Cách Trồng Đu Đủ Trong Chậu Vừa Làm Cảnh Lại Có Quả ăn - .vn
Có thể bạn quan tâm
Trồng đu đủ trong chậu là cách trồng làm cảnh phù hợp cho những gia đình không có nhiêu diện tích đất trồng, chúng không chỉ đem tới quả ngọt mà còn giúp không gian nhà bạn thêm tươi trẻ.
Đu đủ được gọi là “thần dược” bởi quả của chúng được sử dụng làm thức ăn, nhiều bộ phận trên cây có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh tim, triệu chứng mất ngủ, đau lưng mỏi gối, hay hồi hộp, viêm dạ dày mãn tính…
Trong bài viết này, nội dung mà chúng tôi muốn đem tới cho bạn là cách trồng đu đủ trong chậu đảm bảo đem tới cho gia đình bạn những chậu đu đủ cảnh chất lượng nhất.
Chuẩn bị trước khi trồng đu đủ trong chậu
Trước khi bắt tay vào kỹ thuật trồng đu đủ trong chậu thì bạn cần chuẩn bị những dụng cụ, vật dụng cần thiết để quá trình trồng đu đủ trong chậu được nhanh chóng và thuận tiện hơn nhé.
1. Thời vụ trồng đu đủ trong chậu
Đu đủ có thể ra trái quanh năm, nhưng tùy thuộc vào từng vùng miền mà bạn tiến hành trồng đu đủ trong chậu vào những thời điểm khác nhau. Việc lựa chọn đúng thời gian trồng sẽ giúp bạn nhanh chóng được thu hoạch và chất lượng quả tốt nhất:
– Miền Bắc: nên tiến hành trồng đu đủ trong chậu vào vụ Xuân từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc vụ Thu là thời điểm cuối mùa mưa (Tháng 9 đến tháng 10).
– Miền Trung: vụ Xuân trồng từ Tháng 12 đến tháng 1, vụ Hè Thu trồng đu đủ trong chậu từ tháng 5 tới tháng 6. Khoảng cách giữa các hàng để trồng cây đu đủ trong chậu là 2,0 đến 3,0m. Khoảng cách giữa với cây là 1,8 đến 2,0m tương ứng với từ 1500 đến 2600 cây/ha.
– Miền Nam: trồng đu đủ trong chậu vào thời điểm đầu mùa mưa (từ Tháng 4 đến tháng 5). Đối với những vùng chủ động được trong việc tưới tiêu thì hãy trồng vào thời điểm cuối mùa mưa (Tháng 10 đên tháng 11 ).
2. Chuẩn bị chậu trồng cây đu đủ cảnh
Việc trồng đu đủ trong chậu cần lựa chọn những chậu cây có chất liệu được làm bằng sứ hay những chậu xi măng chuyên dụng dành cho cây cảnh.
Kích thước mỗi chậu tùy thuộc vào cây trồng và phải đủ lớn để cây có thể phát triển, sinh trưởng tốt. Chậu cần phải có lỗ thoát nước, đảm bảo cây được thoát nước tốt.
3. Đất trồng
Đất trồng đu đủ trong chậu có ý nghĩa then chốt quyết định tỷ lệ sống của cây đu đủ. Bạn hãy lựa chọn loại đất phù hợp như hỗn hợp đất thịt ải, xỉ than tỷ lệ 3:1, ủ kỹ trong vòng 12 đến 15 ngày trước khi đưa chúng vào chậu.
Đất thịt ải yêu cầu phải là loại đất mới chưa từng qua gieo trồng bất cứ loại rau màu nào.
Kỹ thuật trồng đu đủ trong chậu
Kỹ thuật trồng đu đủ trong chậu không hề phức tạp, bạn chỉ cần thực hiện theo đúng quy trình dưới đây là hoàn toàn có thể thu được những chậu đu đủ khỏe mạnh rồi.
Đu đủ là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc có thể bắt gặp chúng tại bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, để trồng cây đu đủ trong chậu, vừa làm cảnh, vừa dùng chúng làm cây ăn quả thì cần nắm vững kỹ thuật trồng đu đủ như sau:
Trồng đu đủ trong chậu chắc chắn phải trồng bằng cây con đã gieo ươm trong bầu, bạn có thể mua giống cây đã được gieo ươm trong bầu. Cây giống cần to mập, khỏe, không bị nhiễm sâu bệnh, có từ 4 đến 5 cặp lá, chiều cao dao động từ 10 tới 15cm.
Tiếp theo, bạn hãy đưa chúng về giâm lại trong vườn nhà, vị trí cao ráo, thoáng mát. Hàng ngày thường xuyên tưới nhẹ, nên kết hợp phun cùng một vài loại thuốc bảo vệ thực vật để ngăn chặn nhện đỏ, rệp sáp và bệnh khảm.
Sau khoảng thời gian từ 12 đến 15 ngày sau giâm là bạn có thể đưa cây trồng lên chậu.
Lưu ý, sau khi cây đã ổn định bộ rễ rồi mới đưa chúng lên chậu nhé. Sử dụng hỗn hợp đất, xỉ than đã chuẩn bị trước vào trong chậu và cách miệng một khoảng từ 5 đến 7cm.
Bón lót phân chuồng trộn cùng với một chút phân hóa học tại vị trí dưới đáy chậu. Nhẹ nhàng nhấc bầu cây, sử dụng dao sắc rạch cho tới khi vừa đứt lớp vỏ bao bầu theo một đường từ trên xuống sát đáy bấu, để định hướng sự sinh trưởng rễ cây trong chậu về mai này.
