lá nào lá nấy cũng xanh mướt mà khỏe mạnh, những sau một thời gian thì cây bắt đầu lụi tàn dần dần rồi chết hẳn!. Dù rằng được tư vấn đây là dòng cây “xâm lấn” có sức sống cực kì mãnh liệt nhưng khi lọt vào tay mình thì không qua nổi mùa trăng.

Là một trong những loại cây trong nhà đang “rất hót” hiện nay, cây thường xuân được nhiều người lựa chọn để trồng trang trí trong không gian nội thất. Với đặc điểm lan nhanh, lá xanh mướt thì cây thường xuân dễ dàng giúp bạn phủ xanh không gian và đem lại một bầu không khí trong lành trong nhà. Một loại cây rất đáng để trồng trong nhà.

Tại các quốc gia ôn đới, nơi có khí hậu mát mẻ thì cây thường xuân là loài cực kì dễ sống và dễ trồng, nó phát triển một cách nhanh chóng.

Với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của loài này thì thậm chí cây thường xuân còn bị xem là loài xâm lấn. Có nhiều trường hợp tìm cách để diệt bớt cây thường xuân hơn là đi tìm cách chăm sóc nó.

Nếu so sánh về mức độ dễ trồng thì có thể xếp ngang hàng với các loài như Cỏ Linh Lan, Spider Plants, Cây Mẫu Tử,… Một loài cây có sức sống “trầu bò” đến thế nhưng sao khi mua từ tiệm cây về thì nó vẫn lụi tàn một cách khó hiểu.

Với tìm hiểu về loài cây này, cũng như kinh nghiệm chơi cây thường xuân lâu năm thì mình sẽ bật mí trong bài viết này.

cách trồng và chăm sóc cây thường xuân
Nội dung hiện I – Lựa chọn giống thường xuân phù hợp II – Cách trồng cây thường xuân 1 – Trộn giá thể trồng thường xuân 2 – Trồng cây vào chậu 3 – Tưới nước cho cây III – Cách chăm sóc cây thường xuân 1 – Ánh sáng 2 – Nước tưới 3 – Độ ẩm 4 – Nhiệt độ 5 – Cắt tỉa IV – Cách phòng bệnh cho cây V – Lưu ý khi trồng cây thường xuân trong nhà Cây thường xuân bị héo là thì phải làm sao? Cây thường xuân giá bao nhiêu?

I – Lựa chọn giống thường xuân phù hợp

Họ Thường Xuân có đến hàng trăm loài khác nhau với rất nhiều kiểu lá cực kì đẹp mắt. Do đó, nếu bạn là người sưu tầm cây cảnh thì có thể tham khảo danh sách sau đây. Trong số các loài thường xuân thì phổ biến nhất mà bạn vẫn hay thấy ngoài tiệm cây cảnh là cây thường xuân Anh (English Ivy). Đây là loài thường xuân đặc trưng nhất, và được trồng để trang trí trong nhà rất nhiều.

cach trong cay thuong xuan 1 2
Cách Trồng Cây Thường Xuân

Bên cạnh Thường Xuân Anh, loài có lá xanh mướt, thì có một số loại phổ biến khác là Thường xuân Algerian, Thường xuân Ba Tư và Thường Xuân Cẩm Thạch. Đa phần các loài Thường Xuân đều có khả năng thích nghi với mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Chúng nhanh chóng thích nghi và sinh trưởng tốt tại “ngôi nhà” mới của chúng. Tuy nhiên, điều kiện môi trường tại “ngôi nhà” mới không nên quá cực đoan như là nắng quá gắt, nhiệt độ cao và hay thay đổi thất thường.

