Cách Trồng, Chăm Sóc Và Tạo Dáng Bonsai Cây Si, Cây Sanh • Sài ...

Cây si, cây sanh là hai loại cây đa phần được sử dụng trồng làm cây cảnh bonsai. Hai loài cây này đều dễ trồng, dẻo dai, dễ uốn, cây mau lớn, ít bệnh. Cây sanh và si dễ tính, thích hợp cho người chơi cây nghiệp dư. Để có được những chậu bonsai đẹp và đúng kỹ thuật; nhất thiết phải nắm những kỹ thuật cơ bản về cách trồng, chăm sóc và tạo dáng bonsai cây si, cây sanh.

Cay Si Bonsai2

1/ Giới thiệu cây si và cây sanh bonsai

Phan Biet Cay Si Cay Sanh

Cây si lá dày, màu xanh sậm, có rất nhiều rễ phụ. Người ta thường dùng cây si làm cây bon sai. Là loài cây rất dễ trồng thường giâm bằng cành nhánh; thậm chí giâm bằng cách cắt cành ngâm vào nước.

Chau Cay Si Bonsai

Vì lá si hơi to nên thường làm cây bon sai cỡ trung hoặc cỡ đại; ít làm bonsai để bàn. Cây si thường được trồng trên bể cá, cây bám trên đá rất tốt, đặt biệt là đá san hô. Vì bộ đế nhỏ (gốc không bè ra) nên người ta thường trồng trên đá san hô. Sau một thời gian thì rễ phủ kín, tạo ra bộ đế rất đẹp.

Cay Si Bonsai Cao 70 Cm Trang Tri San Vuon Có lẽ, cây sanh được nhiều người yêu thích và lựa chọn làm cây bon sai hơn cây si vì có lá và quả đẹp. Cây sanh có nhiều loại, nếu trồng làm cây bon sai thì chọn giống lá nhỏ thích hợp hơn.

Cay Sanh Bonsai Cao 70 C M Trang Tri Cafe

2 / Đặc điểm hình thái cấu tạo

Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m có khả năng phân cành cao. Trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu; các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân.

Rễ này thường gọi là rễ khí sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây.

Chau Cay Sanh Bonsai Cao 80 Cm

Lá sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê. Quả khi chín có màu vàng trong có hạt và có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo lối sinh sản hữu tính. Ngoài phương thức sinh sản này thì phương thức nhân giống chủ yếu của sanh là nhân bằng con đường vô tính từ các cành, rễ.

3/ Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:

Cay Sanh Tang Bonsai 1

  • Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm, sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ), hình thành các chồi lá mạnh vào mùa mưa.
  • Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài.
  • Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng, sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.

La Cay Sanh

  • Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây.
  • Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

4/ Cách nhân giống cây sanh

La Cay Sanh

Sanh là loại cây rất có thể nhân giống và có thể nhân theo phương thức hữu tính (từ hạt ) và phương thức vô tính ( từ cành râm, cành triết).

  • Chuẩn bị đất gieo hạt kỹ lưỡng, thoát nước tốt; chọn quả chín đỏ, mềm, lấy hạt gieo ngay.
  • Làm luống rộng chừng 60 cm, cao khoảng 10 cm
  • Gieo: khoảng cách hạt cách hạt 5 cm x 5 cm, gieo xong không cần lấp đất.
  • Giữ ẩm cho luống, nên tưới bằng bình phun nước thông dụng. Tránh nắng nóng hoặc mưa rơi trực tiếp vào luống cây.
  • Khi cây có 4-5 lá thật, có thể đưa cây ra trồng ( ra cây) vào luống chính.
  • Cây ra luống trồng được khoảng 1 năm thì có thể trồng vào chậu, trồng ra vườn và bắt đầu tạo dáng. Sau một năm cây trồng đã có chiều cao trung bình là 45-60cm.
  • Cây trồng từ hạt sẽ có sức sống rất mãnh liệt, có tuổi thọ rất cao, hơn nữa việc tạo dáng uốn sửa bộ rễ được tiến hành từ rất sớm nên mọi người đều thích

5/ Cách nhân giống cây si

Cay Si 005

  • Có thể nhân giống cây si bằng cách chiết cành, giâm hom.
  • Những cây si hai năm tuổi là có thể cắt cành đem giâm được. Chọn nhánh có độ dài khoảng 50-60cm, dùng dao sắc cắt lấy một đoạn ngọn dài khoảng 15-20cm (tính từ đầu ngọn vào), mỗi đoạn nhánh này là một hom.
  • Chất liệu để giâm hom gồm có đất mùn mặt vườn trộn đều với phân chuồng đã ủ hoai mục.
  • Bầu bằng nylon (màu đen) có chiều cao 12cm, chiều ngang 10cm, dưới đáy có đục lỗ để nước có thể thoát ra ngoài. Đoạn hom giâm cứ để nguyên cả lá, sau đó cắm sâu khoảng 3-4cm.
  • Sau khi giâm cành khoảng hai tháng (cao khoảng 25-30cm) là có thể đem trồng vào chậu hoặc trồng ra vườn.

6/ Kỹ thuật trồng

  • Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt; kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu.
  • Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng.
  • Không nên trồng trên đất sét, vì cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất xấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân chuồng làm đất trước khi trồng.
  • Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn; tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng to.

7/ Nghệ thuật tạo tán cho cây cảnh

Chau Cay Si Bonsai

Trong tạo dựng nghệ thuật tạo cho cây cảnh có nhiều tán để trưng bày; thưởng ngoạn là cách làm lâu đời của người Việt và truyền lại cho ngày hôm nay.

Loại hình cây cảnh cổ của nước ta và loại hình cây Bonsai của thế giới đã được cải biến không ngừng; nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật.

Cách tạo tán đột phá cho cây cảnh có cái đẹp và biểu cảm riêng: Tạo tán cổ:

Si Tang

  • Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang.
  • Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm; cho phát triển lá để có hình mâm xôi.
  • Tất cả các bông tán đều phải nằm ngang; đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất.
  • Đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán trên cùng phải tròn đều
  • Tuy nhiên về hình thể kiểu tạo tán cổ đều cho nội dung về sự nề nếp; nét trang nghiêm thích hợp với đình chùa, công sở…
  • Cây tạo tán cổ thường là các loại cây có mủ như Sanh, Si, Gừa, Sộp, Bồ đề; những cây cho hoa như Bông Giấy, Mai Chiếu thủy, Tùng…

Tạo tán cách tân:

Tao Dang Cay Bonsai

Tao dang bonsai

       – Kiểu tán thưa thoáng:

Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày; nên cắt tỉa thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.

Bon Sai 7 Zing

       – Kiểu hình tròn:

Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng, lá nhỏ; ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng ngoạn. Cách này thường  quấn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.

Cay Si Bonsai

       – Kiểu tán đa dạng:

Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5, 7 tán tròn theo tên gọi (Ông bà, Cha mẹ, Con cái- Sinh; Lão; Bệnh; Tử; Sinh-…).

Cay Si Tan Da Dang

Sài Gòn Hoa

4/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Cách Làm Cây Sanh Bám đá