Đặt bầu cây vẫn còn nguyên túi nilon bao ngoài sau đó trồng ngay ngắn cây trong chậu, phủ đất kín toàn bộ bầu cây, nén nhẹ nhàng, chặt tay, hàng ngày tưới nước dưỡng ẩm cho cây.
Trong quá trình phát triển, bộ rễ sẽ bị hạn chế sinh trưởng vì phần túi nilon vẫn còn bao bầu, chủ yếu phát triển tập trung theo chỗ mở của vỏ nilon bao bầu rạch trước đó.
Kỹ thuật chăm sóc cây đu đủ trong chậu
Sau khi hoàn thiện cách trồng đu đủ trong chậu thì việc chăm sóc cho cây là vô cùng cần thiết. Chúng sẽ giúp cây trồng của bạn luôn khỏe mạnh, phát triển tốt và đặc biệt là trái đu đủ có chất lượng tốt hơn rất nhiều.
Sau khi chuyển cây sang trồng đu đủ trong chậu cần tưới ẩm theo tần suất từ 1 đến 2 lần/ngày, sử dụng rơm, rạ để che phủ bề mặt chậu giúp hạn chế bốc tình trạng thoát hơi nước và giữ ẩm cho cây.
Sau khi trồng đu đủ trong chậu được 15 ngày, thực hiện bón lót đợt đầu tiên bằng phân bò, phân hữu cơ, phân dê, phân trùn quế, phân gà… Cứ 15 ngày thì thực hiện bón đợt tiếp theo.
Cách ngăn chặn sâu bệnh cho cây đu đủ trong chậu
Trong suốt quá trình thực hiện cách trồng đu đủ trong chậu thì khó có thể tránh khỏi tình trạng cây bị sâu bệnh xâm nhập. Vì vậy, hãy thường xuyên quan sát và chăm bón kỹ cho cây để khi cây bị nhiễm sâu bệnh thì có phương pháp chặn chặn kịp thời.
Cây đu đủ cảnh thường bị một số loại sâu, bệnh hại xâm nhập vào như rệp sáp, nhện đỏ, xoăn lá do Virus, bệnh khảm.
Có thể ngăn chặn bệnh hiệu quả bằng một trong những loại thuốc bảo vệ thực vật như Ortus 5EC, Danitol 10EC; Nitac 5EC… tiêu diệt nhện đỏ; Suprathion, Supracide, Applaud… tiêu diệt rệp sáp.
Riêng đối với bệnh khảm và xoăn lá gây ra bởi virus hiện nay vẫn chưa có thuốc phòng ngừa đặc hiệu.
Cần áp dụng những biện pháp ngăn chặn tổng hợp như chọn lựa cây giống khỏe, bón vôi bột theo định kỳ, diệt rệp đào, rệp sáp triệt để, tránh gây tổn thương cây trong suốt giai đoạn chăm sóc.
Với những bệnh như: phấn trắng, đốm vàng, thán thư… Phòng trừ bệnh sớm khi bệnh mới xâm nhập vào cây, sử dụng những loại thuốc Topsin, Daconil hay Zineb, Mancozeb để phun lên cây.
Thu hoạch và bảo quản đu đủ trồng trong chậu
Chắc hẳn đây là thời điểm mà bạn mong đợi nhất trong suốt quá trình thực hiện cách trồng đu đủ trong chậu đúng không nào. Tuy nhiên hãy dựa vào đặc điểm phát triển của cây, thời gian kể từ khi trồng mà tiến hành thu hoạch cho đúng thời điểm nhé.
Sau khi trồng đu đủ trong chậu được 7 tháng thì bạn có thể thu quả làm rau xanh, 9 tháng là cho thu quả chín ăn tươi.
Nếu có ý định thu quả để ăn tươi, nên thu khi trên quả hình thành những vết đốm hay sọc vàng nhạt (chín sinh lý), sau khi thu vài ngày là quả sẽ chín toàn bộ, hương vị sẽ ngon nhất.
Nếu thu vào thời điểm sớm hơn (quả chưa chín sinh lý) quả sẽ có vị nhạt, giảm giá trị thương mại trên thị trường.
Với cách trồng đu đủ trong chậu này chậu đu đủ nhà bạn sẽ cho thu hoạch quanh năm và chơi cảnh bất cứ lúc nào.
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những chậu đu đủ khỏe mạnh, chất lượng tốt và tô điểm cho không gian sống nhà bạn nhé. Chúc các bạn thành công!
Từ khóa » Cách Trồng Cây Dủ De
-
Cây Dũ Dẻ | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Vàng ươm, Căng Bóng Chùm Quả Dủ Dẻ Rừng - Dân Việt
-
Cây Dủ Dẻ Là Cây Gì? Công Dụng Và Cách Dùng 2022
-
Săn Cây Dũ Dẻ Bầu Bonsai Và Sâm Tự Nhiên Từ Chuyến đi Xa.
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Dủ Dẻ Sống Khỏe #bonsai_VN
-
Hội Cây Dủ Dẻ Bon Sai Miền Trung | Facebook
-
Trồng Cây Hoa Dẻ Thơm Trong Chậu Làm Cảnh
-
Lạ Mắt Cây Dủ Dẻ Rừng Quả Vàng ươm, Căng Bóng Từng Chùm
-
Cách Trồng đu đủ Cho Nhiều Quả
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây đu đủ - Phân Bón Hà Lan
-
Kỹ Thuật Trồng Đu đủ Cho Trái To Khỏe đẹp ít Sâu Bệnh - .vn
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Dẻ
-
Kỹ Thuật Trồng đu đủ
-
Kỹ Thuật Trồng Cây đu đủ Sai Quả Quanh Năm, ít Sâu Bệnh