cách trồng và chăm sóc cây thường xuân

Dươi đây là một số loại thường xuân phổ biến trồng trong nhà

  • Thường xuân Anh (Hedera helix): có những chiếc lá xanh mướt mà, dây leo dài ngoài và rậm rạp và cực kì phổ biến trong họ thường xuân. Thường xuân Anh còn được gọi là English Ivy, nó cực kì thích hợp để trồng trong nhà dành cho người mới chơi lần đầu. Bạn không cần nắm quá nhiều kỹ thuật để chăm sóc loại này.
  • Thường xuân cẩm thạch (Hedera algeriensis): Nếu như bạn cảm thấy màu xanh quá nhàm chán, và cần một chút “sắc độ” cho không gian thêm phần thú vị thì có thể lựa chọn giống này. Loài Thường Xuân cẩm thạch này có hình dáng lá hơi tròn, cành ngắn, phiến lá có màu xanh, phần viền lá có màu trắng hoặc vàng.
  • Thường xuân Algerian (Hedera caneriensis): Là một giống thường xuân có phiến lá to, màu xanh đâm rất giống với lá cây bầu. Với tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng, loài này thường được trồng phủ tường nhà, leo hàng rào hoặc leo giàn. Lá cây đôi khi được sử dụng với mục đích trang trí các bó hoa.
  • Thường xuân Ba Tư (Hedera colchica): Cũng là một loài có sức sống rất mãnh liệt. Có đặc điểm lá trơn nhẵn, phiến lá xanh đậm, rất ít phân thù và có hình dàng trái tim. Lá cây mùi thơm đặc trưng khi được bóp nát.

II – Cách trồng cây thường xuân

Đa phần cây thường xuân trồng trong nhà được đặt trong chậu hoặc thùng gỗ, vì nó tiện lợi và ít chiếm diện tích lại có thể trang trí không gian nội thất. Vậy khi trồng cây trong chậu cần có những lưu ý như thế nào? Cần phải sử dụng loại giá thể hoặc đất trộn nào thì hợp cho sự phát triển của cây thường xuân?

cay thuong xuan 4

Bạn cũng cần lên danh sách mua các loại vật dụng trước khi trồng cho thuận lợi. Những dụng cụ cơ bản gồm có bình tưới nước, kéo tỉa cây chuyển dụng, phân hữu cơ, phân tan chậm, các loại giá thể (chất trộn), chậu cây… Sau khi đã chuẩn bị xong, hãy tới các bước sau:

1 – Trộn giá thể trồng thường xuân

Phân rễ cây là bộ phận quan trọng nhất, chúng ta cần chuẩn bị loại giá thể phù hợp giúp cho bộ rễ dễ dàng phát triển, cũng như thuận lợi cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng. Đối với cây thường xuân, nó phát triển tốt nhất trong điều kiện đất tơi xốp, thoáng khí và có thoát nước tốt. Giá thể cần phải giữ ẩm tốt trong thời gian dài, với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

mun xo dua trong cay

Tại sao cứ phải mua các loại nguyên liệu về để trộn làm giá thể mà không dùng các loại đất thông thương để trồng cây? Bởi vì các loại đất thông thường khó kiểm soát được các đặc tính của đất như khả năng thoát nước, độ ẩm, dinh dưỡng… Do dó, trộn giá thể sẽ giúp có điều kiện phát triển tốt và tránh được các loại mầm bênh trong tương lai.

Giá thể trồng cây có nhiều loại công thức khác nhau, bạn có thể tham khảo một số công thức như sau:

  • Công thức 1: Phân rơm 80% + Trấu 20%;
  • Công thức 2: Xơ dừa 60% + phân hữu cơ 20% + phân tan chậm 10% + Trấu 10%
  • Công thức 3: Xơ dừa 60% + phân hữu cơ 20% + phân tan chậm 10% + đá perlite 10%

2 – Trồng cây vào chậu

Những loại cây mới mua về thường xe dễ bị sốc môi trường (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm) nên cần phải dưỡng trong mát tầm 2 – 3 ngày ổn định rồi mới trồng sang chậu mới. Tốt nhất nên mua cây đã thuần với khí hậu địa phương nơi bạn đạn dự định trồng. Ví dụ, hạn chế mua cây thường xuân đã trồng tại nơi có khí hậu mát mẻ lâu như Đà Lạt hoặc trong phòng máy lạnh thường xuân vì cây rất dễ sốc nhiệt ra trồng tại khu vực nóng.

cay thuong xuan trong chau

Khi ta quan sát thấy cây đã ổn định, không có dấu hiệu gì bất thường thì có thể trồng sang chậu. Ta cầm bầu chậu dốc ngược và lấy bầu rễ ra. Nên làm nhẹ nhàng tránh bị bể bầu làm đứt rễ cây. Sau khi bố trí cây vào chậu ổn định hay vỗ nhẹ vào chậu xung quanh cho đất bám kín vào các kẽ hở.

