Cách Trồng đu đủ Làm Cảnh Chơi Tết

Trồng đu đủ làm cây kiểng chơi Tết

Cây đu đủ là cây quen thuộc, vài năm trở lại đây các nhà vườn lại trồng đu đủ dạng cây kiểng. Tạo ra sự mới lạ bắt mắt từ cây trồng quen thuộc để tạo sức hút cho cây đu đủ. Điều này mang lại thu nhập khủng cho các nhà vườn. Không ít sự tò mò và quan tâm đến kỹ thuật trồng đu đủ làm cảnh chơi Tết. Qua bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng bạn đọc cách để có được chậu đu đủ được coi là đẹp mắt, đủ hoa, lá và quả để trưng Tết cần tuân thủ một số kỹ thuật cụ thể như sau:

Cây đu cảnh ngày Tết

Cách trồng đu đủ làm cảnh chơi Tết

1. Trồng đu đủ làm cảnh chơi Tết nên trồng vào tháng mấy trong năm?

- Cây đu đủ là cây dễ trồng, không tốn công chăm sóc, có khả năng thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Nếu trồng thông thường có thể trồng quanh năm.

- Để có chậu cây đu đủ cảnh chơi Tết đẹp thì tùy thuộc vào đặc điểm từng giống đu đủ để tính ngược thời gian trồng để cho quả chín vào dịp Tết. Nếu chọn giống đu đủ ngắn ngày như đu đủ Thái Lan, Đài Loan thì đặc điểm của các giống này là cho thu hoạch quả xanh sau 7 tháng trồng và 2 tháng sau mới cho thu hoạch quả chín. Vậy cây đu đủ trưng cảnh ngày Tết có cả hoa, quả xanh, quả chín cần trồng trước thời gian Tết từ 9 – 10 tháng, tức trồng vào tháng 3 – 4 dương lịch hàng năm.

Chọn đu đủ bon sai ngày Tết

2. Chọn giống đu đủ trồng bon sai đẹp

- Nên chọn giống đu đủ lai F1, là loại chuyên trồng làm cảnh. Cây có đặc tính lùn đốt ngắn, sinh trưởng phát triển khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện thời tiết bất thuận tốt, thích hợp với trồng trong chậu. Để cây đu đủ bon sai bắt mắt cây cần ra nhiều hoa, sai quả, chất lượng quả tốt.

- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giống đu đủ có nguồn gốc khác nhau. Nhưng thịnh hành thất với các đặc điểm giống đáp ứng được yêu cầu làm cảnh thì các nhà vườn thường chọn lựa các giống đu đủ có nguồn gốc từ Thái Lan và Đài Loan.

Đu đủ vàng ngày xuân biểu tượng cho sự sung túc

3. Cách chọn chậu và đất trồng đu đủ làm cảnh

- Việc chọn chậu trồng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng phát triển của cây đu đủ sau khi trồng. Để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh nên lựa chọn chậu có đường kính ít nhất bằng 2/3 đường kính tán cây bưởi, chiều sâu chậu từ 50 – 70 cm mới đảm bảo. Chọn chậu được làm từ đất nung hoặc chậu xi măng có độ dày từ 7 cm trở lên để giảm việc trực tiếp tác động của môi trường bên ngoài đến bộ rễ cây bưởi. Đồng thời chậu cần có tính thoát nước tốt đảm bảo độ ẩm đất trồng nhưng không gây ứa đọng nước dễ làm cây chết úng.

- Giá thể trồng cần chọn đất thịt nhẹ, đất phù sa có phối trộn với phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 3 : 1. Đất trồng được ủ xử lý nấm bệnh trước khi đưa vào trồng cây ít nhất 20 – 25 ngày.

Cây đu đủ vàng lùn chuyển trồng bon sai

4. Cách ươn cây giống đu đủ làm cây kiểng

- Để trồng đu đủ trong chậu vừa làm cảnh, vừa làm cảnh, vừa làm cây ăn quả thì nhất thiết phải trồng bằng cây con gieo từ hạt trong bầu.

Cây đu đủ dáng bón sai độc lạ

* Cách ươm cây giống đu đủ từ hạt

- Hạt giống được ngâm trong nước ấm 40oC trong thời gian 5 giờ, sau đó đem hạt ủ trong vải ẩm từ 4 – 5 ngày. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất.

- Cho giá thể ươm vào trong bầu đã định sẵn. Sau đó khéo léo gieo 1 hạt/1 bầu. Sau 10 – 15 ngày hạt sẽ phát triển thành cây con.

- Có thể mua cây giống đã gieo ươm sẵn trong bầu tại các đơn vị cung cấp giống uy tín trên thị trường. Nên chọn lựa nhưng cây to mập, khỏe, sạch bệnh.

- Khi đu đủ trong bầu phát triển đạt từ 4 – 5 lá, cao từ 10 – 15 cm thì đem trồng vào chậu.

Đu đủ bon sai dáng đẹp

5. Cách trồng cây đu đủ vào chậu cảnh

- Thời điểm trồng cây đu đủ từ bầu sang chậu thích hợp vào chiều mát.

- Cho đất vào chậu rồi nhẹ nhàng tháo bầu đen đặt cây giống đu đủ nằm ngam trên mặt đất xuôi theo hướng Đông – Tây. Vun đất quanh bầu. Ấn tay chặt gốc để cố định cây và tiến hành tưới ẩm cho cây.