Không nên dùng tay nhấn mạnh vào chậu hoặc để đất quá đầy, vì khi tưới sẽ khiến lượng nước chảy ra ngoài. Lượng nước sẽ không thấm đều được các ví trí trong bầu chậu. Ví dụ: Cỡ chậu 6-13 cm cần có khoảng cách từ mặt đất trồng lên mép thành chậu là 1 cm. Cỡ chậu 14-19 cm cần khoảng cách là 2 cm. Cỡ chậu 20-23 m cần khoảng cách là 2,5 cm. Cỡ chậu 25-30 cm cần khoảng cách là 3,5 cm.

3 – Tưới nước cho cây

Sau khi thay chậu ta có thể tưới nước ngay để đất lấp đầy các khoảng trống còn xót lại trong chậu. Nếu như chậu quá ẩm ướt thì không cần tưới cũng được. Tưới nước quá nhiều có thể khiến dinh dưỡng bị trôi đi mất, cây sẽ mất đi phần lớn nguồn “thức ăn” sau này.

Với điều kiện trồng trong chậu cây ta không nên tưới nước quá nhiều cho cây. Khi cung cấp một lượng nước quá lớn, cây sẽ không thể hấp thu hết, dẫn đến tính trạng thiếu oxy ở rễ gây ra tình rang úng rễ. Do đó, cần chú ý tưới nước vừa đủ để cây hấp thu thôi. Phương pháp nhận biết khi nào cây đang cần tưới nước khá đơn giản. Bạn chỉ cần đặt ngón tay vào bên trong chậu để kiểm tra độ ẩm là được.

III – Cách chăm sóc cây thường xuân

1 – Ánh sáng

Cây Thường Xuân đa phần được lựa chọn trồng trang trí trong nhà, có thể đặt tại vị trí ít ánh sáng những không phải nơi quá tăm tối. Khi trồng tại khu vực thiếu sáng lâu ngày sẽ khiến cây phát triển chậm chạm, thiếu dinh dưỡng và khả năng kháng bệnh cũng giảm đáng kể. Màu sắc trên lá cây cũng bị giảm bớt do các diệp lục bị tiêu biến dần khi thiếu ánh sáng để quang hợp.

Cây Thường xuân cũng không chịu được ánh sáng mặt trực tiếp. Với lượng ánh sáng quá gắt vào buổi trưa có thể khiến cây bị cháy lá.

Bạn chỉ nên đặt cây tại những bị trí ánh sáng tán xạ hoặc ánh sáng đi qua một lớp lưới, giảm cường độ nhiệt do lượng bức xạ lớn của mặt trời. Tốt nhất nên đặt tại vị trí gần cửa sổ, dưới tán lá cây hoặc bên hiên nhà, các nơi thoáng gió mát mẻ.

Các khu vực có ánh sáng đèn dân dụng, có cường độ chiếu liên tục cũng không đảm bảo cho cây phát triển. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn trồng nơi râm mát thì có thể bổ sung ánh sáng bằng cách sử dụng đèn trồng cây chuyên dụng.

Những loại đèn này sẽ bổ sung một loại bước sóng giúp cây quang hợp giống như trong tự nhiên.

trong cay thuong xuan trong nha

Với một loại cây Thường Xuân Cẩm Thạch, những giống có viền lá màu trắng như ‘Ingrid Liz’, ‘Little Hermann’, ‘Nena’, có khả năng chịu ánh sáng trực tiếp kém hơn so với các loại thường xuân lá xanh. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy những loại Thường Xuân Cẩm Thạch này khó chăm hơn các loại Thường Xuân Lá Xanh. Đa phần lại cây này chết là vì cho phơi nắng quá nhiều.

2 – Nước tưới

Hãy luôn đảm bảo rằng chậu cây của bạn luôn thoát nước tốt nhất, nhằm tránh tình trang bị úng rễ khi quá dư nước. Nhiều người vì quá muốn cây phát triển nhanh chóng mà tưới quá nhiều nước trong liên tục nhiều ngày, khiến mọt lượng nước lớn đọng lại trong chậu làm ngộp bộ rễ, thiêu oxy và cây bị chết dần. Khi tưới bạn nên nhắm chừng vừa ướt hết bầu đất là ngững, và chỉ cần tưới 1 lần/ngày là đủ.

Cây Thường Xuân có nhu cầu hút nước không nhiều nên bạn cần kiểm tra bầu đất thực sự khô ráo rồi mới tưới là tốt nhất. Bởi vì tùy vào kích cỡ của cây, tùy môi trường và nhiệt độ mà lượng nước cần tưới sẽ có sự khác nhau, chu kì tưới cũng sẽ khác nhau. Vào mùa đông, độ ẩm trong không khí xuống thấp khiến bầu đất khô nhanh nên bạn cần tưới thường xuyên hơn. Cây bé sẽ cần nước ít hơn so với cây lớn.

Tưới nước nhiều không đồng nghĩa với việc giúp cho cây mau lớn mà trái lại còn khiến bộ rễ cây dễ bị úng, và độ ẩm cao cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều loại bệnh hại khác nữa. Cây Thường Xuân mà bạn mua về tưới nước khá ít nhưng vẫn gặp trường hợp bị chết có thể là do vào chất lượng của đất trồng.

Thông thường những loại cây thường xuân được nhập về từ Đà Lạt, Mộc Châu sẽ được sư dụng loại đấy đỏ bazan rất mịn, đôi khi được trộn có thêm một ít trấu hoặc xơ dừa. Đặc điểm của loại đất này giữ nước cực tốt nên khó mà nhận biết được khi nào cây đang nước để mà tưới, mặc dù bề mặt đã khô ráo, dẫn tới việc ta tưới nước quá nhiều gây úng nước. Hỡn nữa, chất lượng đất này khá cứng nên cây rất khó phát triển bộ rễ.

Tóm lại, bạn cần việc tưới nước cho cây Thường Xuân cần điều độ và có bài bản, tránh tưới nước theo cảm xúc khiến cây lụi dần. Một số mẹo dễ nhớ giúp bạn thực hiện chúng một cách dễ dàng:

  • Mẹo thứ 1: Cây trồng trong nhà thường có lượng ẩm dữ thừa hơn so với ngoài trời. Nên thà rằng để quá khô còn hơn là tưới dư nước. Khi thiếu nước thì cây sẽ tự điều chỉnh để tồn tại.
  • Mẹo thứ 2: Hãy chuẩn sẵn một que kem bằng tre, để thật khô rồi sau đó cắm xuống chậu tầm 3 – 5 phút rút ra. Khi thấy chậu đã khô hơn 50% là thời điểm tưới nước phù hợp.
  • Mẹo thứ 3: Khi thiếu nước thì lá cây sẽ có hiện tượng uốn cong, các lá vẫn còn màu xanh, bạn chỉ cần tưới nước thì cây sẽ tự hồi lại. Trường hợp bị úng nước thì nhìn cây sẽ có cảm giác mềm nhũn dần, dưới gốc bị đen và cây bị rũ rượi rất yếu.
  • Mẹo thứ 4: Đặt cây tại vị trí dễ quan sát độ ẩm như treo lên, hoặc trồng trong chậu thủy tinh. Lựa chọn các loại chậu có nhiều lỗ thoát nước càng tốt.

3 – Độ ẩm

Thiếu ẩm là nguyên nguyên chính dẫn đễ tình trạng bị khô lá vì khi đó cây hút nước không bù với lượng nước thất thoát. Đặc biệt khi được trồng trong phòng có điều hòa, không khí rất khô nên cây sẽ mất nước nhanh chóng. Bạn cần có một thiết bị đo ẩm đặt gần cây để biết chính xác độ ẩm nơi này. Nếu không khí quá khô bạn nên phun sương lên lá cây.

Rất ít người quan tâm tới độ ẩm nên không mấy người duy trì độ ẩm thích hợp cho cây phát triển. Và một số mẹo dễ nhớ dưới đây có thể giúp bạn dễ dàng kiểm soát chúng:

  • Mẹo số 1: Khi gặp trời khô nên đặt một khay nước dưới chậu cây, không để nước trong khay tiếp xúc trực tiếp với chậu cây, tránh úng nước. Nếu có máy phun sương thì quá tốt.
  • Mẹo số 2: Hãy trồng thêm một vài loại cây xanh khác xung quanh để giúp độ ẩm không khí ổn định hơn.
  • Mẹo số 3: Nhận biết môi trường khô bằng cách quan sát cây. Khi cây bị chậm phát triển, không thấy có chồi mới, lá héo dần và bị rụng từ từ. Nếu để cây trong môi trường khô quá lâu sẽ khiến cây bị lùi dần.