- Sau trồng dùng que cắm để nâng ngọn cây cho hướng lên phía trên, sao cho thân gốc đu đủ luôn nghiêng một góc 45o so với mặt đất. Cuối cùng dùng rơm rạ phủ gốc để giữ ẩm cho gốc cây.

Xem thêm < Brassinolide 0,15% SP Tăng khả năng quang hợp của cây trồng >

6. Cách chăm sóc cây đu đủ cảnh

* Tưới nước cho cây đu đủ trồng chậu đúng cách

- Trong suốt quá trình trồng cần giữ độ ẩm cho đất trồng đạt từ 70 – 75%. Thông thường với giai đoạn cây con mới trồng tiến hành tưới 1 lần/ngày. Sau trồng 3 – 4 tháng cây sinh trưởng phát triển mạnh tiến hành tưới 2 lần/ngày. Lưu ý những thời điểm nắng nóng, cần cung cấp liên tục nước cho cây đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Hiện nay nhiều nhà vườn đã đang áp dụng hệ thống tưới thông minh, tưới nhỏ giọt từ gốc đu đủ có thể tiết kiệm được lượng nước tưới đến 50% và kiểm soát được lượng nước tưới đến từ chậu. Đây là phương pháp tiết kiệm được công chăm sóc rất hiệu quả.

Cách tưới nước cho cây đu đủ bon sai

* Cách bón phân cho cây đu đủ làm cảnh

- Không sử dụng bất kỳ loại đạm vô cơ nào tưới cho cây. Hoàn toàn sử dụng phân hữu cơ bón cho cây.

- Bón phân cho cây đu đủ trồng chậu nên bón định kỳ thường xuyên. Cứ 7 – 10 ngày tưới nước phân hữu cơ một lần, mỗi lần tưới gốc từ 200 – 300 ml. Khoảng 15 – 17 ngày bón phân hữu cơ khô một lần, liều lượng 200 gram/gốc.

Trồng đu đủ lùn giống Thái Lan làm cây kiểng

* Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây đu đủ

- Cây đu đủ thường bị một số sâu, bệnh hại chính như nhện đỏ, rệp sáp, bệnh khuẩn, xoăn lá virut, … có thể phun phòng trừ bằng các thuốc đặc trị như Danitol 10EC, Applaud, Ortus 5EC, …

- Bệnh do virus gây hại như bệnh khảm lá, xoăn lá chỉ phòng trừ không có thuốc đặc trị. Nếu trường hợp cây nhiễm bệnh thì tiến hành tiêu hủy nhổ bỏ và cách ly đối với các cây khác trong vườn.

Đu đủ vàng lùn trồng bon sai

* Cách uốn cây đu đủ để có cây bon sai đẹp mắt

- Sau 20 – 25 ngày sau trồng có thể tiến hành uốn cây. Dùng dây chuyên dụng mềm buộc tại vị trí 3/4 caay, sao cho cây ngả về hướng đã định, buộc cố định dây chặt vào đất.

- Khoảng 3 tháng cây nghiêm 30 – 40o so với mặt đất. Trong suốt quá trình thực hiện uống cây cần tiến hành chậm, từ từ, tránh gây tổn hại đến cây.

- Với phương pháp này có thể làm cho cây có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc. Phù hợp với việc trồng cây đu đủ trong chậu.

Cách uống cây đu đủ bon sai

* Cách ghép mắt đu đủ làm cảnh

- Đối với cây đu đủ ghép mắt thông thường nhà vườn thường sử dụng các cách ghép mắt phổ biến đó là mắt ghép lấy từ chồi ngọn của cây con; mắt ghép lấy từ đốt thân bên dưới chồi ngọn cây con có chứa từ 2 – 3 mầm lá và mắt nghép từ cây mẹ đã cho quả.

- Sau khi cây cho quả, nên sử dụng chất điều hòa sinh trưởng như GA­3 hay GA3 kết hợp với BA phun lên thân giúp cây phát triển chồi non để khai thác mắt ghép.

- Gốc ghép thường được gieo từ hạt trong bầu hoặc có thể chọn các giống đu đủ thuần của từ địa phương có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe. Khi cây con có đường kính từ 7 – 10 mm là có thể tiến hành ghép.

- Cách ghép mắt như sau: Dùng dao sắc bén cắt ngang thân gốc ghép, chừa lại khoảng 5 – 7 cm, sau đó chre dọc thân gốc ghép khoảng 1,5 – 2 cm. Cắt vát chồi ghép theo ba loại chồi rồi ghép vào thân gốc ghép đã chẻ đôi theo kiểu ghép nêm. Dùng nilong tự hủy cuốn chặt cố định vị trí ghép, đảm bảo không cho nước mưa xâm nhập vào vết ghép. Tiếp tục chăm sóc cây như bình thường. Khi cây có khoảng 5 – 6 lá, cao khoảng 40 – 50 cm, bộ lá đã phát triển ổn định, xanh tốt thì có thể đem trồng trong chậu.

Đu đủ trồng cảnh bán vào dịp Tết

Nguồn: Admin tổng hợp - NO Xem thêm chủ đề: Trồng cây đu đủ làm cây kiểng, trồng đu đủ làm cảnh không khó, trồng đu đủ trưng ngày tết, trồng cây đu đủ làm cảnh chơi tết, cách chăm sóc cây đu đủ làm cảnh, trồng đu đủ làm cảnh vào mùa nào, cách ghép mắt cây đu đủ FLC Sầm Sơn

Từ khóa » đu đủ Chưng Tết