4 – Nhiệt độ

Nhiệt độ cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của cây thường xuân. Vì có nguồn gốc bản địa từ khu vực ôn đới nên cây thường xuân thích hợp trồng trong điều kiện khí hậu mát mẻ, nơi có nhiệt độ rơi vào khoảng 10 – 21 độ C. Tại các vùng có nền nhiệt độ quá cao thì cây sẽ chậm phát triển và dễ mắc các loại bệnh hại.

Nếu bạn mua về trồng tại vùng có khí hậu nóng như Sài Gòn thì nên mua cây thường xuân tại các vườn trong miền Nam vốn đã được thuần với khí hậu nóng nực. Còn với khu vực mát mẻ quanh năm như Đà Lạt, Sơn La, Mộc Châu thì không phải lo lắng gì cả.

Dưới đây là những mẹo giúp bạn kiểm soát nhiệt độ giúp cây có thể phát triển bình thường tại vùng có khí hậu nóng:

  • Mẹo số 1: Khi nhiệt độ tăng cao thì hay đưa cây vào chỗ thoáng mát, ít nắng, tưới phun sương làm mát cho cây. Nếu đặt cây trong phòng có điều hòa thì quá ổn.
  • Mẹo số 2: Lựa chọn các loại chậu đất nung sẽ giúp duy trì nền nhiệt độ cho cây rất tốt.

5 – Cắt tỉa

Thường Xuân bị liệt vào danh sách các loài cây xâm vấn, chúng có tốc độ sinh trưởng rất nhanh trong tự nhiên, nhanh chóng tỏa nhánh để chiếm các khu vực lân cận. Khi bạn thấy cây thường xuân phát triển um tùm thì hãy cắt tỉa bớt phần nhánh dài, sau đó đem đi giâm cành trong nước với thuốc kích chúng tạo thành những cây mới.

IV – Cách phòng bệnh cho cây

Khi bạn để cây trong tình trạng quá khô sẽ khiến cây dễ bị stress. Trong trường hợp cây bị stress, sức đề kháng bị giảm đi rõ rệt, và cây sẽ biến thành “mồi ngon” thu hút các loại côn trùng, sâu bệnh hại tới tấn công. Vào mua hè nóng bức, khi cây bị thiếu nước là bạn sẽ nhận ra ngay, cây sẽ có hiện tượng réo rũ nhanh chóng. Khi tới mua đông, tốc độ héo rũ do thiếu nước sẽ chậm hơn nên khó nhận biết hơn. Bạn cần chú ý tới việc tưới nước điều độ để cây phòng bệnh tốt hơn.

Thiếu ánh sáng lâu ngày, kết hợp với độ ẩm không khí xuống thấp sẽ làm cho cây bị stress nặng. Cũng như trên, khi cây bị stress thì rất dễ bị bệnh. Các loại rầy, rệp và đặc biệt là loại ve nhện cực kỳ khó chịu với tên spider mites. Mặc dù chúng cực kỳ thích thời tiết khô nóng nhưng loài hút chích này có thể sống và tồn tại ở môi trường ẩm ướt.

Hãy luôn kiểm tra gốc cây và mặt dưới lá, chú ý có những con nhỏ li ti bò khá nhanh màu trắng hoặc hơi đen thì hãy tìm kiếm ngay cụm từ “Cách diệt Spider Mites” và xử lý nhanh nhất có thể trước khi quá muộn vì chúng có khả năng sinh sôi nhanh một cách khủng khiếp. Nhiều người nói dùng dầu Neem hiệu quả, nhưng khi chúng quá đông thì Neem không còn tác dụng, mình phải dùng các loại thuộc đặc trị liều cao mới xử lý dứt điểm được.

  • Mẹo số 1: Hãy luôn nhớ công thức dùng đũa, que kem cắm xuống đất trong chậu để biết độ ẩm của chậu và kịp thời cung cấp nước hoặc dừng tưới nước nếu như có hiện tượng “overwatered”
  • Mẹo số 2: Các loại đất trồng ở miền Bắc thường giữ nước kém, khi khô hay đóng cục khiến chết rễ. Các loại đất ở Đà Lạt gửi ra hay là loại có khoảng 30% xơ dừa, giữ ẩm tốt nhưng thoát nước kém. Cần phải liên tục theo dõi để điều chỉnh đất. Mình dùng hỗn hợp đất 30% xơ dừa, 30% trấu, 15% đất trồng, 15% đất sét nung hoặc hỗn hợp 70% đất sét nung, 30% đất mùn thì thấy cân bằng khá ổn, giữ ẩm đủ và thoát nước cực tốt mỗi lần tưới.

Rễ Thường Xuân rất dễ bị nhiễm khuẩn, nấm. Loại thông dụng nhất là nhiễm nấm Rhizoctonia solani. Bệnh có tên là Lở Cổ Rễ. Nhiễm 2 loại này buộc phải dùng các chế phẩm phù hợp và chữa càng sớm càng tốt. Nguyên nhân thường dẫn đến là do môi trường, đất và chế độ tưới nước. (Rhizoctonia solani được biết là một loại nấm có hại, gây bệnh trên thực vật với phạm vi vật chủ rất rộng và phân bố trên toàn thế giới.

Loài nấm này đã được phát hiện cách đây hơn 100 năm. R.solani thường tồn tại dưới dạng phát triển giống như các sợi trên cây hoặc trong nuôi cấy, và được tính là mầm bệnh từ đất.). Nấm có thể tấn công rễ, mầm và các lá ở sát gốc.

Triệu chứng ở các lá bên dưới sát gốc rất rõ, lá và rễ càng gần đất càng dễ nhiễm và dễ nhìn thấy triệu chứng bệnh. Lá bị nhiễm có những khu vực nhìn như thể là bị ủng, đổi màu, bầm và lan rộng trong môi trường ẩm, mát. Đầu tiên, các lá sẽ chuyển sang màu xanh đậm, rồi héo và chuyển sang nâu đen.

Chồi và rễ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Các vùng bị nhiễm cũng có dấu hiệu như bị ngâm nước, sau đó héo và chuyển sang nâu hoặc đỏ sẫm màu. Khi cây bị nhiễm phải nhanh chóng cắt bỏ các phần chết, thay đất, để chỗ thoáng mát, nếu nặng thì dùng các chế phẩm diệt nấm Lở Cổ Rễ trong thực vật và nông nghiệp.

Thường Xuân dễ nhiễm bệnh Thán Thư (anthracnose) do nấm Colletotrechum omnivorum gây ra. Bệnh Thán Thư có thể do nhiều loại nấm gây ra, nhưng triệu chứng thì thường giống nhau. Các dấu hiệu sớm của Thán Thư khá tương đồng bệnh Đốm Lá Khuẩn (bacterial leaf spot).

Các lá phát triển các vết bệnh màu nâu hoặc đen héo, đặc biệt là dọc theo mép hoặc mép lá. Khi bệnh tiến triển, bạn sẽ để ý thấy các đốm đen, thân cây còi cọc và mầm chồi teo tóp. Bệnh dễ phát sinh trong thời tiết nồm. Hãy cố gắng tối đa việc tưới nước quá nhiều hoặc để rễ, đất bị úng nước.

Các lá bị nhiễm bệnh nên được cắt bỏ càng sớm càng tốt. Có thể sử dụng các chế phẩm diệt nấm, khuẩn như Mancozeb, cách 7 10 ngày dùng 1 lần hoặc tăng tần suất khi triệu chứng cây ở dạng nặng. Chú ý đánh thuốc theo đúng liều lượng được ghi trên nhãn.

Lá cây rất dễ nhiễm bệnh Đốm Lá (bacterial leaf spot) gây ra bởi vi khuẩn Xanthomas bacteria. Triệu chứng ban đầu là các lá xanh có các vùng như bị ủng. Khi các vết ủng này lan dần, chúng đổi màu từ nâu đến nâu sẫm với riềm đỏ. Cuối cùng, phần trung tâm của đốm sẽ khô và rụng.

Các chồi nhỏ và cành cũng bị tấn công. Sự lây nhiễm trên thân và cuống lá gây ra hiện tượng mô đen và teo lại. Màng đen hình thành và có thể bao quanh thân cây. Các phần đang phát triển của cây chuyển sang màu đen và màu đen này có thể kéo dài xuống phần gỗ già hơn.

Cây bị nhiễm bệnh có thể không phát triển bình thường và có tán lá màu vàng xanh nhạt. Loại bỏ và tiêu hủy tất cả các mô thực vật bị nhiễm bệnh. nhân chủ yếu là do nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao kết hợp việc tưới quá nhiều nước và thoát nước kém.

V – Lưu ý khi trồng cây thường xuân trong nhà

  • Nên lựa chọn chậu cây hoặc giỏ treo có nhiều lỗ thoát nước, đảm bảo là phải thoát nước tốt nhất.
  • Chỉ nên tưới nước khi bạn kiểm tra thấy bầu đất đã thực sự khô ráo.
  • Thường xuyên cắt tỉa cây khi chúng phát triển dài ra (Lưu ý khi cắt nên đeo găng tay bảo vệ để tránh nhựa cây gây dị ứng)
  • Dây leo thường xuân có thể mọc rất dài và gây hại cho một số đồ vật
  • Không đặt cây dưới ánh sáng trực tiếp
  • Trong lá cây thường xuân có chất gây độc là glycoside hederin, nó gây ra dị ứng, sưng tấy, và nghiêm trọng là tiêu chảy, nôn mửa, khó thở và sốt cao. Vì thế đặt cây xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
  • Cây thường xuân có thể gây viêm da dị ứng nên cần cân nhắc khi chạm vào nhựa cây.

Hỏi đáp về cây thường xuân

Cây thường xuân bị héo là thì phải làm sao?

– Rất có thể cây đang bị khô nên kiểm tra độ ẩm của đất, nếu thấy quá khô thì nên tưới đẫm ngay và kết hợp việc tưới phun sương phần lá để cây mau hồi phục.– Cây cũng có thể bị héo khi đặt tại nền nhiệt độ cao, nắng gắt, đôi khi sẽ còn bị cháy lá. Nên đưa cây vào nơi râm mát ngay.– Ngoài ra, cây bị héo lá là vì thiếu chất dinh dương trong đấy, nên thay giá thể mới hoặc bón phân bổ sung cho cây.

Cây thường xuân giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay cây thường xuân thường bán dưới dạng chậu treo với giá từ 90k đến 160k tùy vào kích cỡ của cây.

MOW Garden Team

Xem thêm:
  • Cây Đuôi Công: Đặc Điểm, Ý Nghĩa & Cách Chăm Sóc Cây Đuôi Công
  • Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Cây Thường Xuân
  • 2 cách nhân giống cây kim tiền đơn giản dễ thực hiện
  • Cây hạnh phúc là cây gì? Hướng dẫn cách chăm sóc cây hạnh phúc trong nhà
  • Hưỡng dẫn cách xử lý sen đá khi mới mua về

Bài viết cùng chủ đề:

  • cay hanh phuc la cay gi

    Cây hạnh phúc là cây gì? Hướng dẫn cách chăm sóc cây hạnh phúc trong nhà

  • đất trồng sen đá

    Hướng dẫn cách trộn đất trồng sen đá đơn giản

  • cách xử lý sen đá mới mua về

    Hưỡng dẫn cách xử lý sen đá khi mới mua về

  • cách trồng sen đá

    Hướng dẫn cách trồng sen đá trong chậu từ A đến Z

  • nhung loai cay trong trong nha dep

    Top 50 Loại Cây Trồng Trong Nhà Đẹp

  • cach cham soc cay ngu gia bi 1

    Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Ngũ Gia Bì

  • cach cham soc cay bach ma hoang tu

    Cách Chăm Sóc Cây Bạch Mã Hoàng Tử

  • cay duoi cong 10 1

    Cây Đuôi Công: Đặc Điểm, Ý Nghĩa & Cách Chăm Sóc Cây Đuôi Công

mowgarden
Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Cây Thường Xuân Cây Bàng Singapore: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc đầy đủ

Để lại một bình luận Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.

DANH MỤC BÀI VIẾT
  • Cảm hứng và ý tưởng (2)
  • Kiến thức và cách chăm sóc (23)
  • MOW Garden 360° (6)
  • Phong Thủy (3)
  • Thông tin về cây (15)
Có thể bạn thích
  • Cây kim tiền nhỏ để bàn chậu sứ ZAMI003 185.000 150.000
  • cây cỏ lan chi để bàn Cây cỏ lan chi để bàn chậu ươm SPID001 30.000 25.000
  • Cây kim tiền để bàn tiểu cảnh ông bà chậu sứ ZAMI027 250.000 220.000
  • Cây trầu bà đế vương đỏ để bàn 'Red Rojo' chậu sứ PHIR008 350.000 320.000
  • Phân rơm ủ hoai hữu cơ 250.000 200.000
Search for:
  • Search for:
  • Login
  • 0
    • Cart

      No products in the cart.

Menu Giỏ Hàng Giỏ Hàng Gọi ngay Gọi ngay

Từ khóa » Cây Thường Xuân Bị Héo